Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án - Phần 17

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án - Phần 17

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 209 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án - Phần 17. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Trường hợp khách hàng vay thế chấp tài sản đang cho thuê thì bên thuê có tiếp tục được sử dụng tài sản đó không? 

A. Hợp đồng cho thuê tài sản đương nhiên chấm dứt 

B. Bên thuê vẫn tiếp tục sử dụng tài sản thuê, trừ trường hợp tài sản thuê phải bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay

C. Bên thuê vẫn tiếp tục sử dụng tài sản thuê đến hết thời hạn thuê

D. Ngân hàng không được nhận TSBĐ này vì đây là tài sản hạn chế chuyển nhượng 

Câu 2: Trường hợp tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ thì tài sản đó có phải công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm không?

A. Bắt buộc phải công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm 

B. Không bắt buộc phải công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

C. Chỉ bắt buộc công chứng, không bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm

D. Không bắt buộc công chứng, nhưng bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm

Câu 3: Ngân hàng được xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp nào?

A. Nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn 

B. Bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ theo Hợp đồng bảo đảm

C. Theo thoả thuận của các bên tại Hợp đồng bảo đảm

D.  Cả a, b và c đều đúng

Câu 4: Số tiền thu được được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được thanh toán cho nghĩa vụ nào trước?

A. Nợ thuế của khách hàng vay

B. Thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm;

C. Thanh toán các khoản nợ vay khác đến hạn của khách hàng vay

D. a và b có thứ tự như nhau 

Câu 5: Việc xử lý tài sản bảo đảm nào không bắt buộc phải thực hiện thông qua Trung tâm bán đấu giá tài sản? 

A. Quyền đòi nợ

B. Thẻ tiết kiệm

C. Bất động sản

D. Tất cả a, b, c đều sai 

Câu 6: Tài sản nào không thể áp dụng biện pháp cầm cố?

A. Sổ tiết kiệm

B. Giấy tờ có giá

C. Nhà ở

D. Cả 03 đáp án a, b, c đều sai 

Câu 7: Tài sản nào bắt buộc áp dụng biện pháp thế chấp? 

A. Sổ tiết kiệm 

B. Quyền sử dụng đất 

C. Phương tiện vận tải

D. Cả 03 đáp án a, b, c đều sai 

Câu 8: Theo quy định của Luật đất đai, trường hợp nào được thế chấp quyền sử dụng đất? 

A. Đất giao có thu tiền sử dụng đất

B. Đất giao không thu tiền sử dụng đất

C. Đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê 

D. a hoặc c đều đúng

Câu 9: Căn cứ để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là gì?

A. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thự hiện không đúng nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh

B. Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn

C. Theo thỏa thuận của các bên

D. Tất cả các trường hợp trên đều đúng

Câu 10: Các trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm?

A. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

B. Pháp luật quy định tài sản phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác 

C. Theo thỏa thuận của các bên

D. b hoặc c đều đúng

Câu 11: Trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp bị phá sản thì việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo căn cứ nào?

A. Theo quy định của pháp luật về phá sản

B. Theo thỏa thuận tại Hợp đồng bảo đảm

C. Theo thỏa thuận của các bên tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm

D. a các bên tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm b hoặc c đều đúng

Câu 12: Nếu các bên không có thỏa thuận trước về phương thức xử lý, TSBĐ là bất động sản được xử lý theo phương thức nào?

A. Bán đấu giá theo quy định của pháp luật

B. Bên nhận bảo đảm nhận gán nợ 

C. Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

D. b hoặc c đều đúng

Câu 13: Theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 về quy định bảo lãnh ngân hàng, số dư bảo lãnh trong trường hợp nào được tính vào số dư bảo lãnh để thực hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng?

A. Số dư bảo lãnh trong trường hợp phát hành bảo lãnh cho bên được bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác

B. Số dư bảo lãnh trong trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác 

C. Số dư bảo lãnh trong trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở thư tín dụng dự phòng được phát hành bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác; 

D. Số dư bảo lãnh phát hành các hình thức mở thư tín dụng trả ngay BIDV.

Câu 14: Theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 về quy định bảo lãnh ngân hàng, những hình thức cam kết nào được gọi là cam kết bảo lãnh?

A. Thư tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh

B. Thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hình thức cam kết khác

C. Thư tín dụng, thư bảo lãnh, hợp đồng cấp bảo lãnh 

D. Thư tín dụng, thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cấp bảo lãnh 

Câu 15: Theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 về quy định bảo lãnh ngân hàng, khi nào ngân hàng được tất toán khoản bảo lãnh?

A. Ngân hàng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh

B. Hiệu lực của cam kết bảo lãnh đã hết

C. Bên được bảo lãnh đề nghị tất toán khoản bảo lãnh trong thời hạn bảo lãnh

D. a và b 

Câu 16: Theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 về quy định bảo lãnh ngân hàng, BIDV là ngân hàng có đủ điều kiện cấp bảo lãnh đối với người không cư trú. BIDV được xem xét quyết định cấp bảo lãnh đối với người không cư trú (bên được bảo lãnh) trong các trường hợp nào?

A. Bên được bảo lãnh là cá nhân và có ký quỹ 100% giá trị khoản bảo lãnh 

B. Bên được bảo lãnh là tổ chức và bên nhận bảo lãnh là người cư trú

C. Bên được bảo lãnh là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và 100% vốn đầu tư của nước ngoài.

D. a, b và c 

Câu 17: Theo quy định về bảo lãnh đối với tổ chức là không cư trú tại Thông tư số 28/2012/TTNHNN ngày 03/10/2012, các điều kiện để được bảo lãnh là gì?

A. Bên được bảo lãnh là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với phạm vi hoạt động hợp pháp của bên được bảo lãnh

B. Bên thụ hưởng là người cư trú

C. Bên được bảo lãnh ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh 

D. a và b hoặc a và c

Câu 18: Theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 , cách xác định thời hạn bảo lãnh được qui định như thế nào?

A. Từ ngày phát hành bảo lãnh cho đến thời điểm hết hiệu lực của bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh 

B. Từ khi bảo lãnh có hiệu lực theo thoả thuận của bên bảo lãnh với các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh

C. a và b đều đúng

D. a và b đều sai

Câu 20: Theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 về quy định bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng là gì?

A. Là bảo lãnh ngân hàng, theo đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bên bảo lãnh đối ứng) cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng.

B. Là bảo lãnh ngân hàng trong đó có 02 tổ chức tín dụng cùng thực hiện cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên được bảo lãnh, trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết 

C. Là bảo lãnh ngân hàng, trong đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bên bảo lãnh đối ứng) cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh và phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên bảo lãnh.

D. a, b và c đều sai 

Câu 21: Một khách hàng chưa có quan hệ tín dụng tại BIDV, đến đề nghị BIDV cấp bảo lãnh, BIDV được cho khách hàng bảo lãnh với mức tỷ lệ tối đa là bao nhiêu?

A. 15% vốn điều lệ của BIDV

B. 25% Vốn tự có của BIDV

C. 15% vốn tự có của BIDV

D. 25% vốn điều lệ của BIDV

Câu 22: Theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012, tổ chức tín dụng được cấp bảo lãnh không có bảo đảm trong các trường hợp nào?

A. Bên được bảo lãnh thuộc đối tượng hạn chế cấp tín dụng của TCTD đó

B. Tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh, bên được bảo lãnh vi phạm trong quan hệ cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng

C. Tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh, bên được bảo lãnh vi phạm trong quan hệ thanh toán tại tổ chức tín dụng 

D. Cả a, b và c đều sai 

Câu 23: Theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 , trong thời hạn bảo lãnh, chậm nhất sau bao nhiêu ngày bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh? 

A. 05 ngày làm việc kể từ ngày bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

B. 07 ngày làm việc kể từ ngày bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

C. 10 ngày làm việc kể từ ngày bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

D. 15 ngày làm việc kể từ ngày bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Câu 24: Khi khách hàng khiếu nại về lý do từ chối thực hiện bảo lãnh của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh có nghĩa vụ trả lời văn bản trong vòng bao nhiêu ngày?

A. 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại của khách hàng.

B. 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại của khách hàng

C. 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại của khách hàng.

D. 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại của khách hàng. 

Câu 25: Khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng ngoại tệ, TCTD bắt buộc phải hạch toán cho vay như thế nào? 

A. Bắt buộc hạch toán ghi nợ bằng loại ngoại tệ theo cam kết bảo lãnh

B. Bắt buộc hạch toán ghi nợ bằng đồng Việt Nam tương đương với giá trị ngoại tệ mà tổ chức tín dụng đã trả nợ thay theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh công bố tại thời điểm thanh toán trên cơ sở khả năng cân đối ngoại tệ của tổ chức tín dụng.

C. Hạch toán ghi nợ bằng loại ngoại tệ theo cam kết bảo lãnh, hoặc hạch toán ghi nợ bằng đồng Việt Nam tương đương với giá trị ngoại tệ mà tổ chức tín dụng đã trả nợ thay theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh công bố tại thời điểm thanh toán trên cơ sở khả năng cân đối ngoại tệ của tổ chức tín dụng.

D. a, b và c đều sai 

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Người đi làm