Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 6

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 6

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 106 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 6. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.0 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Những đối tượng nào có thể hỗ trợ, giám sát, chia sẻ các hoạt động chung nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ?

A. Các nhà khoa học, các doanh nhân, nhà báo.

B. Các nhà khoa học, các doanh nhân, thợ mộc, nhà báo, nông dân, công nhân, thợ thủ công…

C. Các nhà khoa học, các doanh nhân, nhà báo, họa sỹ.

D. Các nhà khoa học, các doanh nhân, họa sỹ, cán bộ các ban ngành đoàn thể.

Câu 2: Cộng đồng được lợi gì khi tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ?

A. Cộng đồng có cơ hội được nâng cao hiểu biết về sự phát triển của trẻ, hoạt động của nhà trường; Trực tiếp đóng góp sức của mình để hỗ trợ nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.

B. Cộng đồng có cơ hội được nâng cao hiểu biết về sự phát triển của trẻ, giám sát được các hoạt động của nhà trường.

C. Cộng đồng có cơ hội được nâng cao hiểu biết về sự phát triển của trẻ, hoạt động của nhà trường.

D. Cộng đồng có cơ hội được nâng cao hiểu biết về sự phát triển của trẻ; được xã hội đánh giá cao về vai trò trách nhiệm của cộng đồng trong sự nghiệp giáo dục.

Câu 3: Giáo viên cần cộng đồng tham gia vào hoạt động chăm sóc nào sau đây?

A. Chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ; Hỗ trợ về cách tính kclo cho trẻ.

B. Chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ;Phòng chống trẻ béo phì.

C. Chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ; phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì; Công tác xây dựng môi trường lớp học.

D. Chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ; Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì; Khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe.

Câu 4: Giáo viên cần cộng đồng tham gia vào hoạt động giáo dục nào sau đây?

A. Tham gia tổ chức ngày hội, lễ của nhóm lớp; Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục; Hỗ trợ giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ ở gia đình.

B. Tham gia tổ chức ngày hội, lễ của nhóm lớp; Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục; Phối hợp công tác kiểm tra giám sát công tác giáo dục trẻ tại nhóm lớp.

C. Tham gia tổ chức ngày hội, lễ của nhóm lớp; Tham gia góp ý về kế hoạch hoạt động đối với lớp.

D. Tham gia tổ chức ngày hội, lễ của nhóm lớp; Phối hợp công tác kiểm tra giám sát công tác giáo dục trẻ tại nhóm lớp.

Câu 5: Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên để làm gì?

A. Để tuyên truyền về chăm sóc giáo dục trẻ em cho cha mẹ trẻ và cộng đồng.

B. Để tuyên truyền về nội dung chăm sóc trẻ mầm non.

C. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

D. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền,, phổ biến kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc giáo dục trẻ MN.

Câu 6: Mạng lưới tuyên truyền viên bao gồm những thành phần nào?

A. Cán bộ quản lý mầm non, giáo viên mầm non, cán bộ y tế.

B. Giáo viên mầm non; cán bộ y tế; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;Cán bộ Hội Liên Hiệp Phụ Nữ…

C. Cán bộ quản lý mầm non; Giáo viên mầm non; Cán bộ y tế; Hội chữ thập đỏ.

D. Cán bộ quản lý mầm non; Giáo viên mầm non; Cán bộ y tế; Hội chữ thập đỏ; Hội cựu chiến binh.

Câu 7: Để khuyến hích cộng đồng tham gia vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên cần phải làm gì?

A. Ghi kết quả công việc hỗ trợ của tổ chức, cộng đồng; Ghi danh những người tham gia để báo cáo với nhà trường và chính quyền.

B. Trực tiếp cảm ơn đến từng cá nhân và tập thể.

C. Ghi tên những cá nhân, tập thể hỗ trợ vào sổ vàng của lớp.

D. Đề nghị các cấp khen thưởng những tổ chức, cá nhân đã tham gia vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Câu 8: Hình thức trao đổi nào sau đây được cho là có ưu thế nhất trong việc huy động cộng đồng, cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ?

A. Trao đổi qua thư.

B. Trao đổi qua sổ liên lạc.

C. Trao đổi qua điện thoại.

D. Trao đổi qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu 9: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, tại mục tiêu số 4.2 yêu cầu tập trung vào vấn đề gì?

A. Tập trung vào chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trong tất cả các loại hình giáo dục.

B. Tập trung vào chất lượng giáo dục mầm non, tất cả trẻ em trai và trẻ em gái được tiếp cận với giáo dục phát triển trẻ thơ có chất lượng.

C. Tập trung vào chất lượng giáo dục mầm non, tất cả trẻ em trai và trẻ em gái được tiếp cận với giáo dục.

D. Tập trung vào chất lượng giáo dục mầm non trong các trường mầm non công lập.

Câu 10: Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có ý nghĩ gì?

A. Để thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Chính phủ, các chỉ đạo của Bộ ngành.

B. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

C. Tăng cường các nguồn lực xã hội nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

D. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục. 

Câu 11: Khái niệm tình huống sư phạm trong nhóm lớp mầm non bao gồm:

A. Khái niệm tình huống; Tình huống sư phạm

B. Tình huống giáo dục; Tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non

C. Tình huống sư phạm; Tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non

D. Khái niệm tình huống; Tình huống giáo dục; Tình huống sư phạm; Tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non

Câu 13: Khái niệm: Tình huống sư phạm trong nhóm, lớp học mầm non là tình huống có vần đề nảy sinh trong ........., đó là những tình huống xảy ra tự phát hoặc có chủ đích của chính người giáo viên.

A. giao tiếp giữa giáo viên với đối tượng giáo dục

B. quá trình giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non

C. giao tiếp giữa giáo viên với các chủ thể giáo dục khác

D. và ngoài nhà trường

Câu 14: Khái niệm: Tình huống giáo dục: Tình huống giáo dục là tình huống nảy sinh trong quá trình hoạt động giữa ............., giữa các thành tố của quá trình giáo dục buộc chủ thể hoạt động phải giải quyết kịp thời để đưa ra các hoạt động và các quan hệ đó trở về trạng thái ổn định, phát triển nhằm mục đích của hoạt động giáo dục.

A. phụ huynh với học sinh, phụ huynh với phụ huynh

B. giáo viên với phụ huynh và giáo viên với giáo viên

C. người được giáo dục với người giáo dục, giữa người được giáo dục với nhau

D. người chăm sóc trẻ với đối tượng được giáo dục, giữa người giáo dục với nhau

Câu 15: Các cách phân loại tình huống sư phạm gồm:

A. Dựa vào tình huống có vấn đề; Dựa vào chức năng của quá trình giáo dục và dạy học

B. Dựa vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể giáo dục; Dựa vào khả năng đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp của sinh viên và giáo viên

C. Dựa vào đặc điểm nhận thức và nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng; Dựa vào các yếu tố cấu thành hoạt động sư phạm

D. Tất cả các ý trên

Câu 16: Dựa vào các yếu tố cấu thành hoạt động sư phạm chia thành hai loại tình huống bao gồm:

A. các tình huống nảy sinh trong tổ chức hoạt động và các tình huống nảy sinh trong quá trình chăm sóc trẻ

B. các tình huống nảy sinh ngoài giao tiếp và các tình huống nảy sinh trong giao tiếp

C. các tình huống nảy sinh trong hoạt động lên lớp của giáo viên và các tình huống nảy sinh ngoài hoạt động lên lớp của giáo viên

D. các tình huống nảy sinh trong hoạt động học và hoạt động chơi của trẻ

Câu 17: Phân loại tình huống sư phạm dựa vào điểm nảy sinh và diễn biến gồm có:

A. mâu thuẫn giữa gia đình và nhà trường

B. mâu thuẩn giữa đối tượng được giáo dục với nhau

C. tình huống trong giao tiếp và ngoài giao tiếp

D. tình huống sư phạm trong nhà trường và ngoài nhà trường

Câu 18: Phân loại tình huống sư phạm dựa vào chức năng của quá trình giáo dục và dạy học: tình huống giải quyết các vấn đề.......

A. lí luận và thực tiễn

B. mâu thuẫn trong hoạt động giáo dục

C. mâu thuẫn giữa người học

D. mẫu thuẫn giữa chủ thể giáo dục

Câu 20: Phân loại tình huống sư phạm dựa vào đặc điểm nhận thức và nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng: tình huống đòi hỏi giải quyết các vấn đề ..............

A. thực tiễn xảy ra trong nhóm/ lớp

B. mâu thuẫn nảy sinh

C. lí luận như bình luận, phân tích, chứng minh...

D. mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động sư phạm

Câu 21: Phân loại tình huống sư phạm dựa vào mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể giáo dục: tình huống sư phạm trong các mối quan hệ khác nhau gồm:

A. Giáo viên - tập thể học sinh

B. Giáo viên với cá nhân học sinh; giáo viên với giáo viên

C. Giáo viên với phụ huynh học sinh

D. Tất cả các ý trên

Câu 22: Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp bao gồm:

A. Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa giáo viên với đối tượng giáo dục (học sinh); Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa giáo viên với các chủ thể giáo dục khác

B. Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa giáo viên với phụ huynh; giữa học sinh với học sinh

C. Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa đối tượng giáo dục với học sinh

D. Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa đối tượng giáo dục với người chăm sóc trẻ

Câu 23: Các tình huống nảy sinh ngoài giao tiếp và các tình huống nảy sinh trong giao tiếp trong các tình huống sư phạm trong nhóm/ lớp mầm non bao gồm các tình huống:

A. Các tình huống nảy sinh trong việc tiếp nhận, xử lí các sự kiện trong việc giải quyết các mâu thuẫn của quá trình sư phạm; Các tình huống nảy sinh trong công tác tổ chức của giáo viên

B. Các tình huống nảy sinh trong dự đoán của giáo viên; Các tình huống nảy sinh trong hoạt động thiết kế, sáng tạo của nhà sư phạm; Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa giáo viên với đối tượng giáo dục

C. Các tình huống nảy sinh trong hoạt động tiếp nhận của giáo viên; trong tiếp thu những tư tưởng giáo dục mới, trong phân tích, đánh giá công việc của mình; Các tình huống nảy sinh trong giao tiếp giữa giáo viên với các chủ thể giáo dục khác

D. Tất cả các ý trên

Câu 25: Các mâu thuẫn của quá trình sư phạm gồm:

A. học sinh và học sinh

B. mâu thuẫn giữa kết quả mong đợi với kết quả thực tế của quá trình dạy học và giáo dục học sinh; Mâu thuẫn do sự thiếu cân đối trong phát triển học sinh như giữa nhận thức và hành vi, giữa lời nói và việc làm

C. phụ huynh với phụ huynh

D. giáo viên với các chủ thể giáo dục khác

Câu 26: Các tình huống nảy sinh trong dự đoán của giáo viên như:

A. Dự đoán mục tiêu hoạt động của giáo viên và học sinh; Dự đoán về những thay đổi của môi trường sống và giáo dục, về đường lối, chính sách, cơ chế hoạt động

B. Dự đoán trước các tình huống và diễn biến của chúng

C. Dự đoán các tình huống xảy ra và đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống đó

D. Dự đoán các tình huống xảy ra với trẻ trong các hoạt động 

Câu 27: Các tình huống nảy sinh trong hoạt động thiết kế, sáng tạo của nhà sư phạm như:

A. Xác định nhiệm vụ dạy học, giáo dục và thiết kế sáng tạo của nhà sư phạm như: Xác định nhiệm vụ dạy học, giáo dục và kế hoạch thực thi các nhiệm vụ đó trong mối quan hệ với nhiệm vụ khác

B. Lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục có tính đến tính khoa học, tính vừa sức và sự phát triển của trẻ và các cá nhân cụ thể

C. Nghiên cứu lôgic của quá trình dạy học và giáo dục, nghiên cứu nhằm thiết kế một bài dạy có hiệu quả...

D. Tất cả các ý trên

Câu 28: Các tình huống nảy sinh trong công tác tổ chức của giáo viên:

A. Không có sự tương xứng thích hợp giữa các biện pháp tổ chức với mức độ phát triển của tập thể lớp và các cá nhân trẻ cụ thể; Không có sự thích hợp giữa các hình thức tổ chức giáo dục với những mối quan tâm, sở thích mới của trẻ

B. Có sự tương xứng thích hợp giữa các biện pháp tổ chức với mức độ phát triển của tập thể lớp và các cá nhân trẻ cụ thể

C.  tổ chức với mức độ phát triển của tập thể lớp và các cá nhân trẻ cụ thể; Không có sự thích hợp giữa các hình thức tổ chức giáo dục với những mối quan tâm, sở thích mới của trẻ Có sự tương xứng thích hợp giữa các biện pháp tổ chức với mức độ phát triển của tập thể lớp và các cá nhân trẻ cụ thể Có sự thích hợp giữa các hình thức tổ chức giáo dục với những mối quan tâm, sở thích mới của trẻ

D. Không có sự tương xứng thích hợp giữa các hình thức tổ chức với mức độ nhận thức của tập thể lớp và các cá nhân trẻ cụ thể

Câu 30: Các tình huống nảy sinh trong hoạt động tiếp nhận của giáo viên; trong tiếp thu những tư tưởng giáo dục mới, phân tích, đánh giá công việc của mình, cụ thể:

A. Cố gắng thâm nhập thực tế, tiếp cận thông tin hiện đại nhằm tiếp thu tư tưởng sư phạm hay phương pháp, thình thức dạy học, giáo dục mới

B. So sánh, đối chiếu kinh nghiệm riêng của cá nhân với kinh nghiệm của tập thể, của cá nhân tiên tiến khác

C. So sánh, đối chiếu, chấp nhận hay không chấp nhận kết quả phân tích, đánh giá công việc của mình và kết quả phân tích, đánh giá của tập thể và các cá nhân khác về công việc của bản thân

D. Tất cả các ý trên

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án

Chủ đề: Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm