Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông - Quảng Nam. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG môn Vật lý. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
6 Lần thi
Câu 2: Âm do một chiếc đàn bầu phát ra
A. Nghe càng trầm khi biên độ càng nhỏ và tần số âm càng lớn.
B. Có độ cao phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hộp cộng hưởng.
C. Nghe càng cao khi mức cường độ âm càng lớn.
D. Có âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm.
Câu 4: Khi một vật dao động điều hòa thì
A. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
B. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biến độ.
C. Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
D. Vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
Câu 5: Hai nguồn sóng kết hợp A, B cùng biên độ a, cùng pha, bước sóng \(\lambda \). Khoảng cách từ trung điểm O của AB đến điểm cực tiểu giao thoa gần nhất trên AB là
A. \(\frac{\lambda }{2}.\)
B. \(\lambda .\)
C. \(2\lambda .\)
D. \(\frac{\lambda }{4}.\)
Câu 6: Một con lắc đơn có chiều dài l được kích thích dao động tại nơi có gia tốc trọng trường là g và con lắc dao động với chu kì T. Hỏi nếu giảm chiều dài dây treo đi một nửa thì chu kì của con lắc sẽ thay đổi như thế nào?
A. Không đổi.
B. Giảm \(\sqrt{2}\) lần.
C. Tăng \(\sqrt{2}\) lần.
D. Giảm \(\sqrt{2}\) lần.
Câu 7: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
A. Trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với cường độ dòng điện.
B. Sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với cường độ dòng điện.
C. Trễ pha \(\frac{\pi }{4}\) so với cường độ dòng điện.
D. Sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với cường độ dòng điện.
Câu 8: Mạch chỉ có R, biểu thức i qua mạch có dạng i = 2cos100πt(A), R = 20Ω. Viết biểu thức u?
A. \(u=40\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{2} \right)V\)
B. \(u=40\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{2} \right)V\)
C. \(u=40\sqrt{2}\cos (100\pi t+\pi )V\)
D. \(u=40\cos (100\pi t)V\)
Câu 9: Một người có điểm cực viễn cách mắt 1m. Người này phải đeo sát mắt kính có độ tụ bao nhiêu để nhìn vật ở xa vô cùng mà không điều tiết?
A. -1 (dp)
B. -10 (dp)
C. 1 (dp)
D. 10 (dp)
Câu 10: Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng có dạng như hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Khi đó, điểm N đang chuyển động như thế nào?
A. Không đủ điều kiện để xác định.
B. Đang nằm yên.
C. Đang đi lên vị trí biên.
D. Đang đi xuống vị trí cân bằng.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây đúng với nhạc âm?
A. Tần số dao động âm có giá trị xác định.
B. Biên độ dao động âm không đổi theo thời gian.
C. Tần số dao động âm luôn thay đổi theo thời gian.
D. Đồ thị dao động âm luôn là hình sin.
Câu 13: Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, câu nào sau đây là đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
B. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
C. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
D. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
Câu 14: Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6cos\(\omega \)t(cm). Dao động của chất điểm có độ dài quỹ đạo là
A. 3 cm.
B. 6 cm.
C. 12 cm.
D. 24 cm.
Câu 15: Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật bằng 0 lần đầu tiên ở thời điểm
A. \(\frac{\text{T}}{\text{2}}\)
B. \(\frac{\text{T}}{\text{4}}\)
C. \(\frac{\text{T}}{\text{8}}\)
D. \(\frac{\text{T}}{\text{6}}\)
Câu 16: Một vật nhỏ khối lượng 100g dao động theo phương trình x = 8cos10t (x tính bằng cm, t tính bằng s). Động năng cực đại của vật bằng
A. 32mJ.
B. 64mJ.
C. 16mJ.
D. 128mJ.
Câu 17: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đạt giá trị cực đại khi dây dẫn và véctơ cảm ứng từ của từ trường
A. Song song nhau.
B. Cùng hướng nhau.
C. Ngược hướng nhau.
D. Vuông góc nhau.
Câu 18: Đặt điện áp u=U0cos\(\omega \)t vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng
A. 0
B. \(\frac{{{U}_{0}}}{\omega L\sqrt{2}}.\)
C. \(\frac{{{U}_{0}}}{2\omega L}.\)
D. \(\frac{{{U}_{0}}}{\omega L}.\)
Câu 19: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos\(\omega \)t vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch; i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?
A. \(\frac{{{u}^{2}}}{U_{0}^{2}}+\frac{i_{2}^{2}}{I_{0}^{2}}=1\)
B. \(\frac{U}{{{U}_{0}}}+\frac{I}{{{I}_{0}}}=\sqrt{2}\)
C. \(\frac{U}{{{U}_{0}}}-\frac{I}{{{I}_{0}}}=0\)
D. \(\frac{u}{U}-\frac{i}{I}=0\)
Câu 20: Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị
A. Bằng không do mạch ngoài bị ngắt.
B. Cực tiểu do điện trở nguồn quá lớn.
C. Cực đại do điện trở nguồn không đáng kể.
D. Cực đại do điện trở mạch ngoài bằng không.
Câu 21: Một vật dao động điều hòa có phương trình \(x=A\cos (\omega t+\varphi ).\) Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là
A. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\)
B. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}.\)
C. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}.\)
D. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}.\)
Câu 22: Đặt điện áp \(u=100\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{6} \right)V\) vào hai đầu đoạn mạch có điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì dòng điện qua mạch là \(i=2\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{3} \right)A.\)Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
A. 50W
B. 100W
C. 100\(\sqrt{3}\)W
D. 50\(\sqrt{3}\)W
Câu 24: Điện áp hai đầu bóng đèn có biểu thức \(u=100\sqrt{2}\cos 100\pi t(V).\) Đèn chỉ sáng khi \(\left| u \right|\ge 100\text{V}.\) Tỉ lệ thời gian đèn sáng – tối trong một chu kỳ là
A. \(\frac{3}{2}.\)
B. 1
C. \(\frac{1}{3}.\)
D. \(\frac{1}{3}.\)
Câu 26: Một máy biến thế có số vòng dây của cuộn sơ cấp là 800 vòng, của cuộn thứ cấp là 40 vòng. Hiệu điện thế và cường độ hiệu dụng ở mạch thứ cấp là 40V và 6A. Hiệu điện thế và cường độ hiệu dụng ở mạch
A. 800V; 120A
B. 2V; 0,6A
C. 800V; 0,3A
D. 800V; 12A
Câu 28: Một con lắc đơn có chiều dài 1 = 1m dao động điều hòa với chu kỳ T tại nơi có gia tốc trọng trường là g = 10 = π2 (m/s2). Khi dao động qua vị trí cân bằng, dây treo bị vướng định tại vị trí \(\frac{l}{2}\) và con lắc tiếp tục dao động. Xác định chu kỳ của con lắc đơn khi đó.
A. 2s.
B. \(\frac{2+\sqrt{2}}{2}\text{s}\text{.}\)
C. \(\sqrt{2}\text{s}\text{.}\)
D. \(2+\sqrt{2}\text{s}\text{.}\)
Câu 29: Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức cường độ là \(i={{I}_{0}}\cos (\omega t+\pi )(A).\) Tính từ lúc t = 0, điện ượng chuyển qua mạch trong \(\frac{\text{T}}{4}\) đầu tiên là
A. \(\frac{{{I}_{0}}}{2\omega }\)
B. \(\frac{{{I}_{0}}}{\omega }.\)
C. 0
D. \(\frac{2{{I}_{0}}}{\omega }.\)
Câu 30: Hai đầu cuộn thuần cảm \(L=\frac{2}{\pi }H\) có hiệu điện thế xoay chiều \(u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)V.\) Pha ban đầu của cường độ dòng điện là
A. \({{\varphi }_{i}}=0\)
B. \({{\varphi }_{i}}=\pi \)
C. \({{\varphi }_{i}}=\frac{\pi }{2}\)
D. \({{\varphi }_{i}}=-\frac{\pi }{2}\)
Câu 31: Mạch RLC nối tiếp có L thay đổi được. Điện áp 2 đầu mạch là \({{U}_{AB}}\) ổn định và tần số f = 50Hz. Điều chỉnh L sao cho cường độ hiệu dụng của mạch là cực đại. Biết \(C=\frac{{{10}^{-3}}}{15\pi }F.\) Độ tự cảm L có giá trị
A. \(\frac{2,5}{\pi }H\)
B. \(\frac{1}{1,5\pi }H\)
C. \(\frac{1,5}{\pi }H\)
D. \(\frac{1}{\pi }H\)
Câu 32: Một hộp kín X chỉ chứa 1 trong 3 phần tử là điện trở thuần R hoặc tụ điện có điện dung C hoặc cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt vào 2 đầu hộp X một điện áp xoay chiều có phương trình u = U0cos(2πf)(V) , với f = 50Hz thì thấy điện áp và dòng điện trong mạch ở thời điểm t1 có giá trị lần lượt là i1 = 1A; u = 100\(\sqrt{3}\)V , ở thời điểm t2 thì i2 =\(\sqrt{3}A;\) u2 =100V . Biết nếu tần số điện áp là 100Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là \(\frac{1}{\sqrt{2}}\)A. Hộp X chứa
A. Cuộn cảm thuần có \(L=\frac{100\sqrt{3}}{\pi }H\)
B. Cuộn cảm thuần có \(L=\frac{1}{\pi }H\)
C. Điện trở thuần có R = 100Ω
D. Tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }F\)
Câu 33: Đặt điện áp u = 200cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm một biến trở R mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{\pi }\)H. Điều chỉnh biến trở để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại, khi đó cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch bằng
A. \(\frac{1}{\sqrt{2}}\text{A}.\)
B. \(\sqrt{2}\text{A}\text{.}\)
C. 1A.
D. 2A.
Câu 35: Sóng dừng trên sợi dây có chiều dài l, bước sóng \(\lambda \)= 16cm . Xét điểm O trùng với một nút sóng, các điểm M, N, P, Q nằm về một phía của điểm O cách O những đoạn tương ứng là: 59cm, 87cm, 106cm, 143cm. Pha dao động của các điểm trên có tính chất gì?
A. M và N đồng pha với nhau và ngược pha với các điểm P và Q.
B. M và P đồng pha với nhau và ngược pha với các điểm N và Q.
C. M, N, P và Q đồng pha với nhau.
D. M, N và P đồng pha với nhau và ngược pha với Q.
Câu 36: Một con lắc đơn có chiều dài 45cm với vật nhỏ có khối lượng 102g, mang điện tích \(2\mu C.\) Khi con lắc đang đứng cân bằng thì đặt một điện trường đều có véctơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 3,5.104 V/m trong quãng thời gian 0,336s rồi tắt điện trường. Lấy g = 9,81(m/s2), π = 3,14. Tốc độ cực đại của vật nhỏ trong quá trình dao động sau đó xấp xỉ là
A. 18,25cm/s.
B. 12,85cm/s.
C. 20,78cm/s.
D. 20,51cm/s.
Câu 37: Đặt một điện áp xoay chiều u = U0cos(cos\(\omega t\)) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở R = 50Ω, cuộn dây có điện trở r = 5Ω và tụ điện có điện dung thay đổi được, mắc nối tiếp theo thứ tự trên. M là điểm nối giữa R và cuộn dây. N là điểm nối giữa cuộn dây và tụ điện. Khi C = C1 thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn MB đạt giá trị cực tiểu bằng U1. Khi C = \({{C}_{2}}=\frac{{{C}_{1}}}{2}\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch NB đạt giá trị cực đại bằng \({{\text{U}}_{2}}.\) Tỉ số \(\frac{{{\text{U}}_{\text{2}}}}{{{\text{U}}_{\text{1}}}}\) bằng
A. \(11\sqrt{2}.\)
B. \(5\sqrt{2}.\)
C. \(9\sqrt{2}.\)
D. \(10\sqrt{2}.\)
Câu 38: Hai đầu đoạn mạch RLC, cuộn dây thuần cảm, duy trì điện áp \({{u}_{AB}}={{U}_{0}}\cos \omega t(V).\) Thay đổi R, khi điện trở có giá trị R = 24Ω thì công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại 300W. Hỏi khi điện trở bằng 15Ω thì mạch điện tiêu thụ công suất xấp xỉ bằng bao nhiêu?
A. 168W
B. 270W
C. 288W
D. 144W
Câu 39: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tại thời điểm lò xo dãn a thì tốc độ của vật là \(\sqrt{8}\)b. Tại thời điểm lò xo dãn 2a thì tốc độ của vật là \(\sqrt{6}\)b . Tại thời điểm lò xo dãn 3a thì tốc độ của vật là \(\sqrt{2}\)b. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Tại vị trí lò xo bị nén 2a thì tỷ số giữa động năng và thế năng của vật là
A. \(\frac{8}{25}\)
B. \(\frac{16}{17}\)
C. \(\frac{17}{16}\)
D. \(\frac{25}{8}\)
Câu 40: Trên mặt thoáng chất lỏng, tại A và B cách nhau 20cm, người ta bố trí hai nguồn đồng bộ có tần số 20Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt thoáng chất lỏng v = 50cm/s. Hình vuông ABCD nằm trên mặt thoáng chất lỏng. I là trung điểm CD. Gọi điểm M nằm trên CD là điểm gần I nhất dao động với biên độ cực đại. Tính khoảng cách từ M đến I?
A. 3,7cm.
B. 2,5cm.
C. 2,8cm.
D. 1,25cm.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận