Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 6

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 6

  • 30/08/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 301 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học - Phần 6. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

7 Lần thi

Câu 1: Một trong các loại mẫu thường được sử dụng trong DTH là:

A. Mẫu ngẫu nhiên đơn;

B. Mẫu ngẫu nhiên;  

C. Mẫu cố định; 

D. Mẫu thích hợp; 

Câu 2: Khung mẫu cần thiết của mẫu ngẫu nhiên đơn là:

A. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích;

B. Danh sách các đối tượng nghiên cứu; 

C. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích; 

D. Tổng số các cụm của quần thể đích; 

Câu 3: Khung mẫu cần thiết của mẫu hệ thống là:

A. Danh sách các đối tượng nghiên cứu; 

B. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích;

C. Tổng số các cụm của quần thể đích; 

D. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích; 

Câu 4: Khung mẫu cần thiết của mẫu chùm là:

A. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích;  

B. Danh sách các đối tượng nghiên cứu; 

C. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích;

D. Tổng số các cụm của quần thể đích;

Câu 5: Khung mẫu cần thiết của mẫu xác suất tỷ lệ với kích thước là:

A. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích;

B. Tổng số các cụm của quần thể đích; 

C. Tổng số các đối tượng nghiên cứu; 

D. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích;  

Câu 6: Một trong những công cụ cần thiết để thiết kế mẫu ngẫu nhiên đơn là:

A. Danh sách các đối tượng nghiên cứu; 

B. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích;

C. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích;

D. Tổng số các đối tượng nghiên cứu;

Câu 7: Một trong những công cụ cần thiết để thiết kế mẫu xác suất tỷ lệ với kích thước là:

A. Danh sách toàn bộ các cá thể của quần thể đích;

B. Tổng số các cụm của quần thể đích; 

C. Tổng số các đối tượng nghiên cứu;

D. Danh sách toàn bộ các cụm của quần thể đích; 

Câu 9: OMS đã sử dụng mẫu PPS để đánh giá tỷ lệ tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam vì:

A. Loại mẫu này tốn ít thời gian nhất; 

B. Loại mẫu này là đại diện tốt nhất cho quần thể

C. Loại mẫu này dễ áp dụng nhất; 

D. Loại mẫu này là hiệu quả nhất, khi xét  về độ chính xác / giá thành.

Câu 10: Một trong các phương tiện dùng để chọn ngẫu nhiên là:

A. Bảng số ngẫu nhiên;

B. Bảng chữ cái ABC...;

C. Bảng các giá trị (2;

D. Bảng các giá trị t;

Câu 11: Để tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên, thường phải dùng tới bảng số ngẫu nhiên vì:

A. Rẻ tiền; 

B. Dễ thực hiện; 

C. Giảm được sai số mẫu;

D. Giảm được sai số đo lường; 

Câu 13: Để có được ước đoán chính xác nhất về tỷ lệ (trường hợp nhị thức) cần điều tra trong quần thể thì phải dựa vào:

A. Tỷ lệ mắc bệnh ở địa phương; 

B. Một nghiên cứu tương tự;

C. Số liệu thường qui; 

D. Một nghiên cứu ngang;  

Câu 14: Để có được ước đoán chính xác nhất về tỷ lệ (trường hợp siêu bội) cần điều tra trong quần thể thì phải dựa vào:

A. Một nghiên cứu thăm dò;

B. Tỷ lệ mắc bệnh ở địa phương; 

C. Số liệu thường qui; 

D. Một nghiên cứu tương quan;

Câu 15: Mẫu số trong các công thức tính cỡ mẫu luôn là:

A. Mức chính xác mong muốn;

B. Một giá trị được tra trong các bảng tính sẵn; 

C. Độ lệch chuẩn;

D. Khoảng tin cậy;

Câu 16: Một trong các giai đoại cần thiết của qui trình thiết kế mẫu là:

A. Xác định rõ các biến số cần điều tra;

B. Sử dụng bảng số ngẫu nhiên;

C. Xây dựng khung mẫu;

D. Lập bảng tần số dồn; 

Câu 17: Để tính được cỡ mẫu/ ước lượng một số trung bình phải dựa vào:

A. Độ lệch chuẩn của ước lượng định trước;

B. Bảng số ngẫu nhiên

C. Khung mẫu; 

D. Máy tính

Câu 18: Nghiên cứu ngang đồng nghĩa với nghiên cứu:

A. Nghiên cứu tương quan; 

B. Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc;

C. Nghiên cứu hồi cứu;

D. Nghiên cứu theo dõi; 

Câu 19: Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc đồng nghĩa với:

A. Nghiên cứu sinh thái;

B. Nghiên cứu ngang;

C. Nghiên cứu bệnh chứng;

D. Nghiên cứu thuần tập;

Câu 20: Đối tượng trong nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc là:

A. Quần thể; 

B. Cá thể;

C. Bệnh nhân;

D. Người khỏe;

Câu 21: Số cohorte ban đầu của nghiên cứu ngang là:

A. Nhiều hoặc một;

B. Một; 

C. Hai;

D. Nhiều

Câu 22: Số lần khảo sát trên mỗi cohorte trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu ngang là:

A. Một lần;

B. Nhiều lần; 

C. Hai lần; 

D. Một lần hoặc nhiều lần;

Câu 27: So với các nghiên cứu quan sát khác thì Giá thành trong nghiên cứu ngang là:

A. Không có; 

B. Trung bình;

C. Thấp;  

D. Không xác định.

Câu 28: Xuất phát điểm của nghiên cứu thuần tập là:

A. Bệnh nghiên cứu;

B. Yếu tố nghiên cứu;

C. Yếu tố nguy cơ;

D. Nhóm phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ; 

Câu 29: Nhóm chứng trong nghiên cứu thuần tập là:

A. Nhóm không phơi nhiễm với yếu tố  nghiên cứu.

B. Nhóm phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ; 

C. Nhóm không bị bệnh nghiên cứu; 

D. Nhóm phơi nhiễm với yếu tố nghiên cứu; 

Câu 30: Một trong những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu thuần tập là:

A. Nếu yếu tố nghiên cứu thực sự là yếu tố nguy cơ thì các trường hợp bị bệnh sẽ xuất hiện, người nghiên cứu sẽ chờ được họ;

B. Rẻ tiền;

C. Dễ thực hiện;

D. Tốn ít thời gian;

Câu 31: Một trong những nhược điểm của phương pháp nghiên cứu thuần tập là:

A. Khó đo lường hết sai số;

B. Tài liệu, hồ sơ cần thiết không hòan chỉnh;

C. Đối tượng bị quên (phơi nhiễm với các yếu tố khác...);

D. Dễ có sự biến động trong các đối tượng nghiên cứu: bỏ, từ chối, thêm vào;

Câu 32: Nghiên cứu theo dõi đồng nghĩa với nghiên cứu:

A. Ngang; 

B. Nghiên cứu dọc;

C. Nửa dọc;

D. Tương quan;

Câu 33: Đối tượng trong nghiên cứu thuần tập là:

A. Quần thể;

B. Cá thể

C. Bệnh nhân

D. Người khỏe;

Câu 34: Số cohorte ban đầu của nghiên cứu nửa dọc là:

A. Nhiều hoặc một 

B. Một; 

C. Hai;

D. Nhiều

Câu 35: Số lần khảo sát trên mỗi cohorte trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu dọc là:

A. Nhiều lần

B. Hai lần;

C. Một lần hoặc nhiều lần;

D. Nhiều lần hoặc hai lần.

Câu 36: Khi nghiên cứu một nguyên nhân hiếm thì nên sử dụng thiết kế nghiên cứu:

A. Tương quan; 

B. Ngang; 

C. Bệnh chứng;  

D. Thuần tập;

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Dịch tễ học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 7 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Sinh viên