Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 3. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 1: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào:
A. tảo lục
B. vi khuẩn
C. ruồi giấm
D. sinh vật nhân thực
Câu 2: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền:
A. tương tác gen
B. phân li độc lập
C. liên kết hoàn toàn
D. hoán vị gen
Câu 3: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là:
A. mất đoạn
B. đảo đoạn
C. lặp đoạn
D. chuyển đoạn
Câu 5: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:
A. tính trạng của loài
B. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài
C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài
D. giao tử của loài
Câu 6: Bằng chứng của sự liên kết gen là:
A. hai gen không alen cùng tồn tại trong một giao tử
B. hai gen trong đó mỗi gen liên quan đến một kiểu hình đặc trưng
C. hai gen không alen trên một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân
D. hai cặp gen không alen cùng ảnh hưởng đến một tính trạng
Câu 7: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là:
A. nuclêôxôm
B. sợi nhiễm sắc
C. sợi siêu xoắn
D. sợi cơ bản
Câu 8: Hoán vị gen thường có tần số nhỏ hơn 50% vì:
A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn
B. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết
C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen
D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài và điều kiện môi trường sống
Câu 9: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền:
A. phân li độc lập
B. liên kết hoàn toàn
C. liên kết không hoàn toàn
D. tương tác gen
Câu 10: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFGHI và abcdefghi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng:
A. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng
B. nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng
C. nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng
D. trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng
Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen
B. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân
C. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng
D. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động
Câu 12: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là:
A. sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I
B. sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II
C. sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I
D. sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân
Câu 13: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 100% tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, được F2 tỉ lệ 1: 2: 1. Hai tính trạng đó đã di truyền:
A. phân li độc lập
B. liên kết hoàn toàn
C. tương tác gen
D. hoán vị gen
Câu 14: trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng:
A. tâm động
B. hai đầu mút NST
C. eo thứ cấp
D. điểm khởi sự nhân đôi
Câu 15: Ở cà chua, gen A: thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục. Các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền. Cho lai giữa 2 giống cà chua thuần chủng: thân cao, quả tròn với thân thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ:
A. 3 cao tròn: 1 thấp bầu dục
B. 1 cao bầu dục: 2 cao tròn: 1 thấp tròn
C. 3 cao tròn: 3 cao bầu dục: 1 thấp tròn: 1 thấp bầu dục
D. 9 cao tròn: 3 cao bầu dục: 3 thấp tròn: 1 thấp bầu dục
Câu 16: Trao đổi đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng gây hiện tượng:
A. chuyển đoạn
B. lặp đoạn
C. đảo đoạn
D. hoán vị gen
Câu 17: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể đơn co xoắn cực đại quan sát được dưới kính hiển vi vào:
A. kì trung gian
B. kì giữa
C. kì sau
D. kì cuối
Câu 18: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là:
A. nuclêôxôm
B. polixôm
C. nuclêôtit
D. sợi cơ bản
Câu 19: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là:
A. đảo đoạn
B. chuyển đoạn
C. mất đoạn
D. lặp đoạn
Câu 20: Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính:
A. chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể
B. chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia
C. không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường
D. của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX
Câu 21: Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn tự thụ phấn. Nếu có một kiểu hình nào đó ở con lai chiếm tỉ lệ 21% thì hai tính trạng đó di truyền:
A. tương tác gen
B. hoán vị gen
C. phân li độc lập
D. liên kết hoàn toàn
Câu 22: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho:
A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào
B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào
C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa
D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào
Câu 23: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này chỉ phát hiện ở tế bào:
A. thực khuẩn
B. v
C. xạ khuẩn
D. sinh vật nhân thực
Câu 24: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là:
A. tâm động
B. hai đầu mút NST
C. eo thứ cấp
D. điểm khởi đầu nhân đôi
Câu 25: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là:
A. lặp đoạn
B. mất đoạn
C. đảo đoạn
D. chuyển đoạn
Câu 26: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
A. Đột biến gen
B. Mất đoạn nhỏ
C. Chuyển đoạn nhỏ
D. Đột biến lệch bội
Câu 27: Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự:
A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST
B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể
C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST
D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST
Câu 28: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là:
A. ADN
B. nuclêôxôm
C. sợi cơ bản
D. sợi nhiễm sắc
Câu 29: Điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn?
A. Mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể
B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp
C. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp
D. Luôn duy trì các nhóm gen liên kết
Câu 30: Thế nào là nhóm gen liên kết?
A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào
B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào
C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào
D. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án Xem thêm...
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận