Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 13

Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 13

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 117 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ - Phần 13. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.1 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

9 Lần thi

Câu 1: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Ai là người quyết định thành lập Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu để thẩm tra tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử?

A. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định

B. Người đứng đầu lưu trữ lịch sử quyết định 

C. Chi Cục Văn thư lưu trữ quyết định

D. Người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định

Câu 2: Một trong những đặc điểm của tài liệu lưu trữ quý, hiếm Theo quy định của Luật Lưu trữ?

A. Được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, không gian, địa điểm, tác giả

B. Được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, không gian, địa điểm, tác giả, bút tích, danh nhân

C. Được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, không gian, địa điểm, tác giả, bút tích

D. Độc bản

Câu 3: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu lưu trữ quý, hiếm không phân biệt hình thức sở hữu được đăng ký với cơ quan nào?

A. Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương

B. Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương và cấp tỉnh

C. Đăng ký với cơ quan lưu trữ lịch sử

D. Đăng ký với cơ quan lưu trữ lịch sử có thẩm quyền

Câu 4: Một trong những quy định quản lý tài liệu khi cơ quan, tổ chức chia, tách, sáp nhập, giải thể Theo quy định của Luật Lưu trữ?

A. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức phải được chỉnh lý và nộp vào lưu trữ lịch sử

B. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức phải được chỉnh lý và nộp vào lưu trữ lịch sử có thẩm quyền

C. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức phải được chỉnh lý và bàn giao cho cơ quan mới tiếp nhận quản lý

D. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức nào phải được chỉnh lý, thống kê và bảo quản theo phông lưu trữ của cơ quan, tổ chức đó

Câu 5: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Khi giao nhận tài liệu vào lưu trữ lịch sử, mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu được lập thành 03 bản, những văn bản này lưu ở đâu, bảo quản bao nhiêu năm?

A. Lưu ở cơ quan giao nộp 01 bản, Lưu trữ lịch sử 02 bản và được lưu trữ vĩnh viễn tại cơ quan, Lưu trữ lịch sử

B. Lưu ở cơ quan giao nộp 02 bản, Lưu trữ lịch sử 01 bản và được lưu trữ vĩnh viễn tại cơ quan, Lưu trữ lịch sử

C. Lưu ở cơ quan giao nộp 01 bản, Lưu trữ lịch sử 02 bản và được lưu trữ ít nhất 20 năm

D. Lưu ở cơ quan giao nộp 01 bản, Lưu trữ lịch sử 02 bản và được lưu trữ ít nhất 30 năm

Câu 7: Một trong những trách nhiệm của Lưu trữ lịch sử Theo quy định của Luật Lưu trữ? 

A. Trình Sở Nội vụ ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử

B. Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử

C. Trình cơ quan có thẩm quyền về lưu trữ cùng cấp ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử

D. Trình Bộ Nội vụ ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử

Câu 8: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Lưu trữ lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam thu thập tài liệu như thế nào?

A. Chỉ thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Luật Lưu trữ

B. Thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Luật Lưu trữ và quy định chung của Nhà nước

C. Chỉ thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ ngày thành lập Đảng và theo quy định của Luật Lưu trữ

D. Thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Luật Lưu trữ và quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 9: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Lưu trữ lịch sử được tổ chức ở cấp nào?

A. Trung ương

B. Cấp tỉnh

C. Trung ương và cấp tỉnh

D. Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện

Câu 10: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Lưu trữ lịch sử của Nhà nước thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ nào sau đây?

A. Phông lưu trữ lịch sử Nhà nước Việt Nam

B.  Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam 

C. Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam

D. Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam kể từ ngày thành lập nước

Câu 11: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Lưu trữ lịch sử nào thu thập tài liệu của các cơ quan, tổ chức của các chế độ xã hội tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1975 về trước?

A. Lưu trữ lịch sử ở trung ương

B. Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh

C. Lưu trữ lịch sử ở trung ương và cấp tỉnh

D. Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh và huyện

Câu 12: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Trong thời hạn bao nhiêu năm, kể từ năm công việc kết thúc, cơ quan, tổ chức thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu có trách nhiệm nộp lưu tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn vào Lưu trữ lịch sử?

A. Trong thời hạn 5 năm, kể từ năm công việc kết thúc

B. Trong thời hạn 20 năm, kể từ năm công việc kết thúc

C. Trong thời hạn 30 năm, kể từ năm công việc kết thúc

D. Trong thời hạn 10 năm, kể từ năm công việc kết thúc

Câu 14: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Hội đồng xác định giá trị tài liệu do ai quyết định thành lập?

A. Do cơ quan chủ quản cấp trên quyết định thành lập

B. Do cơ quan quản lý về lưu trữ quyết định thành lập

C. Do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập

D. Do lưu trữ lịch sử quyết định thành lập

Câu 15: Thành phần tham gia Hội đồng xác định giá trị tài liệu Theo quy định của Luật Lưu trữ?

A. Chủ tịch Hội đồng; Người làm lưu trữ ở cơ quan, tổ chức là Thư ký Hội đồng; Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên; Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên. Đại diện lưu trữ lịch sử là ủy viên

B. Chủ tịch Hội đồng; Đại diện lãnh đạo cơ quan; Người làm lưu trữ ở cơ quan, tổ chức là Thư ký Hội đồng; Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên; Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên

C. Chủ tịch Hội đồng; Người làm lưu trữ ở cơ quan, tổ chức là Thư ký Hội đồng; Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên; Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên

D. Chủ tịch Hội đồng; Chánh Văn phòng cơ quan; Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên; Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên

Câu 16: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Trách nhiệm lập hồ sơ công việc là nhiệm vụ của ai trong cơ quan?

A. Cán bộ văn thư

B. Cán bộ lưu trữ

C. Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao

D. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan

Câu 17: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Trước khi nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác khác thì phải bàn giao hồ sơ, tài liệu như thế nào?

A. Phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho người kế nhiệm

B. Phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho người có trách nhiệm của cơ quan

C. Phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho lưu trữ cơ quan

D. Phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho Văn phòng cơ quan

Câu 18: Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan Theo quy định của Luật Lưu trữ?

A. Trong thời hạn 01 năm, trừ tài liệu xây dựng cơ bản

B. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày công việc kết thúc

C. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày công việc kết thúc

D. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày công việc kết thúc, trừ tài liệu xây dựng cơ bản

Câu 19: Trách nhiệm khi giao hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan Theo quy định của Luật Lưu trữ?

A. Đơn vị, cá nhân giao hồ sơ, tài liệu có trách nhiệm thống kê Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ cơ quan 

B. Đơn vị, cá nhân giao hồ sơ, tài liệu có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ của công việc đã kết thúc, thống kê Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ cơ quan

C. Đơn vị, cá nhân giao hồ sơ, tài liệu có trách nhiệm thống kê Mục lục hồ sơ, tài liệu, lập biên bản nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ cơ quan

D. Đơn vị, cá nhân giao hồ sơ, tài liệu có trách nhiệm thống kê hồ sơ, tài liệu, lập biên bản nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ cơ quan

Câu 20: Trách nhiệm của lưu trữ cơ quan khi tiếp nhận hồ sơ, tài liệu Theo quy định của Luật Lưu trữ?

A. Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và ký nhận, đưa vào kho lưu trữ

B. Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, hoàn chỉnh lại hồ sơ trước khi đưa vào kho lưu trữ

C. Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, thống kê, hệ thống hóa, nhập kho

D. Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và lập Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu

Câu 21: Một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật lưu trữ?

A. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu lưu trữ

B. Làm giả, sửa chữa, đánh tráo tài liệu lưu trữ

C. Thêm nội dung vào tài liệu lưu trữ

D. Sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu lưu trữ

Câu 22: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ có giá trị được đăng ký thuộc Phông lưu trữ nào?

A. Phông lưu trữ lịch sử

B. Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam

C. Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam

D. Phông lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ

Câu 23: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ có giá trị như thế nào khi được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam?

A. Có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử , an ninh đối với quốc gia, xã hội

B. Có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử, chính trị đối với quốc gia, xã hội

C. Có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử đối với quốc gia, xã hội

D. Có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử đối với cá nhân, gia đình, dòng họ

Câu 25: Một trong những chính sách của Nhà nước về lưu trữ Theo quy định của Luật Lưu trữ?

A. Bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam

B. Bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, sử dụng có hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam

C. Bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam

D. Bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam

Câu 26: Một trong những nguyên tắc quản lý lưu trữ Theo quy định của Luật Lưu trữ?

A. Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ lịch sử Nhà nước Việt Nam

B. Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam

C. Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử Nhà nước Việt Nam

D. Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam

Câu 27: Luật Lưu trữ có áp dụng đối với hệ thống các cơ quan Đảng hay không?

A. Có áp dụng đối với hệ thống các cơ quan Đảng

B. Không áp dụng đối với hệ thống các cơ quan Đảng

C. Có vận dụng để áp dụng đối với hệ thống các cơ quan Đảng

D. Có áp dụng đối với hệ thống các cơ quan Đảng nhưng chỉ một phần

Câu 28: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Khái niệm hoạt động lưu trữ bao hàm mấy nội dung cơ bản?

A.  04 nội dung

B. 06 nội dung

C. 05 nội dung

D. Không bao hàm các nội dung

Câu 29: Theo quy định của Luật Lưu trữ, Bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ nhằm mục đích gì?

A. Đề phòng mất mát, hư hỏng tài liệu

B. Nhằm mục đích bảo hiểm sự an toàn của tài liệu

C. Nhằm lưu giữ bản sao dự phòng khi có sự cố làm hỏng tài liệu

D. Nhằm lưu giữ bản sao đó dự phòng khi có rủi ro xảy ra đối với tài liệu lưu trữ

Câu 30: Giải thích từ ngữ "Xác định giá trị tài liệu" Theo quy định của Luật Lưu trữ?

A. Là việc đánh giá giá trị tài liệu theo những nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan để xác định những tài liệu có giá trị lưu trữ, thời hạn bảo quản và tài liệu hết giá trị

B. Là việc đánh giá giá trị tài liệu theo những nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn nhất định để xác định những tài liệu có giá trị lưu trữ, thời hạn bảo quản

C. Là việc đánh giá giá trị tài liệu theo những nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để xác định những tài liệu có giá trị lưu trữ, thời hạn bảo quản và tài liệu hết giá trị

D. Là việc định giá giá trị tài liệu theo những nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để xác định những tài liệu có giá trị lưu trữ

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ

Chủ đề: Trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 9 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm