Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức - Phần 11. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
4 Lần thi
Câu 1: Chức năng của đạo đức xã hội:
A. Điều chỉnh hành vi
B. Nhân thức
C. Giáo dục, điều chỉnh hành vi
D. Nhân thức, giáo dục, điều chỉnh hành vi
Câu 2: Bản chất của đạo đức xã hội là:
A. Sự điều chỉnh mối quan hệ xã hội
B. Sự điều chỉnh mối quan hệ xã hội, là biện pháp giải quyết các mâu thuẫn xã hội.
C. Làm cho xã hội phát triển, tiến bộ
D. Sự điều chỉnh mối quan hệ xã hội, là biện pháp giải quyết các mâu thuẫn xã hội làm cho xã hội phát triển, tiến bộ
Câu 3: Đạo đức chỉ xuất hiện:
A. Nơi nào có mối quan hệ, trong xã hội có đấu tranh giai cấp
B. Ở xã hội công xã nguyên thủy
C. Trong xã hội có đấu tranh giai cấp
D. Nơi nào có mối quan hệ, bắt đầu từ xã hội công xã nguyên thủy
Câu 4: Ở xã hội công xã nguyên thủy:
A. Thông qua lao động, ngôn ngữ con người biểu lộ những mối quan hệ tình cảm giữa cá nhân và cộng đồng
B. Ở chế độ thị tộc, ý thức đạo đức gắn với cuộc sống tinh thần tổ tiên là tôn giáo nguyên tnủy
C. Ý thức xã hội bắt đầu xuất hiện từ:” Ý thức bầy đàn đơn thuần”
D. Ý thức xã hội bắt đầu xuất hiện từ:” Ý thức bầy đàn đơn thuần”. Thông qua lao động, ngôn ngữ con người biểu lộ những mối quan hệ tình cảm giữa cá nhân và cộng đồng. Ở chế độ thị tộc, ý thức đạo đức gắn với cuộc sống tinh thần tổ tiên là tôn giáo nguyên thủy
Câu 5: Ở chế độ công xã nguyên thủy, đạo đức thể hiện dưới:
A. Kinh nghiệm
B. Truyền thống
C. Kinh nghiệm, truyền thống, phong tục, tập quán, các điều cấm kỵ
D. Kinh nghiệm, truyền thống
Câu 6: Ở chế độ công xã nguyên thủy:
A. Ý thức cá thể mâu thuẫn với ý thức tập thể
B. Ý thức cá thể đồng nhất với ý thức tập thể
C. Ý thức cá thể mâu thuẫn với ý thức tập thể (hòa tan lao động và lợi ích cá nhân vào tập thể)
D. Ý thức cá thể đồng nhất với ý thức tập thể (hòa tan lao động và lợi ích cá nhân vào tập thể)
Câu 7: Nền tảng của đạo đức công xã nguyên thủy chính là:
A. Lao động
B. Sự hợp tác và công bằng
C. Ý thức bầy đàn đơn thuần
D. Lợi ích cá nhân
Câu 8: Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ (CHNL):
A. Không đồng nhất và mâu thuẫn, có tính đối kháng. Sản xuất CHNL là cơ sở của đạo đức CHNL
B. Sản xuất CHNL là cơ sở của đạo đức CHNL
C. Không đồng nhất và mâu thuẫn
D. Có tính đồng nhất
Câu 9: Ở xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức xã hội có đặc điểm:
A. Là những quan niệm đạo đức không đồng nhất và mâu thuẫn, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị (chủ nô)
B. Là biện pháp khắc phục mâu thuấn giai cấp nhằm đè bẹp ý chí của giai cấp bị trị (nô lệ)
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị (chủ nô)
D. Là những quan niệm đạo đức không đồng nhất và mâu thuẫn, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị (chủ nô). Là biện pháp khắc phục mâu thuấn giai cấp nhằm đè bẹp ý chí của giai cấp bị trị (nô lệ)
Câu 10: Đạo đức xã hội chiếm hữu nô lệ:
A. Giai cấp nô lệ được xếp là công dân
B. Giai cấp nô lệ đuợc bảo vệ về mặt quan niệm đao đức
C. Các quan niệm tiến bộ đều không có chỗ đứng cho giai cấp nô lệ
D. Giai cấp nô lệ được bảo vệ về mặt luật pháp
Câu 11: Đạo đức xã hội phong kiến:
A. Chỉ tồn tại một kiểu đạo đức duy nhất
B. Bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp công dân
C. Bảo vệ cho quyền lợi của người lao động
D. Tồn tại đồng thời nhiều kiểu đạo đức: đạo đức của chính giai cấp phong kiến (Địa chủ, quí tộc, quan lại thống trị), đạo đức của giai cấp nông dân và người lao động
Câu 12: Đặc điểm của đạo đức xã hội phong kiến:
A. Tư tưởng quyền uy trở thành nguyên lý đạo đức, đặt xã hội dưới sự điều khiển của giai cấp phong kiến thống trị
B. Tư tưởng công bằng là nguyên lý đạo đức phong kiến
C. Là những tiêu chuẩn, chuẩn mực bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động
D. Tư tưởng dân chủ là nguyên lý đạo đức phong kiến
Câu 13: Cơ sở của đạo đức chủ nghĩa tư bản là:
A. Qui luật giá trị
B. Qui luật canh tranh
C. Chủ nghĩa cá nhân tư sản vị kỷ
D. Lợi ích tập thể
Câu 14: Ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, đạo đức xã hội của giai cấp tư sản:
A. Sản sinh ra những lớp người có trách nhiệm với xã hội
B. Được xây dựng trên cơ sở nền dân chủ tư sản
C. Bị đe dọa bởi qui luật cạnh tranh
D. Xâm phạm quyền sở hữu tư nhân
Câu 15: Đạo đức tư bản chủ nghĩa:
A. Là hình thái ý thức xã hội thuần nhất
B. Gồm nhiều nội dung đạo đức của các giai cấp khác nhau
C. Lệ thuộc vào đồng tiền
D. Gồm nhiều nội dung đạo đức của các giai cấp khác nhau và lệ thuộc vào đồng tiền
Câu 16: Đạo đức trong xã hội tư bản:
A. Là hình thái y ïthức xã hội thuần nhất
B. Tồn tại nhiều nội dung đạo đức của giai cấp tư sản, của công nhân và của nhiều lực lượng tiến bộ khác
C. Dựa trên cơ sở công bằng
D. Có lợi ích đồng nhất
Câu 17: Đạo đức xã hội chủ nghĩa:
A. Là giai đoạn thấp của đạo đức Cộng sản chủ nghĩa
B. Chính là đạo đức Cộng sản chủ nghĩa
C. Chỉ có ở các nước XHCN
D. Không có tàn dư của đạo đức phi XHCN khác
Câu 18: Đặc điểm của đạo đức xã hội chủ nghĩa:
A. Các giá trị sáng tạo của cá nhân không được biết đến
B. Là nền đạo đức tiến bộ nhất
C. Không vì mục tiêu con người
D. Lợi ích của người lao động không đồng nhất với lợi ich của toàn xã hội
Câu 19: Những nguyên tắc của đạo đức xã hội chủ nghĩa:
A. Lao động sáng tạo và lòng trung thành với chủ nghĩa yêu nước, với lý tưởng XHCN
B. Lòng trung thành với chủ nghĩa yêu nước
C. Lòng trung thành với chủ nghĩa yêu nước, với lý tưởng XHCN
D. Lòng trung thành với lý tưởng XHCN
Câu 20: Đạo đức nghề nghiệp:
A. Là đạo đức chung của xã hội
B. Là những yêu cầu đạo đức đặc biệt
C. Có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó
D. Là những yêu cầu đạo đức đặc biệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó
Câu 21: Đạo đức nghề nghiệp có những đặc điểm nào sau đây:
A. Có những đặc thù và yêu câu riêng biệt
B. Là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp
C. Có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó
D. Có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó. Là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp
Câu 22: Đặc điểm của đạo đức nghề nghiệp:
A. Là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội
B. Là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp
C. Mỗi nghề nghiệp có những tiêu chuẩn đạo đức đặc thù riêng
D. Là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp; Tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng lao động. Mỗi nghề nghiệp có những tiêu chuẩn đạo đức đặc thù riêng
Câu 23: Định nghĩa phạm trù là:
A. Những khái niệm riêng biệt về các thuộc tính của sự vật
B. Khái niệm về tập hợp các đặc tính của sự vật
C. Khái niệm về các lọai sự vật hiện tượng
D. Những khái niệm chung nhất, phản ánh những đặc tính cơ bản và mối quan hệ phổ biến nhất của các hiện tượng
Câu 24: Đặc điểm của phạm trù:
A. Là những khái niệm chung nhất
B. Phản ánh những đặc tính cơ bản và mối quan hệ phổ biến nhất của hiện tượng
C. Là những khái niệm riêng biệt, phản ánh những đặc tính cơ bản và mối quan hệ phổ biến nhất của hiện tượng
D. Là những khái niệm chung nhất, phản ánh những đặc tính cơ bản và mối quan hệ phổ biến nhất của hiện tượng
Câu 25: Một trong những đặc điểm của phạm trù là:
A. Tính đặc hiệu
B. Tính cụ thể
C. Tính khái quát
D. Tính chủ quan
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tâm lý y đức có đáp án Xem thêm...
- 4 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận