Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ sản xuất Dược phẩm - Phần 3. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
25 Phút
Tham gia thi
9 Lần thi
Câu 1: Thuốc đặt trực tràng thích hợp cho các loại dược chất:
A. Có độ tan thấp
B. Kích ứng đường tiêu hóa
C. Có thời gian bán thải ngắn
D. Dễ bị oxy hóa
Câu 2: Thuốc đặt trực tràng hấp thu theo đoạn tĩnh mạch nào hạn chế được sự chuyển hóa lần đầu ở gan:
A. Tĩnh mạch trĩ trên
B. Tĩnh mạch trĩ giữa
C. Tĩnh mạch trĩ dưới
D. B, C
Câu 3: Tá dược nào sau đây thường dùng cho thuốc trứng đặt âm đạo:
A. Witepsol
B. Lactose
C. PEG
D. Tinh bột
Câu 4: Tương kỵ xảy ra giữa tannin và gelatin là:
A. Phản ứng trao đổi
B. Phản ứng kết hợp
C. Phản ứng oxy hóa khử
D. Phản ứng thủy phân
Câu 7: CHỌN CÂU SAI. Sinh khả dụng viên nang cao hơn viên nén tương ứng là:
A. Sử dụng ít tá dược
B. Công thức bào chế đơn giản
C. Vỏ nang dễ tan rã
D. Sử dụng lực nén lớn để nén khối bột thuốc
Câu 8: Chọn một yếu tố cản trở sự hấp thu thuốc qua da:
A. Hệ số khuếch tán
B. Diện tích bề mặt bôi thuốc
C. Nồng độ hoạt chất trong thuốc mỡ
D. Độ dày của màng khuếch tán
Câu 9: Vai trò của tá dược thuốc mỡ không bao gồm yếu tố:
A. Tăng cường sự phân tán hoạt chất
B. Gây tác dụng điều trị
C. Dẫn thuốc thấm vào nơi điều trị
D. Chống tác dụng của vi khuẩn
Câu 10: Hãy chọn một ý sai về tính chất của tá dược thuộc nhóm hydrocarbon:
A. Dễ phối hợp để điều chỉnh thể chất
B. Dẫn thuốc thấm sâu
C. Không có khả năng nhũ hóa
D. Bền vững về tính chất lý hóa và với vi sinh vật
Câu 11: Tính chất nào không với sáp:
A. Thể chất cứng hoặc mềm dẻo
B. Cấu tạo bởi các glycerid của acid béo cao và của glycerin
C. Làm chất nhũ hóa phối hợp để tăng khả năng nhũ hóa
D. Bền vững hơn
Câu 12: Ý nào sau đây không phải là tính chất của tá dược nhũ hóa:
A. Có khả năng hút mạnh các chất lỏng phân cực
B. Bền vững hơn với nhiệt độ
C. Dễ bám thành lớp mỏng trên các niêm mạc ướt
D. Thường được chế sẵn để tiện pha chế
Câu 14: CHỌN CÂU SAI. Thành phần chính của vỏ nang tinh bột bao gồm:
A. Nước
B. Tinh bột
C. Gelatin
D. Glycerin
Câu 15: Vai trò của Glycerin trong thành phần vỏ nang tinh bột:
A. Giữ độ bóng và độ dẻo của vỏ nang
B. Tạo độ trương nở trong dịch vị
C. Làm vỏ nang dễ rã hơn khi uống
D. Tăng độ cứng cho vỏ nang
Câu 16: Đối với Gelatin dược dụng được dùng làm vỏ nang, thì:
A. Độ nhớt thấp sẽ làm vỏ nang mỏng, thời gian sấy khô lâu.
B. Độ nhớt cao sẽ làm vỏ nang dày, nhiệt độ đóng nang thấp
C. Đối với phương pháp ép khuôn, cần gelatin có độ bền gel cao
D. Để điều chế vỏ nang cứng cần dùng gelatin có độ bền gel thấp
Câu 17: Khi lương bột thuộ ́c trong nang không đồng đều, thêm vào công thức bào chế:
A. Tá dược độn
B. Tá dược trơn bóng
C. Chất diện hoạt
D. Tá dược dính
Câu 18: CHỌN CÂU SAI. Trong phương pháp đóng thuốc vào nang bằng Piston, thì lượng bột thuốc được đóng vào mỗi nang phụ thuộc vào ?
A. Lực nén của piston
B. Thể tích buồng piston
C. Khả năng chịu nén của khối bột
D. Tốc độ quay của mâm
Câu 19: CHỌN CÂU SAI. Khí hóa lỏng nhóm Hidrocacbon thường được dùng trong sản xuất thuốc phun mù hoàn chỉnh:
A. Propan
B. n - butan
C. Isobutan
D. Metan
Câu 20: Yêu cầu chất lượng thuốc đặt:
A. Dịu với niêm mạc nơi đặt thuốc
B. Nhiệt độ nóng chảy càng cao càng tốt để dễ dàng bảo quản, đảm bảo tuổi thọ của thuốc
C. Có độ bền cơ học thích hợp
D. A, C
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ sản xuất Dược phẩm có đáp án Xem thêm...
- 9 Lượt thi
- 25 Phút
- 20 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận