Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương - Phần 19. Tài liệu bao gồm 24 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
21/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
2 Lần thi
Câu 3: Trọng lực có đặc điểm nào sau đây?
A. Là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên một vật, có tính đến ảnh hưởng của chuyển động tự quay của Trái Đất.
B. Phụ thuộc vào vĩ độ địa lí.
C. Có biểu thức \(\overrightarrow P = m\overrightarrow g\) , với m là khối lượng của vật và g là gia tốc trọng trường.
D. A, B, C đều là các đặc điểm của trong lực.
Câu 4: Khi nói về gia tốc rơi tự do, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Có giá trị tăng dần khi đi về phía hai cực của Trái Đất.
B. Có giá trị giảm dần khi lên cao.
C. Có giá trị tăng dần khi xuống sâu trong lòng đất.
D. Là gia tốc rơi của tất cả mọi vật, khi bỏ qua sức cản không khí.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây vật chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ?
A. Vật đứng yên trên mặt đường, không có xu hướng chuyển động.
B. Vật đứng yên trên mặt đường, nhưng có xu hướng chuyển động
C. Vật chuyển động đều trên mặt đường.
D. Cả ba trường hợp trên đều xuất hiện lực ma sát nghỉ.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của lực ma sát trượt?
A. Xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt vật khác.
B. Luôn ngược chiều với chiều chuyển động.
C. Tỉ lệ với áp lực vuông góc với mặt tiếp xúc.
D. Luôn cân bằng với thành phần tiếp tuyến với mặt tiếp xúc của ngoại lực.
Câu 7: Vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F\) như hình 2.28. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là µ; g là gia tốc rơi tự do. Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính lực ma sát tác dụng lên vật?
A. \({F_{ms}} = \mu mg\)
B. \({F_{ms}} = F\cos \alpha\)
C. \({F_{ms}} = \mu (mg - F\sin \alpha )\)
D. \({F_{ms}} = \mu (mg + F\sin \alpha )\)
Câu 8: Vật có khối lượng m trượt đều trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực kéo \(\overrightarrow F\) như hình 2.28. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là µ; g là gia tốc rơi tự do. Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính lực ma sát tác dụng lên vật?
A. \({F_{ms}} = \mu mg\)
B. \({F_{ms}} = cos \alpha \)
C. \({F_{ms}} = F\)
D. \({F_{ms}} = \mu (mg + F\sin \alpha )\)
Câu 9: Vật có khối lượng m = 2 kg, đang đứng yên trên mặt phẳng ngang thì chịu một lực kéo F = 5N hướng xiên lên một góc α = 30o so với phương ngang (hình 2.28). Hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng ngang lần lượt là µ = 0,20 và µn = 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực ma sát tác dụng lên vật.
A. 4,33N
B. 3,92N
C. 3,50N
D. 2,50N
Câu 10: Vật có khối lượng m = 2 kg, đang đứng yên trên mặt phẳng ngang thì chịu một lực kéo F = 5N hướng xiên lên một góc α = 60o so với phương ngang (hình 2.28). Hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng ngang lần lượt là µ = 0,20 và µn = 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực ma sát tác dụng lên vật.
A. 3,1 N
B. 4,3 N
C. 2,5 N
D. 3,9 N
Câu 11: Vật có khối lượng m = 2 kg, đang đứng yên trên mặt phẳng ngang thì chịu một lực kéo F = 5N hướng xiên lên một góc α = 45o so với phương ngang (hình 2.28). Hệ số ma sát trượt và hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng ngang lần lượt là µ = 0,20 và µn = 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Vật m sẽ:
A. Chuyển động đều.
B. Chuyển động chậm dần.
C. Đứng yên
D. Chuyển động nhanh dần.
Câu 12: Theo định luật III Newton, lực và phản lực không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cùng bản chất
B. Cùng tồn tại và cùng mất đi đồng thời
C. Cùng điểm đặt
D. Cùng phương nhưng ngược chiều
Câu 13: Gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g0, bán kính Trái Đất là R. Gia tốc rơi tự do tại độ cao h so với mặt đất có biể thức:
A. \({g_h} = {g_0}\frac{R}{{R + h}}\)
B. \({g_h} = {g_0}{\left( {\frac{R}{{R + h}}} \right)^2}\)
C. \({g_h} = {g_0}\frac{{{R^2}}}{{{R^2} + {h^2}}}\)
D. \({g_h} = {g_0}\frac{{R + h}}{R}\)
Câu 14: Vật khối lượng m, trượt trên mặt phẳng nghiêng (có góc nghiêng α so với phương ngang) dưới tác dụng của trọng lực. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt nghiêng là µ. Lực ma sát trượt có biểu thức nào sau đây?
A. Fms = µmg
B. Fms = µmgcosα
C. Fms = µmgsinα
D. Fms = mg(sinα + µ cosα)
Câu 16: Hình 2.32 mô tả chu trình chuyển động của thang máy, gồm ba giai đoạn: nhanh dần đều, đều, chậm dần đều. Khối lượng của thang máy là 400kg. Tính định lực căng lớn nhất của dây cáp treo thang máy trong quá trình thang máy chuyển động không tải. Lấy g = 10 m/s2
A. 4000N
B. 2500N
C. 3000N
D. 5000N
Câu 22: Vật khối lượng m, chuyển động trên mặt phẳng nghiêng (có góc nghiêng α so với phương ngang) dưới tác dụng của trọng lực. Tính phản lực pháp tuyến của mặt nghiêng tác dụng lên vật là:
A. N = mg
B. N = mgcosα
C. N = mgsinα
D. N = mg(sinα + cosα)
Câu 23: Vật khối lượng m, đứng yên trên mặt phẳng nghiêng, nghiêng một góc α so với phương ngang. Tính phản lực liên kết R do mặt nghiêng tác dụng lên vật.
A. R = mg
B. R = mg.sinα
C. R = mg.cosα
D. R = mg.tgα
Câu 24: Một ôtô chuyển động thẳng đều lên dốc nghiêng một góc α so với phương ngang. Kí hiệu m là khối lượng ôtô, g là gia tốc trọng trường và µ là hệ số ma sát giữa ôtô và mặt đường thì lực phát động của ôtô là:
A. F = mg (sinα + µcosα)
B. F = mg(sinα - µcosα)
C. F > mg(sinα + µcosα)
D. F < mg(sinα - µcosα)
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý đại cương có đáp án Xem thêm...
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 24 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận