Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Xác suất thống kê - Phần 11. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kinh tế thương mại. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
40 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Trọng lượng trung bình của một loại sản phẩm là 24 kg với độ lệch chuẩn cho phép là 2,5 kg . Cân thử 36 sản phẩm được bảng số liệu sau đây. Cho rằng đây là BNN pp chuẩn . Với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng trọng lượng sản phẩm giảm hay không?
A. Tăng
B. Có giảm sút
C. Giữ nguyên
D. Không kết luận được
Câu 2: Tìm kích thước mẫu tối thiểu phải điều tra thêm để xác định chiều cao trung bình sinh viên trong trường với độ tin cậy 5% và độ chính xác không quá 1cm, biết rằng điều tra 100 sinh viên của năm trước thì độ lệch chuẩn hiệu chỉnh là 7,4cm.
A. 211 sinh viên
B. 111 sinh viên
C. 311 sinh viên
D. 11 sinh viên
Câu 3: Trọng lượng các bao hàng là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn, trung bình 100 kg, phương sai 0,01. Có nhiều ý kiến phản ánh trọng lượng bị thiếu. Tổ thanh tra cân ngẫu nhiên 25 bao thì thấy trọng lượng trung bình là 98,97 kg; Với mức ý nghĩa 0,05, có thể kết luận gì?
A. Giá trị quan sát không thuộc miền bác bỏ
B. Ý kiến phản ánh là có cơ sở
C. Ý kiến phản ánh là không có cơ sở
D. Không kết luận được gì
Câu 4: Phòng công tác chính trị sinh viên đặt ra mục tiêu chất lượng năm 2012 là “tỉ lệ sinh viên qui phạm nội qui là 2%”. Cuối năm, trong 1000 trường hợp ghi nhận thấy có tới 25 sinh viên qui phạm. Với mức ý nghĩa 5%, mục tiêu chất lượng trên có phù hợp không.
A. Phù hợp thực tế
B. Không phù hợp thực tế
C. Tỉ lệ vi phạm thực tế nhỏ hơn 2%
D. Tỉ lệ vi phạm thực tế lớn hơn 2%
Câu 5: Quan sát ngẫu nhiên 400 trẻ sơ sinh, ta thấy có 218 bé trai. Với mức ý nghĩa 5%, có thể khẳng định tỉ lệ sinh con trai và gái có như nhau không?
A. Tỉ lệ sinh con trai và gái là khác nhau
B. Tỉ lệ sinh con trai lớn hơn gái
C. Tỉ lệ sinh con trai nhỏ hơn gái
D. Tỉ lệ sinh con trai và gái có như nhau
Câu 6: Thăm dò 150 sinh viên thì có 27 sinh viên mong muốn cắm trại qua đêm dịp 26/3. Ước lượng số sinh viên sẽ tham gia cắm trại qua đêm trong dịp này với độ tin cậy 90%, biết rằng số sinh viên đang học tại trường hiện này là 26000.
A. Từ 1933 đến 7427 sinh viên
B. Khoảng 4680 sinh viên
C. Từ 1417 đến 7944 sinh viên
D. Tối đa 8976 sinh viên
Câu 7: Biết \(\overline X = 45,1;\overline Y = 3,56;{S_X} = 11,785;{S_Y} = 0,833;{r_{XY}} = 0,9729\) . Viết phương trình hồi qui tuyến tính của Y theo X.
A. y = 0,0688x + 0, 4571
B. y = 0,0599x - 0,9729
C. y = 0,0599x + 0,9729
D. y = 0,0688x - 0, 4571
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đường hồi qui tuyến tính của Y theo X?
A. \(\frac{{y - \overline Y }}{{{S_X}}} = {r_{XY}}\frac{{x - \overline X }}{{{S_Y}}}\)
B. \(\frac{{y - \overline Y }}{{{S_Y}}} = {r_{XY}}\frac{{x - \overline X }}{{{S_X}}}\)
C. \({r_{XY}}\frac{{y - \overline Y }}{{{S_Y}}} = \frac{{x - \overline X }}{{{S_X}}}\)
D. \({r_{XY}}\frac{{y - \overline Y }}{{{S_X}}} = \frac{{x - \overline X }}{{{S_Y}}}\)
Câu 9: Khẳng định nào dưới đây là đường hồi qui tuyến tính của Y theo X?
A. \(y = a\left( {x - \overline X } \right) + \overline Y\)
B. \(y = a\left( {x + \overline X } \right) - \overline Y\)
C. \(y = a\left( {x - \overline X } \right) - \overline Y\)
D. \(y = a\left( {x + \overline X } \right) + \overline Y\)
Câu 14: Một nhóm gồm 6 nam và 4 nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 ngƣời trong nhóm. X là số nữ chọn đƣợc. Kỳ vọng M(X)
A. 0,56
B. 0,64
C. 1,2
D. 1,8
Câu 15: Gieo 1 lần một con xúc xắc cân đối và đồng chất. X là số chấm ở mặt xuất hiện. Phương sai D(X)
A. 91/6
B. 7/2
C. 49/4
D. 35/12
Câu 17: Một khách sạn nhận đặt chỗ của 585 khách hàng cho 500 phòng vào ngày 2/9 vì theo kinh nghiệm của những năm trước cho thấy có 15% khách đặt chỗ nhưng không đến. Biết mỗi khách đặt 1 phòng, tính xác suất có từ 494 đến 499 khách đặt chỗ và đến nhận phòng vào ngày 2/9?
A. 0,0273;
B. 0,1273;
C. 0,2273;
D. 0,3273.
Câu 18: Trong một kho lúa giống có tỉ lệ hạt lúa lai tạp là 2%. Tính xác suất sao cho khi chọn lần lượt 1000 hạt lúa giống trong kho thì có từ 17 đến 19 hạt lúa lai tạp?
A. 0,2492;
B. 0,3492;
C. 0,0942;
D. 0,0342.
Câu 20: Chiều cao của nam giới đã trưởng thành là biến ngẫu nhiên X(cm) có phân phối N(165; 25). Tỉ lệ nam giới đã trưởng thành cao từ 1,65m đến 1,75m là:
A. 1,6%;
B. 42,75%;
C. 45,96%;
D. 47,73%.
Câu 22: Một bến xe khách trung bình có 70 xe xuất bến trong 1 giờ. Xác suất để trong 5 phút có từ 4 đến 6 xe xuất bến là:
A. 0,2133;
B. 0,2792;
C. 0,3209;
D. 0,4663.
Câu 23: Tại bệnh viện A trung bình 3 giờ có 8 ca mổ. Hỏi số ca mổ chắc chắn nhất sẽ xảy ra tại bệnh viện A trong 10 giờ là bao nhiêu?
A. 25 ca;
B. 26 ca;
C. 27 ca;
D. 28 ca.
Câu 24: Một trạm điện thoại trung bình nhận được 900 cuộc gọi trong 1 giờ. Xác suất để trạm nhận được đúng 32 cuộc gọi trong 2 phút là:
A. 0,0659;
B. 0,0481;
C. 0,0963;
D. 0,0624.
Câu 27: Xác suất có bệnh của những người chờ khám bệnh tại 1 bịnh viện là 72%. Khám lần lượt 61 người này, hỏi khả năng cao nhất có mấy người bị bệnh?
A. 41 người;
B. 42 người;
C. 43 người;
D. 44 người.
Câu 28: Xác suất có bệnh của những người chờ khám bệnh tại 1 bệnh viện là 12%. Khám lần lượt 20 người này, xác suất có ít hơn 2 người bị bệnh là:
A. 0,2891
B. 0,7109;
C. 0,3891;
D. 0,6109
Câu 29: Một hộp chứa 100 viên phấn trong đó có 10 viên màu đỏ. Hỏi nếu không nhìn vào hộp bốc tùy ý 1 lần bao nhiêu viên để xác suất có 4 viên màu đỏ là 0,0272?
A. 10 viên;
B. 12 viên;
C. 14 viên;
D. 16 viên.
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Xác suất thống kê có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 40 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận