Bài tập Cân bằng hóa học lớp 10 cơ bản cực hay có lời giải (P1)

Bài tập Cân bằng hóa học lớp 10 cơ bản cực hay có lời giải (P1)

  • 30/11/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 322 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bài tập Cân bằng hóa học lớp 10 cơ bản cực hay có lời giải (P1). Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm tổng hợp Hóa học 10. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

25 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Xét phản ứng: 2SO2(k) + O2(k)  2SO3 (k); ( ∆H < 0). Để thu được nhiều SO3 ta cần:

A. A. Tăng nhiệt độ.

B. B. Giảm áp suất.

C. C. Thêm xúc tác.

D. D. Giảm nhiệt độ.

Câu 2:

Cho cân bằng: 2NO2 (nâu)    N2O4 (không màu); .

Nhúng bình đựng NO2 và N2O4 vào nước đá thì:

A. A. hỗn hợp vẫn giữ nguyên màu như ban đầu.

B. B. màu nâu đậm dần.

C. C. màu nâu nhạt dần.

D. D. hỗn hợp có màu khác

Câu 3:

Xét phản ứng: 2NO(k) + O2(k) 2NO2(k). Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. A. Khi tăng áp suất, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.

B. B. Khi tăng áp suất, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. C. Trong trường hợp này, áp suất không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng phản ứng.

D. D. Chất xúc tác sẽ làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.

Câu 4:

Phản ứng tổng hợp amoniac là: N2(k) + 3H2(k)   2NH3(k) ; ΔH < 0 Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amoniac là:

A. A. Tăng nhiệt độ.

B. B. Tăng áp suất.

C. C. Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

D. D. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng.

Câu 5:

Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng:

A. A. N2 + 3H2   2NH3.

B. B. N2 + O2   2NO.

C. C. 2NO + O2  2NO2.

D. D. 2SO2 + O2  2SO3.

Câu 6:

Cho phản ứng sau đây ở trạng thái cân bằng: A(k) + B(k)  C(k) + D(k)

Nếu tách khí D ra khỏi môi trường phản ứng, thì :

A. A. Cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều thuận.

B. B. Cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều nghịch.

C. C. Tốc độ phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch tăng như nhau.

D. D. Không gây ra sự chuyển dịch cân bằng hoá học.

Câu 8:

Ở nhiệt độ không đổi, cân bằng nào sẽ dịch chuyển theo chiều thuận nếu tăng áp suất?

A. A. 2H2(k) + O2(k)  2H2O(k).

B. B. 2SO3(k)  2SO2(k) + O2(k)

C. C. 2NO(k)  N2(k) + O2(k).

D. D. 2CO2(k)   2CO(k) + O2(k)

Câu 10:

Một cân bằng hóa học đạt được khi:

A. A. Nhiệt độ phản ứng không đổi.

B. B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

C. C. Nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ sản phẩm.

D. D. Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, nồng độ, áp suất.

Câu 13:

Xét cân bằng hóa học: CO2(k) + H2(k)  CO(k) + H2O(k) ; ∆H < 0

Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng ?

A. A. Nhiệt độ.

B. B. Áp suất.

C. C. Nồng độ chất đầu.

D. D. Nồng độ sản phẩm.

Câu 15:

Trong một bình kín đựng khí NO2 có màu nâu đỏ. Ngâm bình trong nước đá, thấy màu nâu nhạt dần. Đã xảy ra phản ứng hóa học:    2NO2(k)      N2O4(k)

                            nâu đỏ      không màu  

Điều khẳng định nào sau đây về phản ứng hóa học trên là sai ?

A. A. Phản ứng thuận là phản ứng theo chiều giảm số mol khí.

B. B. Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.

C. C. Phản ứng nghịch là phản ứng thu nhiệt.

D. D. Khi ngâm bình trong nước đá, cân bằng hóa học chuyển dịch sang chiều thuận.

Câu 16:

Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ dịch chuyển về bên phải nếu tăng áp suất ?

A. A. S(r) + O2(k) SO2(k).

B. B. 2CO2(k)  2CO(k) + O2(k).

C. C. 2NO(k)  N2(k) + O2(k).

D. D. 2CO(k)  CO2(k) + C(r).

Câu 17:

Xét cân bằng: CO2(k) + H2(k)  CO(k) + H2O(k) ; ∆H < 0

Biện pháp nào sau đây không làm tăng lượng khí CO ở trạng thái cân bằng ?

A. A. Giảm nồng độ của hơi nước.

B. B. Tăng thể tích của bình chứa.

C. C. Tăng nồng độ của khí hiđro.

D. D. Giảm nhiệt độ của bình chứa.

Câu 18:

Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: A(k) + B(k)  C(k) + D(k).

Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, xảy ra sự tăng nồng độ của khí A là do:

A. A. Sự tăng áp suất.

B. B. Sự giảm nồng độ của khí B.

C. C. Sự giảm nồng độ của khí C.

D. D. Sự giảm áp suất

Câu 19:

Dung dịch sau ở trạng thái cân bằng: CaSO4(r)  Ca2+(dd) + SO42- (dd)             

Khi thêm vài hạt tinh thể Na2SO4 vào dung dịch, cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào ?

A. A. Lượng CaSO4(r) sẽ giảm và nồng độ ion Ca2+ sẽ giảm.

B. B. Lượng CaSO4(r) sẽ tăng và nồng độ ion Ca2+ sẽ tăng.

C. C. Lượng CaSO4(r) sẽ tăng và nồng độ ion Ca2+ sẽ giảm.

D. D. Lượng CaSO4(r) sẽ giảm và nồng độ ion Ca2+ sẽ tăng.

Câu 20:

Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng: H2(k) + F2(k)  2HF(k) ; ∆H < 0

Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học ?

A. A. Thay đổi áp suất.

B. B. Thay đổi nhiệt độ.

C. C. Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2.

D. D. Thay đổi nồng độ khí HF.

Câu 22:

Cho cân bằng hóa học: 2SO2(k) + O2(k)   2SO3(k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là:

A. A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

D. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

Câu 23:

Cho phản ứng sau: CaCO3(r)  CaO(r) + CO2(k) ; ∆H > 0

Yếu tố nào sau đây tạo nên sự tăng lượng CaO lúc cân bằng:

A. A. Lấy bớt CaCO3 ra.

B. B. Tăng áp suất.

C. C. Giảm nhiệt độ.

D. D. Tăng nhiệt độ.

Câu 25:

Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:

A. A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận.

B. B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.

C. C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau.

D. D. Không làm tăng tốc độ phản thuận và phản ứng nghịch.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bài tập Cân bằng hóa học lớp 10 cơ bản cực hay có lời giải (P1)
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 25 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Học sinh