Trắc nghiệm môn quản trị ngoại thương - Phần 1

Trắc nghiệm môn quản trị ngoại thương - Phần 1

  • 18/11/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 203 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm môn quản trị ngoại thương - Phần 1. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm quan hệ đối ngoại. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.9 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/12/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Thời hạn giao hàng: (Shipment/Delivery): là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng trong buôn bán quốc tế:

A. Thời hạn giao hàng có định kỳ, thời hạn giao hàng không định kỳ, thời hạn giao hàng ngay.

B. Thời hạn giao hàng ngay, thời hạn giao hàng bằng một khoảng thời gian, hoặc 1 ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng.

C. Giao nhanh, giao ngay lập tức, giao càng sớm càng tốt

D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Thời hạn giao hàng có định kỳ xác định thời hạn giao hàng:

A. Hoặc vào 1 ngày cố định.

B. Hoặc 1 ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng .

C. Hoặc bằng một khỏang thời gian, hoặc bằng một khoảng thời gian nhất

D. Tất cả đều đúng.

Câu 4: Địa điểm giao hàng:

A. Quy định rõ cảng (ga) giao hàng , cảng (ga) đến và cảng (ga) thông qua

B. Quy định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga)

C. Đối với hàng bách hóa thường quy định nhiều địa điểm gửi hàng hoặc nhiều địa điểm hàng đến

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Quy định về việc giao nhận:

A. Giao nhận sơ bộ.

B. Giao nhận cuối cùng

C. Cả 2 đều đúng

D. Cả 2 đều sai.

Câu 7: Trả trước:

A. Người nhập khẩu trả tiền trước cho người xuất khẩu x ngày kể từ sau ngày kí hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực. Mục đích của loại trả trước này là cấp tín dụng xuất khẩu .

B. Người nhập khẩu trả tiền trước cho người xuất khẩu x ngày trước ngày giao hàng với mục đích đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng nhập khẩu (Performance bond )

C. Cả 2 đều đúng.

D. Cả 2 đều sai.

Câu 9: Trả ngay. Trong các câu sau, câu nào đúng nhất:

A. Người nhập khẩu trả tiền trong thời gian hợp lý cho phép người mua xem xét chứng từ giao hàng của người xuất khẩu.

B. Người nhập khẩu trả tiền ngay cho người xuất khẩu ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng qui định.

C. Người nhập khẩu trả tiền ngay sau khi chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu xuất trình tại điểm xuất trình chỉ định.

D. Người nhập khẩu trả tiền ngay sau khi chứng từ được xuất trình 5, 7 ngày.

Câu 10: Trả ngay:

A. Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu ngay khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng qui định

B. Người nhập khẩu trả tiền ngay cho người xuất khẩu ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng qui định

C. Người nhập khẩu trả tiền ngay sau khi chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu xuất trình tại điểm xuất trình chỉ định trong thời gian hợp lý.

D. Người nhập khẩu trả tiền sau khi chứng từ được xuất trình 5, 7 ngày

Câu 11: Phương pháp qui định số lượng hàng hóa:

A. Phương pháp qui định phỏng chừng

B. Phương pháp qui định dứt khoát số lượng

C. Cả 2 đều đúng.

D. Cả 2 đều sai.

Câu 12: Phương pháp qui định số lượng hàng hóa phỏng chừng áp dụng khi:

A. Hàng hóa có khối lượng lớn, khó đếm được

B. Hàng hóa có khối lượng lớn, đếm được

C. Hàng hóa có tiêu chuẩn rõ ràng

D. Cả 3 đều sai.

Câu 13: Phương pháp qui định số lượng hàng hóa dứt khóat áp dụng khi:

A. Hàng hóa có khối lượng lớn, khó đếm được

B. Hàng hóa có khối lượng lớn, đếm được

C. Hàng hóa có tiêu chuẩn rõ ràng

D. Cả 3 đều sai

Câu 14: Phương pháp qui định trọng lượng tịnh áp dụng khi:

A. Hàng hóa có khối lượng lớn, khó đếm được

B. Hàng hóa có khối lượng lớn, đếm được

C. Hàng hóa có tiêu chuẩn rõ ràng

D. Cả 3 đều sai.

Câu 15: Phương pháp qui định trọng lượng cả bì áp dụng khi:

A. Hàng hóa có khối lượng lớn, khó đếm được

B. Hàng hóa có khối lượng lớn, đếm được

C. Hàng hóa có tiêu chuẩn rõ ràng

D. Cả 3 đều sai.

Câu 16: Phương pháp xác định giá cả bao bì:

A. Được tính như giá hàng.

B. Được tính vào giá hàng (Packing charges included).

C. Bao bì được tính riêng: Tính theo lượng chi thực tế hoặc tính theo phần trăm so với giá hàng

D. Tất cả đều đúng.

Câu 18: Người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu x ngày sau ngày giao hàng:

A. Đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

B. Người mua cấp tín dụng

C. Người bán cấp tín dụng

D. Cả 3 đều đúng.

Câu 19: Trả sau:

A. Là việc người bán cung cấp tín dụng cho người mua.

B. Là việc người mua cung cấp tín dụng cho người bán.

C. Người nhập khẩu trả tiền sau cho người xuất khẩu x ngày sau ngày giao hàng với mục đích đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng nhập khẩu

D. Cả 3 đều đúng.

Câu 21: Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào nhãn hiệu hàng h

A. Những kí hiệu, hình vẽ, chữ… để phân biệt hàng hoá của cơ sở sản xuất này với cơ sở sản xuất khác

B. Chỉ tiêu phản ánh độ chắc của hàng

C. Những hướng dẫn vận hành & lắp ráp…

D. Cả 3 đều sai.

Câu 22: Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào tài liệu kĩ thuật:

A. Bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành & lắp ráp…

B. Những kí hiệu, hình vẽ, chữ… để phân biệt hàng hoá của cơ sở sản xuất này với cơ sở sản xuất khác.

C. Chỉ tiêu phản ánh độ chắc của hàng.

D. Cả 3 đều sai.

Câu 23: Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào xem hàng trước ( còn gọi là đã xem và đồng ý – Inspected and approved) :

A. Người bán giao sản phẩm, không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản phẩm.

B. Theo phương pháp này thì HĐ đã được kí nhưng phải có người mua xem hàng & đồng ý thì HĐ mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem hàng trong thời gia qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.

C. Áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được ( hình dạng, màu sắc, kích cỡ, công dụng…của sản phẩm).

D. Cả 3 đều sai.

Câu 24: Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào hiện trạng của hàng hoá :

A. Người bán giao sản phẩm, không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản phẩm. Đặc điểm của phương pháp này là gía bán không cao.

B. Theo phương pháp này thì HĐ đã được kí nhưng phải có người mua xem hàng & đồng ý thì HĐ mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem hàng trong thời gia qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.

C. Áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được ( hình dạng, màu sắc, kích cỡ, công dụng…của sản phẩm).

D. Cả 3 đều sai.

Câu 25: Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào sự mô tả :

A. Người bán giao sản phẩm, không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản phẩm. Đặc điểm của phương pháp này là gía bán không cao

B. Theo phương pháp này thì HĐ đã được kí nhưng phải có người mua xem hàng & đồng ý thì HĐ mới có hiệu lực. Nếu người mua không đến xem hàng trong thời gia qui định thì quá thời gian đó coi như đồng ý.

C. Áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được ( hình dạng, màu sắc, kích cỡ, công dụng…của sản phẩm).

D. Cả 3 đều sai.

Câu 26: Khiếu nại (Claim):

A. Là các đề nghị, do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng, chất lượng giao hàng hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng.

B. Là một đề nghị, do các bên đưa ra do số lượng, chất lượng giao hàng hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng.

C. Là các đề nghị, do một bên nhận được đối với bên kia do số lượng, chất lượng giao hàng hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 27: Bất khả kháng: (Force Majeure/ Acts of God)_Hành vi thượng đế: Sự kiện xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được, mà …

A. Không ai bị coi là chịu trách nhiệm.

B. Các bên bị coi là chịu trách nhiệm

C. Một bên bị coi là chịu trách nhiệm.

D. Tất cả đều sai.

Câu 28: Các trường hợp phạt:

A. Chậm giao hàng

B. Giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng.

C. Chậm thanh toán

D. Tất cả đều đúng

Câu 29: Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty):

A. Điều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay một phần) do nguyên nhân chủ quan gây ra.

B. Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu: Làm cho đối phương nhụt ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp đồng. Xác định số tiền phả trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra mà không phải yêu cầu tòa xét xử.

C. Cả 2 đều đúng

D. Cả 2 đều sai.

Câu 30: Bảo hành:

A. Thời gian bảo hành: cần phải qui định hết sức rõ ràng.

B. Nội dung bảo hành: có nghĩa là người bán hàng cam kết: trong thời gian bảo hàng hàng hóa sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với quy định của hợp đồng, với điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng.

C. Nếu trong giai đoạn đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hóa, thì người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 31: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

A. Về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó qui định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên: bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ liên quan, bên mua phải thanh toán và nhận hàng.

B. Sự thỏa thuận đạt được giữa hai bên hay nhiều bên đương sự nhằm mục đích tạo ra, thay đổi hoặc triệt tiêu quan hệ giữa các bên.

C. Thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu..về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa…..và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình

D. . Sự thỏa thuận giữa các chủ thề nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt các quan hệ trao đổi hàng hóa.

Câu 32: Hợp đồng tạm nhập tái xuất là:

A. Hợp đồng mua hàng của nước ngoài rồi để đưa hàng đó vào nước mình nhằm phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu dùng trong nước.

B. Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mà trước kia đã nhập từ nước ngoài, không qua tái chế biến hay sản xuất gì ở trong nước mình.

C. Hợp đồng mua hàng của nước ngoài rồi xuất khẩu hàng hóa đó.

D. Tất cả đều sai.

Câu 33: Hợp đồng chuyển khẩu là:

A. Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mà trước kia đã nhập từ nước ngoài, không qua tái chế biến hay sản xuất gì ở trong nước mình

B. Hợp đồng mua hàng hóa từ một nước để bán sang một nước khác mà không làm thủ tục nhập vào và thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước (người mua) chuyển khẩu.

C. Hợp đồng mua hàng của nước ngoài rồi để bán sang một nước khác nhằm phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu dùng trong nước.

D. Hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất mà trước kia để bán cho nước thứ ba, chưa qua chế biến gì ở nước ngoài.

Câu 37: Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào mẫu hàng, cách tiến hành:

A. Người bán giao mẫu cho nguời mua để kiểm tra, nếu người mua đồng ý thì người bán lập 3 mẫu : 1 giao cho người mua, 1 cho trung gian & 1 người bán giữ để đối chiếu & giải quyết tranh chấp (nếu có ) sau này.

B. Hoặc mẫu do người mua đưa cho người bán, trên cơ sở đó người bán sản xuất 1 mẫu đối & ký hợp đồng sẽ dựa trên mẫu đối đó.

C. Cả 2 đều đúng

D. Cả 2 đều sai

Câu 38: Phương pháp xác định phẩm chất của hàng hoá dựa vào mẫu hàng, yêu cầu :

A. Mẫu đươc rút ra từ chính lô hàng.

B. Mẫu phải có phẩm chất trung bình.

C. Mẫu đươc rút ra ngẫu nhiên từ chính lô hàng.

D. Cả a và b.

Câu 39: Trọng tài (Arbitration). Cần quy định các nội dung sau:

A. Phân định chi phí trọng tài.

B. Ai là người đứng ra phân xử. Luật áp dụng vào việc xét xử

C. Địa điểm tiến hành trọng tài. Cam kết chấp hành giải quyết

D. Tất cả đều đúng.

Câu 40: Khiếu nại được đưa ra dưới dạng văn bản gồm:

A. Tên hàng

B. Số lượng và xuất xứ hàng hóa.

C. Cơ sở để khiếu nại kèm theo chỉ dẫn chính về những thiếu sót mà đơn khiếu nại được phát ra, các yêu cầu về điều chỉnh khiếu nại.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 43: Trên cơ sở đó khi lưu cước hãng tàu lập S/O (Shipping order) và lên … làm căn cứ để cảng xếp thứ tự gửi hàng, để tính các chi phí có liên quan…

A. Bảng kê hàng chuyên chở (cargo list).

B. Sơ đồ xếp hàng trên tàu (cargo plan or stowage plan).

C. Cả 2 đều đúng.

D. Cả 2 đều sai.

Câu 47: Sau khi hàng đã xếp lên tàu xong, cảng và tàu lập … cho người gửi hàng.

A. Tally sheet.

B. Biên bản tổng kết giao nhận hàng.

C. Hồ sơ hàng đã xếp lên tàu.

D. Cả b và c đều đúng.

Câu 48: Sau khi nhận hàng, thuyền phó cấp cho chủ hàng .. xác nhận hàng đã nhận xong. Trong đó xác nhận số kiện, ký mã hiệu, tình trạng hàng đã bốc lên tàu, cảng đến…

A. . Biên bản tổng kết giao nhận hàng.

B. Hồ sơ hàng đã xếp lên tàu.

C. Biên lai thuyền phó (Master’s receipt).

D. Cả 3 đều sai.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm môn quản trị ngoại thương - Phần 1
Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Người đi làm