Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 16

Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 16

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 272 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 16. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

2.8 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

15 Lần thi

Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số 01/NĐ-CP, Việc cá nhân hành nghề lưu trữ vi phạm pháp luật về lưu trữ thì bị xử lý theo quy định nào sau đây ?

A. Bị xử lý theo quy định của Luật hình sự

B. Bị xử lý theo quy định của Luật Lưu trữ

C. Bị xử lý theo quy định của pháp luật

D. Bị xử lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Câu 3: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan nào sau đây quy định thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ?

A. Bộ Nội vụ

B. Chính phủ

C. Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước

D. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Câu 4: Luật Lưu trữ có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?

A. Ngày 01 tháng 7 năm 2012

B. Ngày 01 tháng 8 năm 2012

C. Ngày 01 tháng 9 năm 2012

D. Ngày 01 tháng 12 năm 2012

Câu 5: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cá nhân được hành nghề độc lập về dịch vụ lưu trữ khi có đủ các điều kiện nào sau đây?

A. Có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Có lý lịch rõ ràng; Có cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ

B. Có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Có nhân sự và cơ sở vật chất phù hợp, Có đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh

C. Có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Có lý lịch rõ ràng; Có cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ; Có đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh

D. Có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; Có cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ; Có đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh

Câu 6: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại cơ quan nào sau đây?

A. Cơ quan lưu trữ lịch sử cấp tỉnh

B. Cơ quan Chi Cục Văn thư lưu trữ tỉnh

C. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh

D. Cơ quan Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước

Câu 7: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cá nhân thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ của tổ chức cần phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ hay không?

A. Phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ

B. Không cần phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ

C. Không cần phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nhưng phải qua sát hạch chuyên môn

D. Không cần phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nhưng phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành

Câu 8: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Các hoạt động dịch vụ lưu trữ bao gồm những hoạt động nào sau đây?

A. Bảo quản, chỉnh lý, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc, số hóa tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục bí mật nhà nước

B. Bảo quản, chỉnh lý, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc, số hóa tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục bí mật nhà nước; Nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ

C. Bảo quản, chỉnh lý, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc, số hóa tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục bí mật nhà nước, tổ chức trưng bày, giới thiệu tài liệu lưu trữ

D. Bảo quản, chỉnh lý, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc, số hóa tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục bí mật nhà nước, tổ chức trưng bày, giới thiệu tài liệu lưu trữ, cung ứng thiết bị chuyên dụng

Câu 10: Theo quy định tại Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề lưu trữ của ông M được cấp tại tỉnh A, vi phạm pháp luật trong khi hành nghề ở tỉnh B thì tỉnh nào xử lý?

A. Sở Nội vụ hai tỉnh phối hợp xử lý

B. Tỉnh B xử lý

C. Công an xử lý

D. Sở Nội vụ tỉnh B nơi phát hiện vi phạm thông báo cho Sở Nội vụ tỉnh A nơi cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ xử lý

Câu 12: Theo quy định tại Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có giá trị bao nhiêu năm và có giá trị trong phạm vi nào?

A. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có giá trị 03 năm kể từ ngày cấp và có giá trị trong phạm vi địa phương

B. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có giá trị 05 năm và có giá trị trong phạm vi địa phương

C. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp và có giá trị trong phạm vi toàn quốc

D. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp và có giá trị trong phạm vi một tỉnh

Câu 14: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Ai là người có thẩm quyền quyết định việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng?

A. Cục trưởng Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước quyết định việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng (trừ một số trường hợp đặc biệt)

B. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng

C. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng (trừ một số trường hợp đặc biệt)

D. Người đứng đầu Lưu trữ lịch sử quyết định việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng

Câu 15: Theo quy định tại Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, Cơ quan nào quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ?

A. Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước

B. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực

C. Bộ Nội vụ

D. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ

Câu 16: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử được giao nộp vào Kho Lưu trữ nào sau đây?

A. Kho Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh

B. Kho Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh và cấp huyện 

C. Kho Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền

D. Kho lưu trữ lịch sử Trung ương

Câu 17: Theo quy định tại Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, Tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các ngành công an, quốc phòng, ngoại giao phải nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử trong thời hạn bao nhiêu năm, kể từ năm công việc kết thúc?

A. Trong thời hạn 5 năm, kể từ năm công việc kết thúc

B. Trong thời hạn 10 năm, kể từ năm công việc kết thúc, trừ tài liệu lưu trữ chưa được giải mật hoặc tài liệu lưu trữ cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ hàng ngày

C. Trong thời hạn 30 năm, kể từ năm công việc kết thúc, trừ tài liệu lưu trữ chưa được giải mật hoặc tài liệu lưu trữ cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ hàng ngày

D. Trong thời hạn 20 năm, kể từ năm công việc kết thúc

Câu 18: Theo quy định tại Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, Tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của ngành công an, đến thời hạn được nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử nào sau đây?

A. Lưu trữ lịch sử của Bộ Công an

B. Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền

C. Lưu trữ lịch sử khu vực Miền nam hoặc Miền Bắc

D. Trung tâm lưu trữ Quốc gia 2

Câu 19: Theo quy định Luật lưu trữ, Tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của Bộ Quốc phòng, đến thời hạn được nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử nào sau đây?

A. Lưu trữ lịch sử của Bộ Quốc phòng

B. Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền

C. Lưu trữ lịch sử Quân khu

D. Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 

Câu 20: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan nào sau đây Quy định chi tiết việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử?

A. Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước

B. Chính phủ

C. Bộ Nội vụ

D. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm quy định chi tiết việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử

Câu 21: Theo quy định tại Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, Hệ thống quản lý tài liệu điện tử phải bảo đảm các yêu cầu như thế nào?

A. Phải bảo đảm an toàn, có tính xác thực, toàn vẹn, nhất quán, có khả năng truy cập ngay từ khi tài liệu được tạo lập

B. Phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật,có tính xác thực, toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin, có khả năng truy cập ngay từ khi tài liệu được tạo lập

C. Phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật để tài liệu lưu trữ điện tử có tính xác thực, toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin, có khả năng truy cập ngay từ khi tài liệu được tạo lập

D. Phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật,có tính xác thực, toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin

Câu 22: Theo quy định tại Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, Cơ quan nào quy định chi tiết các yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử?

A. Bộ Thông tin Truyền thông

B. Bộ Nội vụ

C. Chính phủ

D. Cục trưởng Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước

Câu 23: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu được số hóa từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác có giá trị thay thế tài liệu đã được số hóa hay không?

A. Có giá trị thay thế tài liệu đã được số hóa

B. Có giá trị thay thế và tương đưong tài liệu đã được số hóa

C. Không có giá trị thay thế tài liệu đã được số hóa

D. Có giá trị thay thế nếu được xác thực

Câu 24: Theo quy định tại Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, Tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị được hủy như thế nào?

A. Chọn file và delete

B. Lập Hội đồng xem xét quyết định

C. Tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị được hủy theo thẩm quyền, thủ tục như tài liệu lưu trữ bằng giấy

D. Tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị được hủy theo thẩm quyền, thủ tục như tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác hết giá trị

Câu 25: Theo quy định tại Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, Cơ quan nào hướng dẫn tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào của tài liệu lưu trữ điện tử?

A. Bộ Thông tin Truyền thông

B. Bộ Nội vụ

C. Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước

D. Bộ Khoa học và Công nghệ

Câu 26: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Chỉnh lý tài liệu là gì?

A. Là tổ hợp lại tài liệu theo một phương án phân loại, trong đó tiến hành chỉnh sửa hoàn thiện, hoặc lập mới hồ sơ; xác định giá trị; hệ thống hoá hồ sơ

B. Là tổ chức lại tài liệu theo một phương án phân loại khoa học, trong đó tiến hành chỉnh sửa hoàn thiện, phục hồi hoặc lập mới hồ sơ; xác định giá trị; hệ thống hoá hồ sơ, tài liệu

C. Là việc phân loại, xác định giá trị, sắp xếp, thống kê, lập công cụ tra cứu tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân

D. Là tổ chức lại tài liệu theo một phương án phân loại, hệ thống hoá hồ sơ, tài liệu và làm các công cụ tra cứu đối với phông tài liệu

Câu 27: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Xác định giá trị tài liệu phải bảo đảm nguyên tắc gì?

A. Phải có phương án phân loại

B. Phải theo trình tự các bước nghiệp vụ

C. Phải bảo đảm nguyên tắc chính trị, lịch sử, toàn diện và tổng hợp

D. Phải có bảng thời hạn bảo quản

Câu 28: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu sau khi chỉnh lý phải bảo đảm một trong những yêu cầu cơ bản nào sau đây?

A. Tra tìm được tài liệu

B. Tra tìm được tài liệu một cách nhanh chóng, chính xác

C. Được xác định thời hạn bảo quản

D. Được sắp xếp có trật tự

Câu 29: Theo hướng dẫn tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, Lịch sử đơn vị hình thành phông là gì?

A. Lịch sử đơn vị hình thành phông là lịch sử của đơn vị hình thành phông hoặc khối tài liệu

B. Là lịch sử của khối tài liệu đưa ra chỉnh lý

C. Là lịch sử của cơ quan có tài liệu đưa ra chỉnh lý

D. Lịch sử đơn vị hình thành phông là bản tóm tắt lịch sử về tổ chức và hoạt động của đơn vị hình thành phông hoặc khối tài liệu

Câu 30: Theo hướng dẫn tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, Có mấy phương án phân loại tài liệu?

A. Có 04 phương án phân loại tài liệu

B. Có 03 phương án phân loại tài liệu

C. Có 06 phương án phân loại tài liệu

D. Có 05 phương án phân loại tài liệu

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ

Chủ đề: Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 15 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm