Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 41

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 41

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 162 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 41. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 2: Những tải trọng theo phương dọc cầu tác dụng lên lên những trụ nằm trong phạm vi nhịp thông thuyền gồm những loại nào?

A. Lực hãm xe BR, lực ma sát FR, gió WL+WS và lực va tầu CV.

B. Lực hãm xe BR, lực ma sát , lực gió (dọc) WL+WS và 50% lực va tầu CV.

C. Lực hãm xe BR, lực ma sát FR, gió WL+WS.

D. Lực hãm xe BR và lực va tầu CV.

Câu 3: Hãy cho biết nguyên lý xác định vị trí trục trung hòa của mặt cắt dầm BTCT hoặc bê tông ứng suất trước chịu uốn?

A. Xác định theo nguyên lý hình học tìm trọng tâm tiết diện nguyên của bê tông

B. Xác định theo nguyên lý hình học tìm trọng tâm tiết diện tính đổi từ cốt thép sang bê tông

C. Từ phương trình cân bằng các thành phần lực trong các loại cốt thép và hợp lực của khối ứng suất vùng bê tông chịu nén

D. Dựa vào tỉ lệ giữa chiều cao vùng chịu nén của bê tông và chiều cao có hiệu của tiết diện x/h0 ứng với hàm lượng cốt thép tối đa

Câu 4: Sức kháng uốn danh định Mn của dầm bê tông ứng suất trước được viết như sau:

A. Sai, vì thiếu thành phần chịu lực của bê tông chịu nén.

B. Đúng, vì là tổng các mô men so với trọng tâm của vùng bê tông chịu nén.

C. Chỉ đúng với trường hợp dầm chữ nhật và dầm chữ T khi vùng chịu nén nằm trong bản cánh.

D. Sai, thiếu thành phần mô men của khối ứng suất vùng bê tông chịu nén.

Câu 5: Khả năng chống nứt của dầm bê tông chịu uốn được thiết kế dựa trên tiêu chí nào?

A. Khống chế ứng suất kéo trong bê tông đối với dầm BTCT thường.

B. Không cho xuất hiện ứng suất kéo trong bê tông đối với dầm bê tông ứng suất trước.

C. Khống chế ứng suất kéo trong cốt thép thường fsa ≤ 0,6fy.

D. Khống chế độ mở rộng vết nứt.

Câu 6: Để tính độ võng và độ vồng của dầm bê tông chịu uốn, độ cứng của dầm được xem xét như thế nào?

A. Độ cứng của của tiết diện nguyên: EcIg

B. Độ cứng của tiết diện tính đổi: EcItd

C. Độ cứng của tiết diện nguyên không đàn hồi: 0,85EcIg

D. Độ cứng của mặt cắt có hiệu: EcIe (trong đó Ie ≤ Ig)

Câu 8: Sức kháng cắt danh định của dầm bê tông cốt thép và bê tông ứng suất trước bao gồm những thành phần nào?

A. Sức kháng cắt của bê tông Vc, của cốt thép đai thường Vs và cốt thép đai dự ứng lực Vp.

B. Sức kháng cắt của bê tông Vc, của cốt đai thường Vs và của cốt dự ứng lực kéo xiên Vp.

C. Sức kháng cắt của bê tông Vc, của cốt đai thường nằm trong phạm vi vết nứt xiên góc θ0 và phân lực thẳng đứng của cốt thép dự ứng lực kéo xiên Vp.

D. Trị số nhỏ nhất của: Vc phụ thuộc β+Vs trong vết nứt xiên θ0 + Vp và Vc không phụ thuộc β + Vp.

Câu 9: Trên đường cong bề rộng mặt nền đường được nới rộng về phía nào?

A. Lưng đường cong

B. Bụng đường cong

C. Nới đều sang cả hai bên lưng và bụng đường cong

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Năng lực vận chuyển của một tuyến, đoạn tuyến đường sắt là:

A. Khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hóa

B. Số lượng đôi tàu thông qua trong một ngày đêm

C. Khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hóa và hành khách quy đổi

D. Đáp án b hoặc đáp án c tùy theo khổ đường và cấp đường

Câu 11: Tốc độ thiết kế của tuyến đường sắt là trị số tốc độ:

A. Lớn nhất của đầu máy khai thác trên tuyến đường

B. Áp dụng trong tính toán, thiết kế, xây lắp các cấu trúc thành phần của tuyến đường sắt

C. Mà phương tiện giao thông đường sắt không được phép chạy quá

D. Cả đáp án b và đáp án c

Câu 12: Bề rộng mặt nền đường sắt được nới rộng trong trường hợp nào?

A. Trong phạm vi đường cong

B. Phạm vi trên cầu, trong hầm

C. Trong ga

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường sắt trên đường sắt lồng khổ 1435 mm với khổ 1000 mm là tiêu chuẩn nào?

A. Tiêu chuẩn riêng dành cho đường sắt lồng

B. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp tương ứng của đường sắt khổ 1000 mm

C. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp tương ứng của đường sắt khổ 1435 mm

D. Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường có số lượng tàu khai thác nhiều hơn

Câu 14: Trường hợp nào cần phải đặt ray hộ bánh?

A. Khi cầu có mặt cầu trần dài trên 5,0 m ; mặt cầu có ba lát dài trên 10 m

B. Cầu trên đường cong có bán kính dưới 500 m

C. Khi chiều cao nền đắp lớn hơn 5 m

D. Cả đáp án a và đáp án b

Câu 15: Trên mặt cầu dùng chung với đường bộ có cần thiết phải đặt ray hộ bánh hay không? Nếu có thì khoảng cách giữa má ray hộ bánh và má ray chính (δ) là bao nhiêu?

A. Không cần thiết

B. Cần thiết khi đường cong có bán kính dưới 500 m và δ = 60 – 70 mm

C. Cần thiết phải đặt và δ = 50 mm

D. Cần thiết phải đặt và δ = 60 – 70 mm

Câu 16: Trường hợp nào cần phải kiểm toán để thiết kế đường lánh nạn đảm bảo an toàn chạy tàu?

A. Khi tàu xuống dốc lớn và dài

B. Ở trước ga có tổ chức tàu chạy suốt

C. Trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 300 m

D. Khi tàu chạy trên đoạn dốc có chênh cao từ đỉnh dốc tới chân dốc lớn hơn 10 m 

Câu 17: Dọc đường sắt phải đặt các loại biển, mốc nào sau đây?

A. Cọc km, cọc 100 m, cọc đường cong (NĐ,TĐ,NC,TC), cọc cao độ, cọc phương hướng

B. Biển đổi dốc, biển cầu, biển hầm, mốc giới hạn quản lý, biển giới hạn ga

C. Biển tốc độ kỹ thuật, biển giảm tốc độ, biển hãm, biển kéo còi, mốc tránh va chạm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Mốc tránh va chạm phải đặt giữa hai đường gần nhau về phía ghi, tại chỗ khoảng cách giữa tim hai đường là bao nhiêu?

A. 3,50 m đối với cả đường 1000 mm, đường 1435 mm và đường lồng

B. 4,00 m đối với cả đường 1000 mm, đường 1435 mm và đường lồng

C. 3,50 m đối với đường 1000 mm ; 4,00 m đối với đường 1435 mm và đường lồng

D. 3,30 m đối với đường 1000 mm ; 3,60 m đối với đường 1435 mm và đường lồng

Câu 19: Chiều cao ke khách (từ mặt ray đến mặt ke) loại cao được quy định là bao nhiêu?

A. 1050 mm đối với cả đường khổ 1000 mm và khổ 1435 mm

B. 1100 mm đối với cả đường khổ 1000 mm và khổ 1435 mm

C. 1100 mm cho khổ đường 1000 mm và 1050 mm cho khổ đường 1435 mm

D. 1050 mm cho khổ đường 1000 mm và 1100 mm cho khổ đường 1435 mm

Câu 20: Điểm phân giới của đường sắt bao gồm những loại nào sau đây?

A. Trạm hành khách, trạm hàng hóa

B. Ga, trạm đóng đường

C. Cột tín hiệu đèn màu thông qua của khu gian đóng đường tự động

D. Cả đáp án b và đáp án c

Câu 21: Đường đón gửi tàu và đường dồn thuộc loại nào trong các loại nào sau đây?

A. Đường chính

B. Đường ga

C. Đường đặc biệt

D. Cả đáp án b và đáp án c

Câu 23: Trong điều kiện thông thường trên tuyến đường sắt đô thị, có cần thiết phải bố trí đoạn thẳng đệm giữa các đường cong liên tiếp hay không?

A. Không cần thiết

B. Cần thiết

C. Cần thiết khi 2 đường cong cùng chiều và không cần thiết khi 2 đường cong trái chiều

D. Tùy theo sự chênh lệch bán kính của 2 đường cong

Câu 24: Yêu cầu về chiều dài ke ga thiết kế trên tuyến đường sắt đô thị?

A. Phải lớn hơn chiều dài của đoàn tàu lớn nhất chạy trên tuyến đó

B. Phải lớn hơn hoặc bằng chiều dài của đoàn tàu ngắn nhất cộng với 10m

C. Căn cứ theo số lượng hành khách lớn nhất vào giờ cao điểm

D. Phụ thuộc vào mật độ chạy tàu trên tuyến

Câu 25: Kết cấu kiến trúc tầng trên đường sắt đô thị bao gồm những loại nào?

A. Kiến trúc tầng trên có đá ba lát

B. Kiến trúc tầng trên có ray liên kết trực tiếp với tà vẹt đặt trên nền bê tông 

C. Kiến trúc tầng trên dùng tấm bê tông (thay cho lớp đá ba lát)

D. Cả ba đáp án trên

Câu 26: Đối với tuyến đường sắt khổ lồng 1435 mm và 1000 mm thì siêu cao trên đường cong được đặt theo khổ đường nào?

A. 1000 mm

B. 1435 mm

C. Khổ đường nào thì đặt siêu cao tương ứng của khổ đó

D. Đặt theo siêu cao của khổ nào có nhiều đoàn tàu khai thác hơn

Câu 27: Mục đích của việc đặt ray ngắn trên đường cong?

A. Để tạo độ cong cho đường ray dễ dàng

B. Để đảm bảo mối nối được đối xứng

C. Để có thể cơ giới hóa trong thi công lắp đặt ray trên đường cong

D. Cả ba phương án trên

Câu 28: Có thể khảo sát địa chất công trình theo một đề cương của phương pháp phân loại RMR và sử dụng các số liệu để tiến hành phân loại địa chất theo bất kỳ một phương pháp khác được không?

A. Không thể được

B. Có thể được

C. Sử dụng cho hầu hết các phương pháp phân loại khác

D. Sử dụng cho một số các phương pháp phân loại khác

Câu 29: Chiều sâu lỗ khoan khảo sát địa chất công trình đối với đường hầm là bao nhiêu?

A. Sâu hơn cao độ đáy hầm dự kiến và sâu vào tầng đá ổn định ít nhất là 15 lần đường kính lỗ khoan

B. Sâu hơn cao độ đáy hầm dự kiến và sâu vào tầng đá ổn định ít nhất là 5 m

C. Sâu hơn cao độ đáy hầm dự kiến và sâu vào tầng đá ổn định ít nhất là 6 m

D. Sâu hơn cao độ đáy hầm dự kiến và sâu vào tầng đá ổn định ít nhất là 5 lần khoảng cách khe nứt khảo sát được

Câu 30: Hãy cho biết nguyên tắc chọn hướng ưu tiên khi chọn tuyến cho đường hầm xuyên núi là gì?

A. Tim hầm chạy song song với đường phương

B. Tim hầm cắt vuông góc với đường phương

C. Ưu tiên cho việc chọn vị trí hai cửa hầm

D. Ưu tiên cho vị trí khống chế của tuyến đường

Câu 31: Hầm có chiều dài 1500m, cao độ điểm khống chế ở hai phía của hầm khác nhau. Hãy cho biết dạng trắc dọc của đường hầm như thế nào thì hợp lý?

A. Một hướng dốc, nối cao độ của hai cửa

B. Hai hướng dốc, điểm đổi dốc nằm ở giữa hầm

C. Hai hướng dốc, điểm đổi dốc nằm lệch về phía cửa hầm cao hơn

D. Hai hướng dốc, có đoạn nằm ngang nằm giữa hai hướng dốc

Câu 32: Hệ thống chống thấm cho vỏ hầm lắp ghép của đường tầu điện ngầm thuộc dạng nào trong những loại kể tên sau:

A. Chống thấm thoát nước

B. Chống thấm không tháo nước

C. Chống thấm bị động

D. Chống thấm bằng lớp vỏ bọc kín

Câu 33: Hãy giải thích tại sao trong các đường hầm thi công theo phương pháp mỏ truyền thống không áp dụng được biện pháp che phủ bằng lớp vải nhựa để chống thấm?

A. Vì vách hang đào không được làm nhẵn bằng lớp bê tông phun

B. Có thể nhưng người ta không áp dụng

C. Vì trong phương pháp mỏ truyền thống, vỏ hầm được đổ bê tông theo từng phần

D. Vì lớp vỏ bê tông được thiết kế dày đảm bảo chống thấm và chống dột

Câu 34: Hãy cho biết cửa hầm có tường chắn được áp dụng trong những trường hợp nào?

A. Hầm đường sắt

B. Khẩu độ nền đào phía trước cửa hầm hẹp

C. Khả năng sụt trượt của các ta luy nền đào cửa hầm lớn

D. Đường hầm thi công theo phương pháp mỏ truyền thống

Câu 35: Hãy giải thích bậc dưới của ta luy mái dốc cửa hầm như hình vẽ dưới đây là đắp mà không phải là ta luy đào?

A. Nó đúng là ta luy đào không phải giải thích

B. Nó là ta luy đào nhưng do trong quá trình thi công chân dốc bị sạt lở nên đắp bù

C. Vì khi đào bạt tạo gương để đào hang mặt gương quá dốc nên phải đắp

D. Do vỏ hầm nhô ra phía trước quá lớn đắp để bảo vệ

Câu 38: Trong các đường cong bằng bán kính nhỏ phải bố trí siêu cao, độ dốc siêu cao phụ thuộc vào vận tốc thiết kế và bán kính đường cong. Tiêu chuẩn thiết kế quy định độ dốc tối đa và độ dốc tối thiểu. Các phương án sau phương án nào đúng với quy định?

A. Đội dốc siêu cao tối đa 10%, tối thiểu 2%

B. Đội dốc siêu cao tối đa 8%, tối thiểu 2%

C. Đội dốc siêu cao tối đa 6%, tối thiểu 2%

D. Đội dốc siêu cao tối đa 4%, tối thiểu 2%

Câu 39: Trên các tuyến đường có bố trí các tuyến xe buýt, để đảm bảo an toàn tiêu chuẩn thiết kế quy đinh có thể sử dụng loại chỗ dừng đơn giản hoặc chỗ dừng cách ly. Với các phương án sau, phương án nào đúng?

A. Trên đường Vtk ≥ 40 km/h, nhất thiết phải thiết kế chỗ dừng cách ly

B. Trên đường Vtk ≥ 60 km/h, nhất thiết phải thiết kế chỗ dừng cách ly

C. Trên đường Vtk ≥ 80 km/h, nhất thiết phải thiết kế chỗ dừng cách ly

D. Trên đường Vtk ≥ 100 km/h, nhất thiết phải thiết kế chỗ dừng cách ly

Câu 41: Biển báo hiệu đường bộ theo QCVN41-2016 được phân thành mấy nhóm? Các phương án sau phương án nào đúng?

A. Có 3 nhóm biển báo hiệu đường bộ.

B. Có 4 nhóm biển báo hiệu đường bộ.

C. Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ.

D. Có 6 nhóm biển báo hiệu đường bộ.

Câu 42: Khi thiết kế mặt đường cho đường phố và đường ít quan trọng ở đô thị thì dùng tải trọng trục nào để tính toán trong các phương án sau?

A. Tải trọng trục 12.000 daN

B. Tải trọng trục 10.000 daN

C. Tải trọng trục 9.500 daN

D. Tải trọng trục 8.000 daN

Câu 43: Khi thiết kế mặt đường cho đường trục chính đô thị thì dùng tải trọng nào để tính toán trong các phương án sau?

A. Tải trọng truc 12.000 daN

B. Tải trọng trục 10.000 daN

C. Tải trọng trục 9.500 daN

D. Tải trọng trục 8.000 daN

Câu 48: Độ bằng phẳng của mặt đường có thể dùng thước 3 mét để kiểm tra. Đối với mặt đường cấp cao A2 ( bê tông nhựa nguội, trên có láng mặt, thấm nhập nhựa, láng nhựa) thì quy định nào đúng trong các phương án sau: 

A. 20% số khe hở dưới 3mm và 80% số khe hở phải dưới 5 mm

B. 30% số khe hở dưới 3mm và 70% số khe hở phải dưới 5 mm

C. 40% số khe hở dưới 3mm và 60% số khe hở phải dưới 5 mm

D. Tất cả phải dưới 10 mm

Câu 49: Khi đắp nền đường trên đất yếu phải sử dụng lớp đệm cát để thoát nước ngang. Trong các trường hợp sau trường hợp nào phải dùng tầng đệm cát:

A. Trường hợp đắp trực tiếp trên đất yêu

B. Trường hợp đào một phần hay toàn bộ tầng đất yếu

C. Sử dụng giếng cát hay bấc thấm thoát nước thẳng đứng

D. Tất cả 3 trường hợp trên

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên