Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật thực phẩm - Phần 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật thực phẩm - Phần 1

  • 30/08/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 1.6K Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật thực phẩm - Phần 1. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

20 Phút

Tham gia thi

121 Lần thi

Câu 1: Khi nào sử dụng phương pháp khuấy bằng khí nén?

A. Khi khuấy chất lỏng có độ nhớt thấp

B. Khi khuấy chất lỏng có độ nhớt cao 

C. Khi khuấy chất lỏng có khả năng hấp thụ khí 

D. Khi khuấy chất lỏng có độ nhớt rất cao

Câu 2: Lắng trong thiết bị mà dòng hỗn hợp được cho vào một thùng quay quanh trục cố định:

A. Máy ly tâm

B. Cyclon

C. Lắng nhiều tầng làm việc bán liên tục

D. Lắng nhiều tầng làm việc liên tục

Câu 3: Ống dẫn khí nén thường đặt vị trí nào trong thiết bị khuấy trộn?

A. Trên đáy thiết bị

B. Trên thành thiết bị

C. Trên mặt chất lỏng

D. Giữa khối chất lỏng

Câu 4: Chuẩn số Frude đặc trưng cho sự đánh giá:

A. Độ lớn của trường lực ly tâm

B. Độ lớn của trường trọng lực

C. Độ lớn của trường lực tĩnh điện

D. Không có trường lực nào

Câu 5: Đại lượng nào cần lưu ý khi thiết kế hệ thống thiết bị khuấy trộn chất lỏng bằng khí nén?

A. Áp suất khí 

B. Đường kính thiết bị 

C. Chiều dài thiết bị 

D. Loại khí nén

Câu 6: Tấm chặn được sử dụng trong thiết bị khuấy trộn có tác dụng gì?

A. Không cho tạo thành hình phễu 

B. Không cho tạo dòng chảy xoáy 

C. Không cho tạo dòng chảy rối 

D. Tạo hình phễu

Câu 7: Các phương pháp thường dùng để xác định vận tốc lắng:

A. Phương pháp lặp, phương pháp chuẩn số Ar

B. Phương pháp lặp, phương pháp giản đồ Ar – Re – Ly

C. Phương pháp giản đồ Ar – Re – Ly

D. Phương pháp lặp, phương pháp chuẩn số Ar, phương pháp giản đồ Ar – Re – Ly

Câu 8: Để tăng năng suất quá trình lắng ta phải…:

A. tăng diện tích bề mặt lắng

B. tăng chiều cao lắng

C. giảm tiết diện bề mặt lắng

D. giảm chiều cao lắng

Câu 9: Khi thay đổi phương, hướng của dòng chảy trong thiết bị lắng trong trường trọng lực nhằm mục đích gì?  

A. Tăng thời gian lưu và tạo lực quán tính

B. Tăng tốc độ lắng và thời gian lưu

C. Giảm thời gian lưu và tạo lực quán tính

D. Tăng thời gian lưu và triệt tiêu lực quán tính

Câu 10: Trong quá trình lắng, nếu cho dòng chảy đứng yên thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình?  

A. Năng suất thấp, thời gian lâu, thiết bị cồng kềnh

B. Thời gian lâu, năng suất giảm

C. Thiết bị cồng kềnh, năng suất giảm

D. Thời gian lâu, thiết bị cồng kềnh

Câu 11: Lực ly tâm trong máy ly tâm đĩa tạo ra là do:

A. Sự quay của thùng

B. Sự quay của các đĩa

C. Sự quay của vách ngăn cách

D. Sự quay của các ống nhập và tháo liệu

Câu 12: Lọc là quá trình:

A. Phân riêng hỗn hợp qua vách ngăn xốp

B. Phân riêng hỗn hợp qua bề mặt ngăn cách

C. Phân riêng hỗn hợp qua vách ngăn

D. Phân riêng hỗn hợp qua lưới ngăn

Câu 13: Động lực quá trình lọc là…:

A. Sự chênh lệch về áp suất

B. Sự chênh lệch về nồng độ

C. Sự chênh lệch về độ ẩm

D. Sự chênh lệch về khối lượng

Câu 14: Trong quá trình lọc…:

A. Pha liên tục là nước lọc, pha phân tán là bã lọc

B. Pha liên tục là bã lọc, pha phân tán là nước lọc

C. Pha liên tục là nước lọc, pha phân tán cũng là nước lọc

D. Pha liên tục là bã lọc, pha phân tán cũng là bã lọc

Câu 15: Tăng động lực quá trình lọc bằng cách:

A. Tăng áp suất trước vách ngăn lọc

B. Giảm áp suất trước vách ngăn lọc

C. Tăng áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc

D. Giảm áp suất trước vách ngăn lọc hoặc tăng áp suất sau vách ngăn lọc 

Câu 16: Quá trình gọi là lọc áp lực khi:

A. Tăng áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén

B. Giảm áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không

C. Giảm áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không

D. Tăng áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén

Câu 17: Quá trình gọi là lọc chân không khi:

A. Giảm áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không

B. Tăng áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén

C. Giảm áp suất trước vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm chân không

D. Tăng áp suất sau vách ngăn lọc bằng cách dùng bơm hay máy nén

Câu 18: Thiết bị lọc khung bàn là loại thiết bị lọc:

A. Áp lực, gián đoạn

B. Áp lực, liên tục

C. Chân không, gián đoạn

D. Chân không, liên tục 

Câu 19: Thiết bị lọc khung bàn là thiết bị lọc có:

A. Dòng nhập liệu liên tục, nước lọc thu liên tục và bã lọc tháo theo chu kỳ

B. Dòng nhập liệu liên tục, nước lọc thu theo chu kỳ và bã lọc tháo theo chu kỳ

C. Dòng nhập liệu liên tục, bã lọc tháo theo liên tục và nước lọc thu chu kỳ

D. Dòng nhập liệu theo chu kỳ, nước lọc thu liên tục và bã lọc tháo theo chu kỳ

Câu 20: Trong thiết bị lọc khung bản, bã lọc chứa ở:

A. Giữa khung và bản

B. Bản

C. Vải lọc

D. Khung

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật thực phẩm có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật thực phẩm có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 121 Lượt thi
  • 20 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Sinh viên