Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 4. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 3: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:
A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu
B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu
C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu
Câu 4: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động của một trong 2 gen trội cho hoa hồng, còn nếu thiếu sự tác động của cả 2 gen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb:
A. 4 đỏ: 1 hồng: 3 trắng
B. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng
C. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng
D. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng
Câu 5: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng:
A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường
B. ngắn hơn so với mARN bình thường
C. dài hơn so với mARN bình thường
D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường
Câu 7: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là:
A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A
B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A
C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X
D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X
Câu 8: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật:
A. phân li độc lập
B. liên kết gen hoàn toàn
C. tương tác cộng gộp
D. tương tác bổ trợ
Câu 10: Cho phép lai PTC: hoa đỏ x hoa trắng, F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 9/16 hoa đỏ: 7/16 hoa trắng. Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa được dự đoán là:
A. 1 đỏ: 3 trắng
B. 1 đỏ: 1 trắng
C. 3 đỏ: 5 trắng
D. 3 đỏ: 1 trắng
Câu 11: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb và aaB-: hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P: Aabb x aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu?
A. 2 đỏ: 1 hồng: 1 trắng
B. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng
C. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng
D. 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng
Câu 12: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình:
A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử
B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau
C. ngay ở cơ thể mang đột biến
D. khi ở trạng thái đồng hợp tử
Câu 13: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb: hoa hồng, aaB- và aabb: hoa trắng. Phép lai P: aaBb x AaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu?
A. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng
B. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng
C. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng
D. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng
Câu 15: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng tác động quy định tính trạng màu quả. Trong đó B: quả đỏ, b quả vàng; A: át B, a: không át. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb.
A. 3 đỏ: 5 vàng
B. 7 đỏ: 1 vàng
C. 1 đỏ: 7 vàng
D. 5 đỏ: 3 vàng
Câu 16: Trường hợp một gen (có thể trội hoặc lặn) làm cho một gen khác không alen với nó trong cùng một kiểu gen không biểu hiện kiểu hình là kiểu tương tác:
A. bổ trợ
B. át chế
C. cộng gộp
D. đồng trội
Câu 17: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng:
A. tương tác bổ trợ
B. tương tác bổ sung
C. tương tác cộng gộp
D. tương tác gen
Câu 18: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, nếu thiếu sự tác động này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x aaBb.
A. 3 đỏ: 5 trắng
B. 1 đỏ: 3 trắng
C. 5 đỏ: 3 trắng
D. 3 đỏ: 1 trắng
Câu 20: Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là:
A. gen trội
B. gen lặn
C. gen đa alen
D. gen đa hiệu
Câu 21: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau
B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể
C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết
D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau
Câu 22: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là:
A. đột biến
B. đột biến gen
C. thể đột biến
D. đột biến điểm
Câu 23: Nếu gen ban đầu có cặp nu. chứa A hiếm (A* ) là A* -T, thì sau đột biến sẽ biến đổi thành cặp:
A. T-A
B. G-X
C. A-T
D. X-G
Câu 24: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì:
A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin
B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen
C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ
D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin
Câu 25: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính
Câu 26: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính
Câu 27: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào:
A. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
B. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen
C. sức đề kháng của từng cơ thể
D. điều kiện sống của sinh vật
Câu 28: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng:
A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80
B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81
D. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80
Câu 30: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?
A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45
B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44
C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44
D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án Xem thêm...
- 1 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận