Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 17

Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 17

  • 30/08/2021
  • 29 Câu hỏi
  • 115 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 17. Tài liệu bao gồm 29 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

12 Lần thi

Câu 1: Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?

A. Sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành

B. Kể từ ngày 01/12/2004

C. Sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo

D. Kể từ ngày ký

Câu 2: Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?

A. Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2010

B. Kể từ ngày 01/12/2010

C. Sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành

D. Kể từ ngày ký

Câu 3: Giải thích từ ngữ về “Bản thảo văn bản”, được Quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP?

A. Là bản được viết hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức”

B. Là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức”

C. Là bản được viết hoặc đánh máy” 

D. Là bản được hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức” 

Câu 4: Giải thích từ ngữ về “Bản gốc văn bản”, được quy định tại Nghị định 09/2010/NĐ-CP?

A. Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền

B. Là bản được viết hoặc đánh máy”

C. Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức được cơ quan, tổ chức ban hành

D. “Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức có đóng dấu đỏ theo quy định

Câu 5: Giải thích từ ngữ về “Bản chính văn bản”được quy định tại Nghị định 09/2010/NĐ-CP?

A. Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ quan, tổ chức ban hành

B. Là bản được viết hoặc đánh máy”

C. Là bản hoàn chỉnh về nội dung văn bản và được cơ quan, tổ chức ban hành

D. Là bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền

Câu 6: Giải thích từ ngữ về “Bản sao y bản chính” được quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP?

A. Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính

B. Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định

C. Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản gốc

D. Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính

Câu 7: Giải thích từ ngữ về “Bản trích sao", được quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP?

A. Là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản trích sao phải được thực hiện từ bản chính

B. Là bản sao một phần nội dung của văn bản và phải được thực hiện từ bản chính

C. Là bản sao một phần nội dung của văn bản và phải được thực hiện từ bản chính gốc

D. Là bản sao một phần nội dung của văn bản

Câu 8: Giải thích từ ngữ về “Bản sao lục”, được quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP?

A. Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản chính và trình bày theo thể thức quy định

B. Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định 

C. Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính

D. Là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản trích sao và trình bày theo thể thức quy định

Câu 9: Giải thích từ ngữ về “Lập hồ sơ” , được quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP?

A. Là việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc nhất định

B. Là việc tập hợp và sắp xếp văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định

C. Là việc sắp xếp văn bản trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định

D. Là việc tập hợp văn bản, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những phương pháp nhất định

Câu 10: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP, Ai là người có trách nhiệm chỉ đạo công tác văn thư của cơ quan, tổ chức?

A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao

B. Thủ trưởng cơ quan

C. Thủ trưởng đơn vị

D. Chánh Văn phòng (Trưởng phòng HCTH)

Câu 11: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP, Hình thức văn bản chuyên ngành do bộ, ngành nào sau đây quy định?

A. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định

B. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ

C. Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ Nội vụ

D. Bộ trưởng của ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Câu 12: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP, Hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do ai quy định?

A. Do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định

B. Do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức quy định

C. Do người đứng đầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định

D. Do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị đó quy định

Câu 13: Theo quy định tại Nghị định 09/2010/NĐ-CP, Việc hướng dẫn về Thể thức và Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính do Bộ, ngành nào sau đây quy định?

A. Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ

B. Bộ Nội vụ phối hợp Bộ Tư pháp

C. Bộ Tư pháp - Văn phòng Chính phủ

D. Bộ Nội vụ

Câu 14: Theo quy định tại Nghị định 09/2010/NĐ-CP, Việc hướng dẫn về Thể thức và Kỹ thuật trình bày văn bản Quy phạm pháp luật do Bộ, ngành nào sau đây quy định?

A. Bộ Tư pháp

B. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ

C. Bộ Nội vụ

D. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ

Câu 15: Theo quy định tại Nghị định 09/2010/NĐ-CP, Bản lưu văn bản đi tại văn thư theo quy định là bản nào sau đây?

A. Bản gốc

B. Bản chính

C.  Bản sao chụp lại

D. Bản được đánh máy hoàn chỉnh

Câu 16: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP, Thể thức bản sao văn bản nào sau đây được thực hiện đúng?

A. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan

B. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận

C. Địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận

D. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận

Câu 17: Giá trị pháp lý của bản sao y bản chính, bản trích sao và bản sao lục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP?

A. Chỉ có giá trị thông tin, tham khảo

B. Không có giá trị pháp lý

C. Có giá trị pháp lý như bản chính

D. Không có giá trị pháp lý như bản chính

Câu 18: Trình tự quản lý văn bản đến theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐCP?

A. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; Trình, chuyển giao văn bản đến; Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến

B. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; Trình, chuyển giao văn bản đến; Giải quyết văn bản đến

C. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến

D. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; Trình, chuyển giao văn bản đến và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến

Câu 19: Theo quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP, Quy định về Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến nào sau đây được thực hiện đúng?

A. Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn thư cơ quan, tổ chức để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết

B. Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn thư cơ quan, tổ chức để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký

C. Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn thư để làm thủ tục đăng ký. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết

D. Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại cơ quan, tổ chức để làm thủ tục đăng ký. Những văn bản đến không được đăng ký tại các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết

Câu 20: Nghiệp vụ quản lý văn bản đến được quy định tại Nghị định 110/2004/NĐCP do cơ quan nào hướng dẫn?

A. Bộ Nội vụ

B. Văn phòng Chính phủ

C. Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp

D. Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

Câu 21: Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung được quy định như thế nào tại Nghị định 09/2010/NĐCP?

A. Phải được thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

B. Phải được đính chính

C. Phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

D. Phải được thu hồi

Câu 22: Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành được quy định như thế nào tại Nghị định 09/2010/NĐCP?

A. Phải được đính chính bằng văn bản hành chính

B. Phải được đính chính bằng văn bản hành chính của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

C. Phải được đính chính

D. Phải được đính chính bằng văn bản hành chính của cơ quan, tổ chức

Câu 23: Theo quy định tại Nghị định 09/2010/NĐ-CP, Mỗi văn bản đi phải lưu mấy bản và lưu ở bộ phận nào?

A. Hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức và bản chính lưu trong hồ sơ

B. Hai bản: bản chính lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức và bản gốc lưu trong hồ sơ

C. Hai bản: bản gốc lưu tại văn thư và bản chính lưu tại lưu trữ

D. Hai bản: bản chính lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức và bản gốc lưu tại người giải quyết

Câu 24: Theo quy định tại Nghị định 09/2010/NĐ-CP, Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức phải thực hiện như thế nào?

A. Phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký

B. Phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự a, b, c

C. Chưa đóng dấu (để khi cần phô tô thêm)

D. Phải được vào sổ, đóng dấu

Câu 25: Nghiệp vụ quản lý văn bản đi được được quy định tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP do Bộ, ngành nào sau đây hướng dẫn?

A. Bộ Nội vụ

B. Văn phòng Chính phủ

C.  Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

D. Bộ, Ngành liên quan 

Câu 26: Theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, việc chuyển giao văn bản đến phải đảm bảo các yêu cầu nào sau đây?

A. Phải bảo đảm chính xác và giữ gìn bí mật nội dung văn bản

B. Nhanh chóng, đúng đối tượng

C. Nhanh chóng, chặt chẽ, đúng đối tượng

D. Chặt chẽ và giữ gìn bí mật nội dung văn bản

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ

Chủ đề: Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 12 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 29 Câu hỏi
  • Người đi làm