Ôn tập trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng có đáp án - Phần 15

Ôn tập trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng có đáp án - Phần 15

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 208 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Ôn tập trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng có đáp án - Phần 15. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Tài chính ngân hàng. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Các NH quốc tế phân nợ thành những loại nào?

A. Đủ tiêu chuẩn, dưới tiêu chuẩn, nợ khó đòi

B. Đủ tiêu chuẩn, bị mất, dưới tiêu chuẩn, nợ quá hạn, nợ khó đòi không thể thu hồi

C. Dưới tiêu chuẩn, nợ quá hạn và bị mất

D. Đủ tiêu chuẩn, dưới tiêu chuẩn, đang xem xét coi như bị mất, bị mất

Câu 2: Khả năng quản lý của NH được thanh tra, giám sát thể hiện những nội dung nào?

A. Quản lý nguồn nhân lực cấu trúc tài sản có, tốc độ tăng trưởng, rủi ro hoạt động

B. Tình trạng vi phạm các quy định, pháp luật, kết quả hoạt động quản lý xếp loại quản lý của TCTD

C. Gồm B, quản lý nguồn nhân lực, cấu trúc tài sản có, tốc độ tăng trưởng, rủi ro hoạt động

D. Gồm A và xếp loại quản lý TCTD

Câu 3: Giám sát khả năng sinh lời gồm mấy chỉ tiêu?

A. 7 chỉ tiêu

B. 8 chỉ tiêu

C. 9 chỉ tiêu

D. 10 chỉ tiêu

Câu 4: Thế nào là thanh tra tại chỗ?

A. Là phương thức thanh tra gián tiếp tại tổ chức tín dụng

B. Là phương thức thanh tra trực tiếp tại các TCTD về các nội dung cần thanh tra

C. Là phương thức giám sát qua báo cáo, thông tin cho các TCTD cung cấp qua đường truyền

D. Gồm C, phương thức thanh tra gián tiếp tại tổ chức tín dụng

Câu 5: Nội dung chủ yếu của thanh tra tại chỗ là gì?

A. Thanh tra về tổ chức, thanh tra bộ phận kế toán, phân tích tài sản, chất lượng tài sản có, điều hành vốn và tài sản nợ, kết quả tài chính, tuân thủ pháp luật, quản trị

B. Thanh tra tổ chức, chất lượng tài sản có, tài sản nợ

C. Kết quả tài chính, tuân thủ pháp luật

D. Gồm B, kết quả tài chính, sự tuân thủ pháp luật

Câu 6: Thanh tra tại chỗ được thực hiện qua những bước nào?

A. Chuẩn bị, thực hiện thanh tra, kết thúc

B. Đảm báo đối với kết quả thanh tra, xử lý

C. Chuẩn bị thực hiện thanh tra, kết thúc thanh tra, đảm bảo đối với kết quả thanh tra, xử lý

D. Chuẩn bị, thực hiện thanh tra, xử lý kết quả thanh tra

Câu 7: Thế nào là kiểm soát nội bộ?

A. Là việc kiểm tra mang tính thường xuyên hệ thống, toàn bộ quy trình hoạt động của 1 tổ chức nhằm đảm bảo mọi hoạt động của tổ chức đúng pháp luật, đồng bộ

B. Là việc kiểm tra bất thường, cục bộ trong hoạt động của tổ chức

C. Là việc kiểm tra định kỳ các NHTM

D. Là việc kiểm tra thường xuyên TCTD

Câu 8: Nội dung kiểm soát nội bộ của NHTW gồm những gì?

A. Kiểm soát hoạt động kế toán, kiểm soát việc chi tiêu tài chính và mua sắm tài sản

B. Gồm A, kiểm soát việc chi tiêu tài chính và mua sắm tài sản

C. Kiểm soát hoạt động kế toán, kiểm soát hoạt động kho quỹ

D. Kiểm soát soát hoạt động kế toán, kiểm soát việc chi tiêu tài chính và mua sắm tài sản, kiểm soát hoạt động kho quỹ tại các đơn vị trực thuộc NHTW

Câu 9: Mục đích kiểm soát nội bộ của NHTW là gì?

A. Bảo đảm mọi chủ trương chính sách của nhà nước, cơ chế nghiệp vụ của NHTW, được triển khai 1 cách đầy đủ, an toàn, hiệu quả tại đơn vị

B. Phát hiện, ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm pháp luật, không tôn trọng quy trình nghiệp vụ, có khả năng dẫn đến tham ô lợi dụng, mất mát tài sản hoặc hiệu quả công tác thấp ở từng đơn vị NHTW, A

C. Các nhận tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính, kết quả quyết toán các công trình xây dựng cơ bản và các dự án khác

D. Gồm B, xác nhận tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính, kết quả quyết toán các công trình xây dựng cơ bản và dự án khác, bảo đảm mọi chủ trương chính sách của nhà nước, cơ chế chính sách của NHTW, được triển khai đày đủ, an toàn, hiệu quả tại đơn vị và kiến nghị, bổ sung, sửa đổi, ban hành mới cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ NHTW nhằm tăng cường an toàn tài sản, tăng cường vai trò NHTW

Câu 10: Khi kiểm tra kho tiền phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

A. Kiểm tra quỹ dự trữ phát hành trước, kiểm tra quỹ nghiệp vụ sau, kiểm tra tiền giấy trước, kiểm tra tiền kim loại sau, kiểm tra tiền lành trước, kiểm tra tiền rach sau, kiểm tra tiền to trước, kiểm tra tiền nhỏ sau, kiểm tra nội tệ trước, kiểm tra ngoại tệ sau

B. Gồm A, kiểm tra tiền đang có gía trị lưu hành rồi đến tiền mẫu và tiền đình chỉ lưu hành, kiểm tra xong tiền mặt rồi đến vàng bạc, kim khí đá quý, các giấy tờ có giá khác

C. Kiểm tra quỹ dự trữ phát hành trước, kiểm tra quỹ nghiệp vụ sau, kiểm tra tiền giấy trước, kiểm tra tiền kim loại sau, kiểm tra tiền lành trước, kiểm tra tiền rach sau, kiểm tra tiền to trước, kiểm tra tiền nhỏ sau, kiểm tra nội tệ trước, kiểm tra ngoại tệ sau, kiểm tra tiền đang có giá trị lưu hành sau khi kiểm tra tiền mẫu và tiền đình chỉ lưu hành

D. Kiểm tra quỹ dự trữ phát hành trước, kiểm tra quỹ nghiệp vụ sau, kiểm tra tiền giấy trước, kiểm tra tiền kim loại sau, kiểm tra tiền lành trước, kiểm tra tiền rách sau, kiểm tra tiền to trước, kiểm tra tiền nhỏ sau, kiểm tra nội tệ trước, kiểm tra ngoại tệ sau, không kiểm các loại giấy tờ có giá

Câu 11: Nghiệp vụ kiểm soát nội bộ được phân loại theo những tiêu chí nào?

A. Theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo mức kiểm soát, theo định kỳ kiểm soát

B. theo phương thức kiểm soát, cấp độ kiểm soát

C. gồm A, B

D. gồm A, theo cấp độ kiểm soát

Câu 12: Phân loại kiểm soát nội bộ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm những loại nào?

A. Kiểm soát in ấn, phát hành, tiêu hủy tiền, kiểm soát cấp tín dụng, kế toán, tài chính

B. Kiểm soát dự trữ ngoại hối, kinh doanh ngoại hối, các nghiệp vụ NH

C. Gồm A, B

D. Gồm A và các dịch vụ NH

Câu 13: Phân loại kiểm soát nội bộ theo mức kiểm soát có những loại nào?

A. Kiểm soát toàn diện, kiểm soát 1 số nội dung hoạt động, 1 số đơn vị

B. Kiểm soát toàn diện và 1 số đơn vị

C. Kiểm soát từng nội dung hoạt động theo định kỳ và kiểm soát cục bộ

D. Kiểm soát tất cả các đơn vị và từng nội dung hoạt động thường xuyên

Câu 14: Kiểm soát nội bộ phân theo định kỳ gồm những loại nào?

A. Kiểm soát định kỳ và kiểm soát chương trình

B. Kiểm soát định kỳ và kiểm soát thường xuyên

C. Kiểm soát định kỳ và kiểm soát bất thường

D. Kiểm soát bất thường và kiểm soát thường xuyên

Câu 15: Kiểm soát nội bộ phân theo những phương thức bao gồm những loại nào?

A. Kiểm soát thường xuyên và định kỳ

B. Kiểm soát tại chỗ và kiểm soát từ xa

C. Kiểm soát bất thường và thường xuyên

D. Kiểm soát toàn diện và kiểm soát từng khâu

Câu 16: Kiểm soát nộ bộ phân theo cấp độ gồm những loại nào?

A. Cấp I, II

B. Cấp III, IV

C. Gồm A, B

D. Gồm A, cấp III

Câu 17: NHTW giám sát, thanh tra, đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD thông qua các chỉ tiêu nào?

A. Tỷ lệ cổ tức, lãi suất huy động tiền gửi bình quân, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cho vay và bảo lãnh, khả năng chi trả

B. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng đối với KH, tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần

C. Khả năng thanh toán, tổng mức vốn huy động, tổng tài sản nợ

D. Tổng tài sản sinh lời, tỷ lệ nợ xấu, khả năng quản lý, điều hành, hiệu quả kinh doanh

Câu 18: Việc hạn chế sử dụng ngoại hối trong quy chế quản lý ngoại hối hiện nay như thế nào?

A. Trên lãnh thổ VN, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, không được thực hiện bằng ngoại hối (từ 1 số trường hợp cho phép)

B. Chỉ giao dịch bằng ngoại hối với TCTD hoặc tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối

C. Người cư trú, người không cư trú là người nước ngoài được nhận lương và phụ cấp lương bằng ngoại tệ

D. Gồm A, chỉ giao dịch ngoại hối với TCTD hoặc tổ chức khác được phép hoạt động ngoại hối, người cư trú, không cư trú làngườinước ngoài được nhận lương và phụ cấp bằng ngoại tệ

Câu 19: Trong các quy chế quản lý ngoại hối, việc sử dụng ngoại tệ tiền mặt của người cư trú và không cư trú là cá nhân có gì giống và khác nhau?

A. Người cư trú và người không cư trú cá nhân phải chịu sự quản lý về ngoại hối của nhà nước như nhau trong mọi trường hợp

B. Giống nhau: cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo, cho, tặng, thừa kế, mua hàng ở cửa hàng miễn thuế, gửi vào tài khoản tiền gửi, ngoại tệ hoặc bán cho các TCTD được phép hoạt động ngoại hối…

C. Khác nhau: người cư trú là các nhân có ngoại tệ tiền mặt được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại TCTD được phép hoạt động ngoại hối, được rút gốc và lãi bằng ngoại tệ còn người không cư trú chỉ được gửi vào TKTG ngoại tệ tại TCTD được phép

D. Gồm B và C

Câu 20: Tổng tài sản có rủi ro của TCTD là gì?

A. Giá trị các tài sản có thể mất vốn

B. Giá trị tài sản Có cảu TCTD (các khoản cho vay, đầu tư, cấp vốn...) được tính theo mức độ rủi ro (hay tổng quyền đòi nợ * mức độ rủi ro) và các cam kết ngoại bảng (bảo lãnh, xác nhận tín dụng...) được tính theo mức độ rủi ro

C. Tổng khoản nợ xấu

D. Giá trị giảm đi của các loại cổ phiếu

Câu 21: TCTD có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?

A. có nguy cơ mất khả năng chi trả

B. nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán

C. khi có sỗ lỗ lũy kế lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ của TCTD

D. gồm A, B, C

Câu 22: Điều kiện cấp tín dụng là:

A. Điều kiện về pháp lý, mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, tính khả thi của phương án (dự án) và các biện pháp đảm bảo

B. Địa vị pháp lý của những khách hàng vay vốn, có tài sản cầm cố, thế chấp có giá trị lớn

C. Khách hàng có phương án sản xuất - kinh doanh khả thi, có hiệu quả

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 23: Thời gian cấp tín dụng là:

A. Khoảng thời gian từ khi làm hồ sơ xin vay cho đến khi kết thúc hợp đồng vay

B. Khoảng thời gian từ khi ký hợp đồng vay cho đến khi kết thúc hợp đồng vay

C. Khoảng thời gian từ khi nhận khoản nợ vay đầu tiên cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi

D. Khoảng thời gian từ khi ký hợp đồng vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi

Câu 24: Tín dụng trung hạn có thời gian vay:

A. Dưới 12 tháng

B. Từ 12 tháng đến 24 tháng

C. Trên 12 tháng

D. Từ 12 tháng đến 60 tháng

Câu 25: Thời gian ân hạn là?

A. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu giải ngân đến khi bắt đầu thu nợ

B. Khoảng thời gian khách hàng không phải trả nợ gốc cho ngân hàng

C. Khoảng thời gian khách hàng không phải trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng

D. Cả A và B đều đúng

Câu 26: Thời gian thu nợ là:

A. Khoảng thời gian từ khi khách hàng bắt đầu trả nợ cho đến khi trả hết nợ và lãi cho ngân hàng

B. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu giải ngân đến khi bắt đầu thu nợ

C. Khoảng thời gian khách hàng phải trả nợ gốc cho ngân hàng

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 27: Thời gian cấp tín dụng bao gồm:

A. Thời gian trả nợ và thời gian cho vay

B. Thời gian ân hạn (nếu có) và thời gian thu nợ

C. Thời gian giải ngân và thời gian ân hạn

D. Thời gian giải ngân và thời gian thu nợ

Câu 28: Theo quy định tại Việt Nam hiện nạy, lãi suất nợ quá hạn như thế nào?

A. Không vượt quá 100% lãi suất cho vay áp dụng

B. Không vượt quá 110% lãi suất cho vay áp dụng

C. Không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng

D. Không vượt quá 120% lãi suất cho vay áp dụng

Câu 29: Điều kiện về mục đích sử dụng vốn khi xét duyệt cho vay:

A. Sử dụng vốn vay hợp lý

B. Sử dụng vốn vay hợp pháp

C. Sử dụng vốn vay có hiệu quả

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 30: Thời gian thu nợ được xác định căn cứ vào:

A. Thời gian chu kỳ sản xuất kinh doanh

B. Thời gian thu hồi vốn

C. Khả năng trả nợ của khách hàng

D. Cả A, B, C đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Ôn tập trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng có đáp án

Chủ đề: Ôn tập trắc nghiệm Nghiệp vụ ngân hàng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên