Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Lào Cai

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Lào Cai

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 411 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Lào Cai. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG môn Vật lý. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

10 Lần thi

Câu 2:

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng

A. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Quỹ đạo của vật là một đường hình sin.

D. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

Câu 3:

Để so sánh độ bền vững của các hạt nhân người ta dùng đại lượng 

A. năng lượng liên kết giữa hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử.

B. năng lượng liên kết giữa hai nuclôn.

C. năng lượng liên kết tính trên một nuclôn.

D. năng lượng liên kết tính cho một hạt nhân.

Câu 4:

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng: 

A. dẫn sóng ánh sáng bằng cáp quang.

B. tăng nhiệt độ của một chất khi bị chiếu sáng.

C. giảm điện trở của một chất khi bị chiếu sáng.

D. thay đổi màu của một chất khi bị chiếu sáng

Câu 5:

Nhận định nào dưới đây về dao động cưỡng bức là không đúng? 

A. Để dao động trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng vào con lắc dao động một ngoại lực không đổi. 

B. Nếu ngoại lực cưỡng bức là tuần hoàn thì trong thời kì đầu dao động của con lắc là tổng hợp dao động riêng nó với dao động của ngoại lực tuần hoàn. 

C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực tuần hoàn.

D. Sau một thời gian dao động chỉ là dao động của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 6:

Chu kì của dao động điều hoà là: 

A. Là khoảng thời gian ngắn nhất mà toạ độ, vận tốc, gia tốc lại có giá trị và trạng thái như cũ.

B. Cả 3 câu trên đều đúng.

C. Khoảng thời gian vật đi từ li độ cực đại âm đến li độ cực đại dương.

D. Thời gian ngắn nhất vật có li độ như cũ. 

Câu 7:

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai? 

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

B. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.

C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.

D. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.

Câu 10:

Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm? 

A. Độ đàn hồi của nguồn âm. 

B. Biên độ dao động của nguồn âm.

C. Tần số của nguồn âm. 

D. Đồ thị dao động của nguồn âm.

Câu 13:

Thế nào là 2 sóng kết hợp? 

A. Hai sóng luôn đi kèm với nhau.

B. Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.

C. Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.

D. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

Câu 15:

Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp \(u={{U}_{0}}\cos (\omega t)V\). Công thức tính tổng trở của mạch là 

A. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega C-\frac{1}{\omega L} \right)}^{2}}}\).

B. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\).

C. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L+\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\).

D. \(Z={{R}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}\).

Câu 19:

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu? 

A. bằng hai lần bước sóng. 

B. bằng một phần tư bước sóng.

C. bằng một bước sóng. 

D. bằng một nửa bước sóng.

Câu 21:

Các hạt nhân đơteri \(_{1}^{2}D;\text{ triti }_{1}^{3}T;\text{ heli }_{2}^{4}\text{He}\) có năng lượng liên kết lần lượt là \(2,22MeV;8,49MeV;28,16MeV\). Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là ? 

A. \({{\varepsilon }_{_{4}^{2}He}}>{{\varepsilon }_{_{1}^{3}T}}>{{\varepsilon }_{_{1}^{2}D}}.\) 

B. \({{\varepsilon }_{_{1}^{3}T}}>{{\varepsilon }_{_{2}^{4}He}}>{{\varepsilon }_{_{1}^{2}D}}\)

C. \({{\varepsilon }_{_{2}^{4}He}}<{{\varepsilon }_{_{1}^{3}T}}<{{\varepsilon }_{_{1}^{2}\text{D}}}.\)

D. \({{\varepsilon }_{_{1}^{2}\text{D}}}>{{\varepsilon }_{_{2}^{4}\text{He}}}>{{\varepsilon }_{_{1}^{3}\text{T}}}.\)

Câu 25:

Trong mạch dao động lí tưởng có dao động điện từ tự do thì điện tích q trên mỗi bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian với: 

A. Cùng tần số và cùng pha 

B. Tần số khác nhau nhưng cùng pha

C. Cùng tần số và q trễ pha\(\frac{\pi }{2}\)  so với i

D. Cùng tần số và q sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với i 

Câu 26:

Một mạng điện xoay chiều \(220~\text{V}-50~\text{Hz}\), khi chọn pha ban đầu của điện áp bằng không thì biểu thức của điện áp có dạng 

A. \(\text{u}=220\sqrt{2}\cos (100\text{t})\text{V}\)

B. \(u=220\cos (50t)V\)

C. \(u=220\cos (50\pi t)V\) 

D. \(\text{u}=220\sqrt{2}\cos (100\pi \text{t})\text{V}\)

Câu 27:

Đặt điện áp \(u=200\sqrt{2}\cdot \cos (100\pi t)V\) vào hai đầu cuộn dây có độ tự cảm \(L=\frac{1}{\pi }H\) và điện trở  \(r=100\Omega \). Biểu thức cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây là: 

A. \(i=2\sqrt{2}\cdot \cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)A\)

B. \(i=2\cdot \cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)A\)

C. \(i=2.\sqrt{2}\cdot \cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)A\)

D. \(i=2.\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)A\)

Câu 29:

Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng \(x=A\cos (2\omega t+\varphi )\) vận tốc của vật có giá trị cực đại là 

A. \({{v}_{\text{max }}}=2A\omega \)

B. \({{v}_{max}}={{A}^{2}}\omega \)

C. \({{v}_{\text{max }}}=A\omega \)

D. \({{v}_{\max }}=A{{\omega }^{2}}\)

Câu 30:

Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt.

B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống.

C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên.

D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống.

Câu 32:

Tìm phát biểu sai về điện trường 

A. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích

B. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó

C. Điện trường của điện tích Q ở các điểm càng xa Q càng yếu

D. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra

Câu 39:

Đồ thị của hai dao động điều hòa cùng tần số được cho như hình vẽ. Phương trình dao động tổng hợp của chúng là : 

A. \(x=5\cos \left( \frac{\pi }{2}t \right)\text{cm}\).

B. \(x=5\cos \left( \frac{\pi }{2}t+\pi  \right)\text{cm}\). 

C. \(x=\cos \left( \frac{\pi }{2}t-\pi  \right)\text{cm}\).

D. \(x=\cos \left( \frac{\pi }{2}t-\frac{\pi }{2} \right)\text{cm}\).

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Lào Cai
Thông tin thêm
  • 10 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh