Trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh - Phần 1

Trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh - Phần 1

  • 18/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 443 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh - Phần 1. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm bảo hiểm. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/12/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

14 Lần thi

Câu 1: Loại nào dưới đây không thuộc chế độ bảo hiểm bắt buộc ở Việt Nam?

A. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới

B. Bảo hiểm trách nhiệm của hãng hàng không dân dụng đối với hành khách đi trên máy bay

C. Bảo hiểm cháy nổ

D. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Câu 2: Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm đảm bảo cho:

A. Tính mạng người được bảo hiểm

B. Tính mạng, thân thể, tài sản của người được bảo hiểm

C. Tính mạng, sức khỏe, trách nhiệm dân sự phát sinh của người được bảo hiểm

D. Sức khỏe, thân thể, tính mạng của người được bảo hiểm

Câu 4: Điểm ưu việt của bảo hiểm nhân thọ so với tiết kiệm là:

A. Lãi suất cao

B. Chất lượng dịch vụ

C. Không chỉ cung cấp dịch vụ tiết kiệm mà còn cung cấp dịch vụ “bảo vệ” cho người được bảo hiểm

D. Kết hợp dịch vụ cho vay theo hợp đồng

Câu 5: Bảo hiểm trùng là:

A. Hai đối tượng bảo hiểm khác nhau được bảo hiểm bởi cùng một người bảo hiểm

B. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm gấp đôi giá trị bảo hiểm

C. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm

D. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm

Câu 6: Bảo hiểm trên giá là:

A. Hai đối tượng bảo hiểm khác nhau được bảo hiểm bởi cùng một người bảo hiểm

B. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm

C. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm

D. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm

Câu 7: Đồng bảo hiểm là:

A. Hai đối tượng bảo hiểm khác nhau được bảo hiểm bởi cùng một người bảo hiểm

B. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm

C. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm, và có tổng số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm

D. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn một người bảo hiểm, cùng điều kiện bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm

Câu 8: Doanh nghiệp bảo hiểm khi lựa chọn danh mục đầu tư phải đảm bảo các nguyên tắc theo thứ tự ưu tiên trước sau:

A. An toàn, độ lỏng của khoản đầu tư, sinh lợi

B. An toàn, sinh lợi, độ lỏng của khoản đầu tư

C. Sinh lợi, độ lỏng của khoản đầu tư, an toàn

D. Sinh lợi, an toàn, độ lỏng của khoản đầu tư

Câu 9: Theo Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm (2000), người có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với một tài sản nào đó khi:

A. Chỉ khi người đó là chủ sở hữu của tài sản đó

B. Khi người đó được chủ sở hữu tài sản đó ủy quyền ký hợp đồng bảo hiểm

C. Khi người đó là giám đốc điều hành doanh nghiệp hoặc tổ chức mà doanh nghiệp, tổ chức đó là chủ thể sở hữu tài sản

D. Là cá nhân hoặc pháp nhân có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản đối với tài sản đó (khoản 9 điều 3 LKDBH)

Câu 10: Điều gì khiến bảo hiểm xã hội được coi là hoạt động dựa trên một “nhóm mở”?

A. Vì bảo hiểm xã hội là một chế định pháp lý bắt buộc

B. Vì cách thu phí bảo hiểm xã hội

C. Vì bảo hiểm xã hội tạo cơ chế phân phối lại thu nhập giữa các thế hệ lao động giữa các thời kỳ khác nhau của nền kinh tế

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 11: “Nguyên nhân ngẫu nhiên” được sử dụng trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại nhằm:

A. Chỉ một biến cố khách quan có nguồn gốc tự nhiên

B. Chỉ một biến cố chủ quan, tức diễn ra dưới sự tác động của con người, nhưng hành động chủ quan đó không nhằm mục đích gây tổn thất

C. Chỉ một trong những điều kiện mà rủi ro có thể bảo hiểm

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 12: Để có thể được bảo hiểm, rủi ro phải có một số đặc điểm nhất định. Một trong những đặc điểm đó là:

A. Rủi ro phải có tính bất ngờ

B. Số tiền bồi thường tổn thất do rủi ro đó lớn hơn số tiền tổn thất thực tế

C. Công ty bảo hiểm phải có thể tiên đoán mọi tổn thất người yêu cầu bảo hiểm rủi ro đó sẽ gánh chịu

D. Gây hậu quả tài chính cho cả công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm mới được bảo hiểm

Câu 13: Hoạt động bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc “Trung thực tuyệt đối”. Sự trung thực là yêu cầu đặt ra đối với

A. Doanh nghiệp bảo hiểm

B. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm

C. Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm

D. Doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm

Câu 14: Công ty bảo hiểm dựa vào quy luật số đông khi dự đoán tổn thất được bảo hiểm sẽ xảy ra đối với một nhóm người được bảo hiểm trong khoảng thời gian nhất định. Theo quy luật số đông, thông thường, càng quan sát một sự kiện nào đó nhiều lần:

A. Càng ít khả năng sự kiện đó trở thành thảm họa đối với công ty

B. Càng nhiều khả năng sự kiện đó trở thành thảm họa đối với công ty

C. Càng ít khả năng kết quả quan sát được sẽ gắn với xác suất dự kiến xảy ra sự kiện đó

D. Càng nhiều khả năng kết quả quan sát được sẽ gắn với xác suất dự kiến xảy ra sự kiện đó

Câu 15: Hoạt động bảo hiểm nói chung hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản:

A. Trung thực tối đa

B. Số đông

C. Quyền lợi có thể bảo hiểm

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 16: Nguyên tắc khoán được áp dụng cho

A. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

B. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

C. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm con người

D. Chỉ có hợp đồng nhân thọ

Câu 17: Một hợp đồng bảo hiểm áp dụng nguyên tắc khoán có nghĩa là trong mọi trường hợp, số tiền chi trả cho doanh nghiệp

A. Không vượt giá trị tổn thất thực tế của đối tượng được bảo hiểm

B. Không vượt giá trị thực tế của đối tượng được bảo hiểm

C. Không vượt quá số tiền bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng

D. Không vượt quá giá trị tổn thất thực tế của đối tượng được bảo hiểm và trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng

Câu 18: Nguyên tắc bồi thường được áp dụng cho:

A. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ

B. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

C. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

D. Chỉ có hợp đồng bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự

Câu 19: Một hợp đồng bảo hiểm áp dụng nguyên tắc bồi thường có nghĩa là trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm

A. Không vượt giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm

B. Không vượt giá trị tổn thất thực tế của tài sản được bảo hiểm

C. Không vượt quá số tiền bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng

D. Không vượt quá giá trị tổn thất thực tế của tài sản được bảo hiểm và trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng

Câu 20: Câu nào dưới đây là sai khi nói về mục đích của chế độ bảo hiểm bắt buộc trong bảo hiểm thương mại:

A. Bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm

B. Bảo vệ lợi ích của nạn nhân trong các vụ tai nạn

C. Bảo vệ lợi ích của toàn bộ kinh tế xã hội

D. Cả 3 câu trên đều là câu trả lời sai

Câu 21: Hoạt động của bảo hiểm thương mại đã tạo ra sự:

A. Tạo ra cơ chế hoán chuyển rủi ro và giảm thiểu rủi ro

B. An toàn cho các tài sản của nền kinh tế - xã hội

C. Tạo ra cơ chế hoán chuyển rủi ro giữa các chủ thể kinh tế - xã hội với nhà bảo hiểm

Câu 22: Câu nào dưới đây là không đúng?

A. Bảo hiểm giống như là một hình thức cá cược. Phí bảo hiểm giống như tiền đặt cược vì nó nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền bồi thường (tương tự là khoản trưởng trúng cược)

B. Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít

C. Bảo hiểm là một phương cách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được

D. Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm.

Câu 23: “Bảo hiểm” dùng để chỉ:

A. Việc hình thành một quỹ tiền tệ bảo hiểm

B. Một hoạt động mà ở đó có sự hoán chuyển rủi ro

C. Một hoạt động nhằm kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ và độc lập, chịu cùng một rủi ro thành một nhóm tương

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 26: Với vai trò và chức năng của mình, bảo hiểm có tác động tích cực là tích tụ vốn đảm bảo

A. Tái sản xuất giản đơn

B. Tái sản xuất mở rộng

C. Cả hai câu trên đều sai

D. Cả hai câu trên đều đúng

Câu 27: Với vai trò và chức năng của mình, bảo hiểm có tác động tích cực là thúc đẩy ý thức đề phòng hạn chế rủi ro cho

A. Bên mua bảo hiểm

B. Người được bảo hiểm

C. Các thành viên trong cộng đồng bảo hiểm

D. Mọi thành viên trong xã hội

Câu 28: Điều gì làm cho bảo hiểm thương mại ưu việt hơn trong xử lý rủi ro, tổn thất so với cứu trợ xã hội

A. Chủ động xử lý rủi ro trước khi có tổn thất phát sinh

B. Tạo tâm lý “quyền được hưởng trên hợp đồng” cho bên mua bảo hiểm, tráng tâm lý hàm ơn

C. Cả 2 câu (a), (b) đều sai

D. Cả 2 câu (a), (b) đều đúng

Câu 29: Bảo hiểm là phương thức xử lý rủi ro ưu việt nhất vì:

A. Bảo hiểm làm giảm thiểu rủi ro của toàn bộ nền kinh tế - xã hội

B. Bảo hiểm sẽ bồi thường cho các chủ thế trong nền kinh tế - xã hội khi có tổn thất xảy ra

C. Bảo hiểm tạo ra một kênh huy động vốn có hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế

Câu 30: Điểm ưu việt của bảo hiểm so với tiết kiệm là:

A. Tính kịp thời trong mục đích bảo vệ

B. Tỷ suất sinh lợi cao

C. Chất lượng dịch vụ

D. Giá trị gia tăng do các dịch vụ bổ sung

Câu 32: Lý do của việc “chấp nhận gánh chịu rủi ro” là:

A. Không còn cách nào khác tốt hơn và cũng không thể né tránh

B. Do chưa nhận biết rủi ro

C. Chấp nhận một rủi ro

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 33: Thuật ngữ “nguy cơ” dùng để chỉ:

A. Một điều kiện phối hợp tác động làm gia tăng khả năng phát động rủi ro gây ra tổn thất

B. Là nguyên nhân của tổn thất

C. Là tập hợp những rủi ro cùng loại hoặc tác động lên cùng đối tượng

D. Là cách gọi khác của hiểm họa

Câu 35: Nguy cơ là:

A. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất

B. Một biến cố xấu chắc chắn xảy ra

C. Yếu tố tác động phối hợp làm gia tăng khả năng tổn thất

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 37: Đối với một công ty bảo hiểm, việc bên mua bảo hiểm có hành động trục lợi, hành động đó gọi là:

A. Một nguy cơ đạo đức

B. Một rủi ro đạo đức

C. Một hiểm họa đạo đức

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 38: Cá nhân và tổ chức kinh doanh đều phải đối mặt với 2 loại rủi ro. Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ. Theo định nghĩa, rủi ro thuần túy là rủi ro có hậu quả:

A. Chỉ liên quan đến khả năng hiểm họa

B. Chỉ liên quan đến khả năng tổn thất

C. Liên quan đến cả khả năng tổn thất và khả năng hiểm họa

D. Không có câu nào đúng

Câu 39: “Nguyên nhân ngẫu nhiên” được sử dụng trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại nhằm

A. Chỉ một biến cố khách quan và nguồn gốc tự nhiên

B. Chỉ một biến cố chủ quan, được diễn ra dưới tác động của con người, nhưng hành động của người đó không nhằm mục đích gây ra tổn thất

C. Chỉ một trong những điều kiện mà rủi ro có thể bảo hiểm

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm bảo hiểm trong kinh doanh - Phần 1
Thông tin thêm
  • 14 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Người đi làm