Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ sản xuất Dược phẩm - Phần 6. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
25 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 1: Cho công thức nhũ tương sau: Créosot 33 g Lecithin 2 g Nước cất vđ 100 g Nhũ tương trên được điều chế bằng phương pháp:
A. Phương pháp dùng dung môi chung
B. Phương pháp keo khô
C. Phương pháp keo ướt
D. Phương pháp ngưng kết
Câu 2: Nguyên tắc thực hiện phương pháp keo ướt: Chất nhũ hóa được hòa tan trong lượng lớn ....., sau đó thêm ...... ...... vào, vừa phân tán đến khi hết ..... và tiếp tục phân tán cho đến khi nhũ tương đạt yêu cầu:
A. pha nội, nhanh, pha ngoại, pha ngoại
B. pha nội, từ từ, pha ngoại, pha ngoại
C. pha ngoại, nhanh, pha nội, pha nội
D. pha ngoại, từ từ, pha ngoại, pha nội
Câu 3: Phương pháp keo khô còn được gọi là phương pháp 4:2:1 là muốn lưu ý tỉ lệ:
A. Nước: Dầu: Gôm
B. Nước: Gôm: Dầu
C. Dầu: Nước: Gôm
D. Dầu: Gôm: Nước
Câu 4: Phương pháp keo khô thường được áp dụng điều chế nhũ tương khi:
A. Có phương tiện gây phân tán tốt
B. Chất nhũ hóa ở dạng bột
C. Phương tiện gây phân tán là cối chày
D. A và B
Câu 5: Trong phương pháp trộn lẫn 2 pha sau khi đun nóng: khi tiến hành trộn lẫn 2 pha nên duy trì nhiệt độ:
A. Pha dầu cao hơn pha nước 5-100C
B. Pha nước cao hơn pha dầu 5-100C
C. Pha dầu cao hơn pha nước 3-50C
D. Pha nước cao hơn pha dầu 3-5 0C
Câu 6: Phương pháp xà phòng hóa điều chế nhũ tương có đặc điểm:
A. Chất nhũ hóa được tạo ra trong quá trình điều chế
B. Chất nhũ hóa ở dạng dịch thể
C. Chất nhũ hóa là xà phòng có sẵn trong công thức
D. Chất có tác dụng là xà phòng
Câu 7: Kiểu nhũ tương phụ thuộc vào:
A. Sự khác biệt tỉ trọng 2 tướng
B. Độ tan tương đối của chất nhũ hóa trong mỗi pha
C. Độ nhớt của tướng ngoại
D. Kích thước của tiểu phân pha nội
Câu 8: Nhũ tương kiểu N/D có thể dùng trong các dạng bào chế:
A. Potio
B. Thuốc mỡ
C. Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch
D. Tất cả đều
Câu 9: Yếu tố nào sau đây KHÔNG ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của hệ phân tán:
A. tỉ lệ pha phân tán
B. hoạt động của vi sinh vật
C. kích thước các tiểu phân
D. chuyển động Brown
Câu 10: Các hiện tượng đặc trưng của bề mặt tiếp xúc:
A. Hiện tượng Tyndall, sức căng bề mặt (SCBM)
B. Hiện tượng khuếch tán, SCBM
C. Hiện tượng hấp phụ, SCBM
D. Hiện tượng thẩm thấu, SCBM
Câu 11: Các chất sau đây có thể dùng làm chất nhũ hóa, chất gây thấm cho cả 3 dạng uống, tiêm, dùng ngoài:
A. Các gôm arabic, adragant
B. Các chất ammonium bậc 4
C. Các alcol có chứa saponin
D. Các polysorbat, lecithin
Câu 12: Phương pháp làm khô thích hợp với các sản phẩm kém bền nhiệt:
A. Làm khô trên trụ
B. Đông khô
C. Sấy
D. Phơi
Câu 13: Khi trong công thức bột thuốc có chất màu, cần cho chất màu vào ở giai đoạn:
A. Trước tiên trong quá trình trộn
B. Sau cùng trong quá trình trộn
C. Giai đoạn giữa trong quá trình trộn
D. Lúc nào cũng được
Câu 14: CHỌN CÂU SAI. Ưu điểm của tá dược thân nước:
A. Có thể hoà tan hoặc trộn đều với nước và nhiều chất lỏng phân cực
B. Giải phóng hoạt chất nhanh, nhất là với các chất dễ tan trong nước
C. Thể chất tương đối ổn định, ít thay đổi theo điều kiện thời tiết
D. Trơn nhờn, dễ rửa sạch bằng nước
Câu 15: CHỌN CÂU SAI. Nhược điểm của tá dược thân dầu:
A. Kém bền vững
B. Dễ bị mấm mốc và vi khuẩn xâm nhập
C. Trơn nhờn, khó rửa sạch bằng nước
D. Dễ bị khô cứng, nứt mặt trong quá trình bảo quản
Câu 16: CHỌN CÂU SAI. Các hình dạng của thuốc đạn gồm:
A. Hình trụ
B. Hình cầu
C. Hình nón
D. Hình thủy lôi
Câu 17: CHỌN CÂU SAI. Sự hấp thu dược chất từ thuốc đạn: Sau khi đặt vào trực tràng, viên thuốc được chảy lỏng hoặc hoà tan trong niêm dịch, dược chất được giải phóng và hấp thu vào cơ thể theo các đường sau:
A. Theo tĩnh mạch trực tràng dưới và tĩnh mạch trực tràng giữa qua tĩnh mạch chủ dưới rồi vào hệ tuần hoàn chung không qua gan
B. Theo tĩnh mạch trực tràng dưới và tĩnh mạch trực tràng giữa qua tĩnh mạch chủ dưới, qua gan rồi vào hệ tuần hoàn chung
C. Theo tĩnh mạch trực tràng trên vào tĩnh mạch cửa qua gan rồi vào hệ tuần hoàn chung
D. Theo hệ lympho rồi vào hệ tuần hoàn
Câu 18: CHON CÂU SAI.̣ Ưu điểm của dạng thuốc đạn:
A. Dạng thuốc đạn thích hợp với người bệnh là phụ nữ có thai, dễ bị nôn khi uống thuốc
B. Dạng thuốc đạn thích hợp với các dược chất dễ bị phân huỷ bởi dịch dạ dày
C. Có khoảng từ 70%-80% lượng dược chất sau khi hấp thu được chuyển vào hệ tuần hoàn không phải qua gan, không bị phân huỷ ở gan trƣớc khi gây tác dụng
D. Thích hợp người bệnh ở trạng thái hôn mê không thể uống thuốc
Câu 19: CHỌN CÂU SAI .Yêu cầu đối vơi tá dược thuốc đặt:
A. Giải phóng dược chất từ từ, tạo điều kiện cho dược chất hấp thu dễ dàng
B. Thích hợp với nhiều loại dược chất hay gặp trong dạng thuốc đặt, không gây tương kỵ với các dược chất đó, có khả năng tạo với các dược chất thành hỗn hợp đồng đều
C. Thích hợp với nhiều phương pháp điều chế: đổ khuôn, nặn hoặc ép khuôn
D. Vững bền, không bị biến chất trong quá trình bảo quản và không gây kích ứng niêm mạc nơi đặt
Câu 20: Nhược điểm của bơ ca cao:
A. Nhiệt độ nóng chạy cao, đun chảy lâu mất thời gian
B. Khả năng nhũ hóa kém
C. Hiện tượng dị hình
D. Khả năng phối hợp với nhiều loại dược chất để điều chế thuốc đặt kém
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ sản xuất Dược phẩm có đáp án Xem thêm...
- 1 Lượt thi
- 25 Phút
- 20 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận