Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 15. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
7 Lần thi
Câu 1: Theo hướng dẫn tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, Khi chỉnh lý một phông tài liệu có thể chọn bao nhiêu phương án?
A. Kết hợp nhiều phương án
B. Chỉ chọn duy nhất một phương án phù hợp
C. Chọn một phương án và một dự phòng
D. Chọn phương án “thời gian - mặt hoạt động” và “mặt hoạt động - thời gian”
Câu 2: Theo hướng dẫn tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, Biên mục hồ sơ gồm những nội dung nào sau đây?
A. Đánh số tờ, viết mục lục văn bản
B. Dự kiến tiêu đề hồ sơ, viết bìa hồ sơ
C. Đánh số tờ, viết mục lục văn bản, viết chứng từ kết thúc, viết bìa hồ sơ
D. Đánh số tờ, viết mục lục hồ sơ
Câu 3: Theo hướng dẫn tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, Việc đánh số tờ, viết mục lục văn bản và chứng từ kết thúc chỉ áp dụng đối với những hồ sơ nào sau đây?
A. Chỉ áp dụng đối với những hồ sơ bảo quản vĩnh viễn
B. Chỉ áp dụng đối với những hồ sơ bảo quản vĩnh viễn và những hồ sơ có thời hạn bảo quản lâu dài
C. Chỉ áp dụng đối với những hồ sơ bảo quản vĩnh viễn và những hồ sơ có thời hạn bảo quản lâu dài (từ 60 năm trở lên)
D. Chỉ áp dụng đối với những hồ sơ bảo quản vĩnh viễn và những hồ sơ có thời hạn bảo quản lâu dài (từ 20 năm trở lên)
Câu 4: Theo hướng dẫn tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, Tên phông là gì?
A. Tên phông là tên gọi chính thức của đơn vị hình thành phông
B. Tên phông là tên gọi khối tài liệu của cơ quan
C. Tên phông là tên khối tài liệu
D. Tên phông là tên gọi của đơn vị
Câu 5: Theo hướng dẫn tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, Đơn vị hình thành phông có sự thay đổi tên gọi (chức năng, nhiệm vụ không thay đổi), tên phông được lấy như thế nào?
A. Ghi các tên cũ và mới
B. Tên phông là tên gọi cuối cùng của đơn vị hình thành phông
C. Ghi tên được đặt đầu tiên
D. Ghi tên theo quyết định thành lập
Câu 6: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan sao sau đây có thẩm quyền thẩm định tài liệu hết giá trị tại các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh?
A. Cục trưởng Cục Văn thư&Lưu trữ Nhà nước
B. Bộ Nội vụ
C. Giám đốc lưu trữ lịch sử
D. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ của tỉnh
Câu 7: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Hồ sơ về việc tiêu huỷ tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, tổ chức có tài liệu tiêu huỷ trong thời hạn bao nhiêu năm?
A. Ít nhất hai mươi năm, kể từ ngày huỷ tài liệuc
B. Ít nhất ba mươi năm
C. Ít nhất mười năm
D. Ít nhất năm năm
Câu 8: Theo quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BNV, Thời hạn bảo quản tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức được quy định có mấy mức?
A. Nhiều mức
B. Nhiều mức bao gồm vĩnh viễn, 5 năm, 10 năm, 20 năm, 70 năm
C. Hai mức gồm bảo quản vĩnh viễn và bảo quản có thời hạn
D. Hai mức gồm bảo quản vĩnh viễn và bảo quản lâu dài
Câu 9: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Ai là người có thẩm quyền quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại lưu trữ cơ quan, tổ chức?
A. Người đứng đầu cơ quan lưu trữ lịch sử quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan
B. Người đứng đầu cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lưu trữ quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan
C. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan
D. Hội đống xác định giá trị tài liệu quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan
Câu 10: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc xác định thời hạn bảo quản tài liệu trên cơ sở nào sau đây?
A. Đề nghị của người phụ trách lưu trữ
B. Đề nghị của Chánh Văn phòng cơ quan
C. Đề nghị của cán bộ văn thư
D. Đề nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu
Câu 11: Theo hướng dẫn tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, Nếu một hồ sơ gồm nhiều văn bản, tài liệu và quá dày thì được xử lý thế nào?
A. Được chia nhỏ ra chứa trong nhiều bìa hồ sơ khác nhau
B. Được chia nhỏ ra thành nhiều tập để giảm khối lượng trong mỗi bìa hồ sơ
C. Cần phân chia thành các đơn vị bảo quản một cách hợp lý
D. Tùy theo khối lượng, có thể để trong các cặp ba dây
Câu 12: Theo hướng dẫn tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2003 của Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, Một đơn vị bảo quản có thể chia ra nhiều hồ sơ hay không?
A. Có thể chia ra nhiều hồ sơ
B. Không thể chia ra nhiều hồ sơ
C. Có thể chia ra nhiều hồ sơ theo trình tự sự việc
D. Có thể chia ra nhiều hồ sơ nhưng phải có chú thích
Câu 13: Theo quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BNV, Hồ sơ hội nghị tổng kết công tác của ngành, cơ quan được lưu trữ bao nhiêu năm?
A. 20 năm
B. 50 năm
C. Vĩnh viễn
D. 70 năm
Câu 14: Theo quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BNV, Có bao nhiêu nhóm hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến?
A. 11 nhóm
B. 12 nhóm
C. 13 nhóm
D. 14 nhóm
Câu 15: Theo quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BNV, Bảng thời hạn bảo quản tài liệu hình thành phổ biến được dùng để làm gì?
A. Để ghi thời hạn bảo quản hồ sơ lên bìa hồ sơ
B. Để ghi thời hạn bảo quản hồ sơ trong quá trình chỉnh lý
C. Để xác định thời hạn bảo quản cho các hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức
D. Để xác định thời hạn bảo quản tài liệu
Câu 16: Theo quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BNV, Khi xác định giá trị tài liệu phải đảm bảo một trong các yêu cầu nào sau đây?
A. Phải phân tích tổng hợp, lịch sử,chính trị
B. Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ, tài liệu cụ thể không được thấp hơn mức quy định
C. Phải khách quan, khoa học
D. Mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ, tài liệu không được thấp hơn mức quy định và có thể vận dụng thực tế để xác định
Câu 17: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Ai quyết định tiêu hủy tài liệu hết giá trị tại lưu trữ lịch sử?
A. Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử
B. Bộ Nội vụ quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử
C. Cục trưởng Cục Văn thư&Lưu trữ Nhà nước quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử
D. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền về lưu trữ các cấp quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử cùng cấp
Câu 18: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Ai là người quyết định tiêu hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan?
A. Giám đốc Trung tâm lưu trữ quyết định cho phép tiêu huỷ tài liệu hết giá trị của cơ quan, tổ chức
B. Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử quyết định cho phép tiêu huỷ tài liệu hết giá trị của cơ quan, tổ chức
C. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức
D. Giám đốc Sở Nội vụ quyết định cho phép tiêu huỷ tài liệu hết giá trị của cơ quan, tổ chức
Câu 19: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Ai quyết định tiêu hủy tài liệu hết giá trị của UBND xã?
A. Chủ tịch UBND huyện
B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
C. Trưởng phòng Nội vụ
D. Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử
Câu 20: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã được lưu trữ ở đâu?
A. Tại Văn phòng UBND xã
B. Tại lưu trữ huyện
C. Được lựa chọn những hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn để nộp vào lưu trữ huyện
D. Được lựa chọn những hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn để nộp vào lưu trữ lịch sử
Câu 21: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Ai là người quyết định tiêu hủy tài liệu hết giá trị của cơ quan không thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử?
A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào các lưu trữ lịch sử quyết định cho phép tiêu huỷ tài liệu hết giá trị của cơ quan, tổ chức mình
B. hủ tịch UBND tỉnh Giám đốc
C. Trung tâm lưu trữ lịch sử Cục trưởng
D. Cục Văn thư&Lưu trữ Nhà nước
Câu 22: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Ai quyết định tiêu hủy tài liệu có thông tin trùng lặp tại lưu trữ lịch sử cấp tỉnh?
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
B. Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử
C. Cục trưởng Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước
D. Người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ
Câu 23: Theo quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BNV, Hồ sơ kỷ luật cán bộ được bảo quản bao nhiêu năm?
A. Vĩnh viễn
B. 50 năm
C. 40 năm
D. 70 năm
Câu 24: Theo quy định tại Thông tư 09/2011/TT-BNV, Hồ sơ gốc cán bộ, công chức, viên chức được bảo quản bao nhiêu năm?
A. Vĩnh viễn
B. 50 năm
C. 40 năm
D. 70 năm
Câu 25: Theo quy định tại Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, Cơ quan nào quy định thời hạn bảo quản đối với tài liệu chuyên môn?
A. Do Bộ Nội vụ quy định
B. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ
C. Cơ quan Trung ương quản lý lưu trữ quy định
D. Cục trưởng Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước quy định
Câu 26: Cơ quan nào có thẩm quyền Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ?
A. Chính phủ
B. Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền
C. Chính phủ và Bộ Nội vụ
D. Chính phủ và các Bộ
Câu 27: Một trong những nội dung hợp tác quốc tế về lưu trữ Theo quy định của Luật Lưu trữ?
A. Ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về lưu trữ; gia nhập tổ chức quốc tế về lưu trữ, trao đổi mua lại tài liệu lưu trữ có giá trị
B. Ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về lưu trữ; gia nhập tổ chức quốc tế về lưu trữ
C. Ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về lưu trữ; gia nhập tổ chức quốc tế về lưu trữ; trao đổi tài liệu lưu trữ
D. Ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về lưu trữ; gia nhập tổ chức quốc tế về lưu trữ; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về lưu trữ
Câu 28: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Hợp tác quốc tế về lưu trữ được thực hiện trên cơ sở nào?
A. Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các bên
B. Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không phương hại đến bên thứ ba
C. Trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật liên quan; tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không phương hại đến bên thứ ba
D. Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi
Câu 29: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Kinh phí cho công tác lưu trữ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được bố trí như thế nào?
A. Dự toán ngân sách bổ sung
B. Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm
C. Dự toán ngân sách thường xuyên
D. Dự toán ngân sách tự chủ
Câu 30: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan nào sau đây chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ?
A. Các Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ
B. Các Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp
C. Bộ Nội vụ
D. Bộ Nội vụ và Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước
Chủ đề: Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ Xem thêm...
- 7 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận