Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 2. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
5 Lần thi
Câu 1: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là:
A. sợi ADN
B. sợi cơ bản
C. sợi nhiễm sắc
D. cấu trúc siêu xoắn
Câu 2: Cấu trúc nào sau đây có số lần cuộn xoắn nhiều nhất?
A. sợi nhiễm sắc
B. crômatit ở kì giữa
C. sợi siêu xoắn
D. nuclêôxôm
Câu 3: Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng:
A. lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
B. phân li nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi
C. tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi
D. điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST
Câu 4: Nhiễm sắc thể dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào, nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân vi:
A. đường kính của nó rất nhỏ
B. nó được cắt thành nhiều đoạn
C. nó được đóng xoắn ở nhiều cấp độ
D. nó được dồn nén lai thành nhân con
Câu 5: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng:
A. mất đoạn nhiễm sắc thể
B. lặp đoạn nhiễm sắc thể
C. đảo đoạn nhiễm sắc thể
D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể
Câu 6: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu gọi là:
A. nhiễm sắc thể
B. axit nuclêic
C. gen
D. nhân con
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú
C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới
D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp
Câu 8: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là:
A. lặp đoạn, chuyển đoạn
B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST
C. mất đoạn, chuyển đoạn
D. . chuyển đoạn trên cùng một NST
Câu 9: Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi:
A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản
B. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính
C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng
D. các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau
Câu 10: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác nhân gây đột biến:
A. làm đứt gãy NST, rối loạn nhân đôi NST, trao đổi chéo không đều giữa các crômatít
B. làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN
C. tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít
D. làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo
Câu 11: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự:
A. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I
B. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I
C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I
D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I
Câu 12: Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì:
A. đời lai luôn luôn xuất hiện số loại kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ
B. giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình
C. trong trong quá trình phát sinh giao tử, tần số hoán vị gen có thể đạt tới 50%
D. tất cả các NST đều xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng
Câu 13: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng:
A. chuyển đoạn
B. lặp đoạn và mất đoạn
C. đảo đoạn
D. hoán vị gen
Câu 14: Sự di truyền liên kết không hoàn toàn đã:
A. khôi phục lại kiểu hình giống bố mẹ
B. hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp
C. hình thành các tính trạng chưa có ở bố mẹ
D. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
Câu 15: Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGHI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHGFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến:
A. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST
B. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
C. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
D. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể
Câu 16: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là:
A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ
B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ
C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao
D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu
Câu 17: Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến:
A. lệch bội
B. đa bội
C. cấu trúc NST
D. số lượng NST
Câu 18: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ:
A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến
B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến
C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến
D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến
Câu 19: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen:
A. đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể
B. alen với nhau
C. di truyền như các gen trên NST thường
D. tồn tại thành từng cặp tương ứng
Câu 20: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là:
A. 2n – 2
B. 2n – 1 – 1
C. 2n – 2 + 4
D. A, B đúng
Câu 22: Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Gen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở tằm đực, còn trứng màu sáng luôn nở tằm cái?
A. XAXa x XaY
B. XAXa x XAY
C. XAXA x XaY
D. XaXa x XAY
Câu 23: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:
A. 35 cao: 1 thấp
B. 5 cao: 1 thấp
C. 3 cao: 1 thấp
D. 11 cao: 1 thấp
Câu 24: Ở những loài giao phối (động vật có vú và người), tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1: 1 vì:
A. vì số giao tử đực bằng với số giao tử cái
B. số con cái và số con đực trong loài bằng nhau
C. vì sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau
D. vì cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau
Câu 26: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là:
A. thể ba
B. thể ba kép
C. thể bốn
D. thể tứ bội
Câu 27: Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền:
A. liên kết với giới tính
B. theo dòng mẹ
C. độc lập với giới tính
D. thẳng theo bố
Câu 28: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền:
A. độc lập với giới tính
B. thẳng theo bố
C. chéo giới
D. theo dòng mẹ
Câu 29: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMX m x XmY
B. XMX M x X MY
C. XMX m x X MY
D. XMX M x X mY
Câu 30: Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người là: nhiễm sắc thể giới tính:
A. chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào
B. chỉ có trong các tế bào sinh dục
C. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY
D. chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án Xem thêm...
- 5 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận