Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Lam Sơn Lần 2. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG môn Vật lý. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
17 Lần thi
Câu 1: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Tần số của sóng.
B. Tốc độ truyền sóng.
C. Biên độ của sóng.
D. Bước sóng.
Câu 2: Một sóng điện từ có tần số 75k Hz đang lan truyền trong chân không. Lấy \(c={{3.10}^{8}}\text{m/s}\text{.}\)Sóng này có bước sóng là
A. 0,5m.
B. 2000m.
C. 4000m.
D. 0,25m.
Câu 4: Sóng cơ truyền được trong các môi trường
A. Rắn, lỏng và khí.
B. Lỏng, khí và chân không.
C. Chân không, rắn và lỏng.
D. Khí, chân không và rắn.
Câu 5: Trong dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?
A. Lực kéo về.
B. Gia tốc.
C. Động năng.
D. Năng lượng toàn phần.
Câu 6: Biết \({{I}_{0}}\)là cường độ âm chuẩn. Tại điểm có cường độ âm I thì mức cường độ âm là
A. \(L=2\lg \frac{I}{{{I}_{0}}}(dB)\)
B. \(L=10\lg \frac{I}{{{I}_{0}}}(dB)\)
C. \(L=10\lg \frac{{{I}_{0}}}{I}(dB)\)
D. \(L=2\lg \frac{{{I}_{0}}}{I}(dB)\)
Câu 7: Một ánh sáng đơn sắc lan truyền trong chân không với bước sóng λ. Lượng tử năng lượng của ánh sáng này được xác định bởi:
A. \(\varepsilon =\frac{c\lambda }{h}\)
B. \(\varepsilon =\frac{\lambda }{hc}\)
C. \(\varepsilon =\frac{h\lambda }{c}\)
D. \(\varepsilon =\frac{hc}{\lambda }\)
Câu 8: Dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có cường độ là \(i={{I}_{0}}\cos (\omega t+\varphi )\text{ }(\text{A)}\text{.}\) Đại lượng \(\omega >0\)được gọi là
A. Cường độ dòng điện cực đại.
B. Chu kỳ của dòng điện.
C. Tần số của dòng điện.
D. Pha của dòng điện.
Câu 9: Trong chân không bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ hồng ngoại:
A. 900nm.
B. 600nm.
C. 450nm.
D. 250nm.
Câu 11: Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục. Tia có tần số nhỏ nhất là:
A. Tia tử ngoại.
B. Tia hồng ngoại.
C. Tia đơn sắc màu lục.
D. Tia Rơn-ghen.
Câu 12: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn cảm thuần thì cảm kháng của cuộn cảm là ZL. Hệ số công suất của đoạn mạch là
A. \(\frac{R}{\sqrt{\left| {{R}^{2}}-Z_{L}^{2} \right|}}\)
B. \(\frac{\sqrt{\left| {{R}^{2}}-Z_{L}^{2} \right|}}{R}\)
C. \(\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}}\)
D. \(\frac{\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}}{R}\)
Câu 13: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là N1 và N2. Nếu máy biến áp này là máy hạ áp thì:
A. \(\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}>1\)
B. \(\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}=1\)
C. \({{N}_{2}}=\frac{1}{{{N}_{1}}}\)
D. \(\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}<1\)
Câu 14: Hai bóng đèn có các hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 và U2. Nếu công suất định mức của hai bóng đó bằng nhau thì tỷ số hai điện trở \(\frac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}\) là
A. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}\)
B. \({{\left( \frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}} \right)}^{2}}\)
C. \({{\left( \frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}} \right)}^{2}}\)
D. \(\frac{{{U}_{2}}}{{{U}_{1}}}\)
Câu 15: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x=A\cos (\omega t+\varphi ).\) Vận tốc của vật được tính bằng công thức
A. \(v={{\omega }^{2}}A\cos (\omega t+\varphi )\)
B. \(x=\omega A\sin (\omega t+\varphi )\)
C. \(v=-{{\omega }^{2}}A\cos (\omega t+\varphi )\)
D. \(v=-\omega A\sin (\omega t+\varphi )\)
Câu 16: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Chu kì dao động riêng của con lắc là
A. \(2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)
B. \(2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\)
C. \(\sqrt{\frac{m}{k}}\)
D. \(\sqrt{\frac{k}{m}}\)
Câu 17: Mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc dao động riêng của mạch xác định bởi
A. \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\)
B. \(\omega =\frac{1}{LC}\)
C. \(\omega =\sqrt{LC}\)
D. \(\omega =LC\)
Câu 18: Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos 2\pi ft(V)\) có U0 không đổi và f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi \(f={{f}_{0}}\) thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của \({{f}_{0}}\)là
A. \(\frac{2}{\sqrt{LC}}\)
B. \(\frac{2\pi }{\sqrt{LC}}\)
C. \(\frac{1}{\sqrt{LC}}\)
D. \(\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\)
Câu 19: Một sợi dây dài l có 2 đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với 4 bụng sóng. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 20cm. Giá trị của l là
A. 45 cm.
B. 90 cm.
C. 80 cm.
D. 40 cm.
Câu 20: Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dao động cưỡng bức có chu kì luôn bằng chu kì của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.
Câu 21: Xét nguyên tử Hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử Hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En về trạng thái cơ bản có năng lượng −13,6MeV thì nó phát ra một photon ứng với bức xạ có bước sóng 0,1218μm. Lấy \(h=6,{{625.10}^{-34}}J.s;\) \(c={{3.10}^{8}}\text{m/s;}\) \(1eV=1,{{6.10}^{-19}}J.\) Giá trị của En là
A. −1,51eV
B. −0,54eV
C. −3,4eV
D. −0,85eV
Câu 22: Một khung dây dẫn phẳng diện tích 20cm2 gồm 100 vòng đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ \(B={{2.10}^{-4}}T.\) Véctơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến khung dây một góc \({{60}^{0}}.\) Người ta giảm đều cảm ứng từ đến 0 trong khoảng thời gian 0,01 giây. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian từ trường biến đổi là
A. \(\sqrt{3}{{.10}^{-3}}V\)
B. \({{2.10}^{-3}}V\)
C. 20V
D. \(10\sqrt{3}V\)
Câu 23: Giới hạn quang dẫn của CdTe là 0,82μm. Lấy \(h=6,{{625.10}^{-34}}J.s;\) \(c={{3.10}^{8}}\text{m/s}\text{.}\)Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn (năng lượng kích hoạt) của CdTe là
A. \(8,{{08.10}^{-34}}J\)
B. \(8,{{08.10}^{-28}}J\)
C. \(2,42\cdot {{10}^{-22}}J\)
D. \(2,42\cdot {{10}^{-19}}J\)
Câu 25: Hai điện tích điểm \({{q}_{A}}={{q}_{B}}\) đặt tại hai điểm A và B. C là một điểm nằm trên đường thẳng AB, cách B một khoảng BC = AB. Cường độ điện trường mà \({{q}_{A}}\) tạo ra tại C có giá trị bằng 1000V/m. Cường độ điện trường tổng hợp tại C có giá trị là
A. 1500V/m.
B. 5000V/m.
C. 3000V/m.
D. 2000V/m.
Câu 26: Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v theo thời gian t của một vật dao động điều hòa. Phương trình dao động của vật là
A. \(x=\frac{3}{8\pi }\cos \left( \frac{20\pi }{3}t+\frac{\pi }{6} \right)cm\)
B. \(x=\frac{3}{4\pi }\cos \left( \frac{20\pi }{3}t+\frac{\pi }{6} \right)cm\)
C. \(x=\frac{3}{8\pi }\cos \left( \frac{20\pi }{3}t-\frac{\pi }{6} \right)cm\)
D. \(x=\frac{3}{4\pi }\cos \left( \frac{20\pi }{3}t-\frac{\pi }{6} \right)cm\)
Câu 27: Chiếu bức xạ có tần số f vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Giả sử một electron hấp thụ photôn sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng K của nó. Nếu tần số của bức xạ chiếu tới là 2f thì động năng của electron quang điện đó:
A. K − A
B. K + A
C. 2K − A
D. 2K + A
Câu 28: Một đoạn mạch điện gồm tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{10}^{-3}}}{10\sqrt{3}\pi }F\) mắc nối tiếp với điện trở \(R=100\Omega ,\)mắc đoạn mạch vào mạch điện xoay chiều có tần số f. Tần số f phải bằng bao nhiêu để i lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với u ở hai đầu mạch?
A. \(f=50\sqrt{3}Hz\)
B. \(f=25Hz\)
C. \(f=50Hz\)
D. \(f=60Hz\)
Câu 30: M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng biên độ 4mm, dao động tại N ngược pha với dao động tại M. Biết khoảng cách giữa các điểm MN = NP/2. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là 0,04s sợi dây có dạng một đoạn thẳng. (lấy π = 3,14) . Tốc độ dao động của phần tử vật chất tại điểm bụng khi qua vị trí cân bằng là
A. 375 mm/s.
B. 363 mm/s.
C. 314 mm/s.
D. 628 mm/s.
Câu 31: Một tụ điện có dung kháng 200Ω mắc nối tiếp với một cuộn dây. Đặt vào hai đầu mạch điện này hiệu điện thế \(u=120\sqrt{2}\cos (100\pi t)V\) thì cường độ dòng điện qua mạch là \(i=0,6\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)A.\) Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây có giá trị gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 240,0 V
B. 207,8 V
C. 120,0 V
D. 178,3 V
Câu 32: Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai bức xạ thấy được có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,64\mu m\text{, }{{\lambda }_{2}}.\) Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 11 vân sáng. Trong đó số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 3 vân, bước sóng của λ2 là
A. 0,4μm
B. 0,45μm
C. 0,72μm
D. 0,54μm
Câu 35: Một con lắc đơn gồm quả cầu tích điện dương 100μC, khối lượng 100g buộc vào một sợi dây mảnh cách điện dài 1,5m. Con lắc được treo trong điện trường đều phương nằm ngang có \(E=10(kV)\)tại nơi có \(g=10\text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}}.\) Chu kì dao động nhỏ của con lắc trong điện trường là
A. 2,433s.
B. 1,99s.
C. 2,046s.
D. 1,51s.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận