Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 13 (có đáp án): Di truyền liên kết

Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 13 (có đáp án): Di truyền liên kết

  • 30/11/2021
  • 36 Câu hỏi
  • 262 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 13 (có đáp án): Di truyền liên kết. Tài liệu bao gồm 36 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 2: Nhiễm sắc thể. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

40 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 3:

Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì

A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm

B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn

C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4:

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ruồi giấm?

A. Bộ nhiễm sắc thể có ít nhiễm sắc thể

B. Dễ nuôi và dễ tiến hành thí nghiệm

C. Ít biến dị và các biến dị khó quan sát

D. Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhiều

Câu 5:

Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về

A. Màu hạt và hình dạng vỏ hạt

B. Hình dạng và vị của quả

C. Màu sắc của thân và độ dài của cánh

D. Màu hoa và kích thước của cánh hoa

Câu 6:

Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn  thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình

A. Đều có thân xám, cánh dài

B. Đều có thân đen, cánh ngắn

C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn 

D. Thân xám, cánh ngắnvà thân đen, cánh dài

Câu 7:

Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã

A. Cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau

B. Lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt

C. Lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt

D. Lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt

Câu 8:

Khi lai ruồi giấm thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ: 1 xám, dài : 1 đen, cụt. Để giải thích kết quả phép lai Moocgan cho rằng

A. Các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên một NST

B. Các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên một NST và liên kết hoàn toàn

C. Màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm ở 2 đầu mút NST quy định

D. Do tác động đa hiệu của gen

Câu 9:

Quy luật liên kết gen được phát hiện khi

A. Lai phân tích

B. Cho ruồi đực F1 mình xám, cánh dài tạp giao với ruồi cái mình đen, cánh cụt

C. Cho ruồi cái mình xám, cánh dài tạp giao với ruồi đực mình đen, cánh cụt

D. Cho ruồi đực và ruồi cái mình đen, cánh cụt tạp giao với nhau

Câu 10:

Moocgan đã phát hiện hiện tượng liên kết gen khi

A. Cho lai phân tích ruồi giấm đực F1 dị hợp về hai cặp gen

B. Cho F1 dị hợp hai cặp gen tạp giao

C. Tự thụ phấn ở đậu Hà lan F1 dị hợp hai cặp gen

D. Lai phân tích ruồi giấm cái F1 dị hợp hai cặp gen

Câu 11:

Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?

A. Thân xám, cánh dài × Thân xám, cánh dài

B. Thân đen, cánh ngắn × Thân đen, cánh ngắn

C. Thân xám, cánh ngắn × Thân đen, cánh dài

D. Thân xám, cánh dài × Thân đen, cánh ngắn

Câu 12:

Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là

A. Sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân

B. Các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau

C. Sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng

D. Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào

Câu 13:

Trường hợp dẫn tới sự di truyền liên kết là

A. Các tính trạng khi phân li làm thành một nhóm tính trạng liên kết

B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau

C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp NST

D. Tất cả các gen nằm trên cùng một NST phải luôn di truyền cùng nhau

Câu 14:

Hiện tượng di truyền liên kết là do

A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau

B. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST

C. Các gen phân li độc lập trong giảm phân

D. Các gen tự do tổ hợp trong thụ tinh

Câu 15:

Cơ sở của hiện tượng di truyền liên kết là

A. Gen phân li độc lập và tổ hợp tự do

B. Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể

C. Hai hay nhiều gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể

D. Sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân

Câu 16:

Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành lên

A. Nhóm gen liên kết

B. Cặp NST tương đồng

C. Các cặp gen tương phản

D. Nhóm gen độc lập

Câu 17:

Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?

A. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết

B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó

C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó

D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết

Câu 18:

Số nhóm gen liên kết của một loài bằng

A. Số NST trong giao tử bình thường

B. Số cặp NST trong tế bào lưỡng bội bình thường

C. Số  NST trong 1 tế bào sinh dưỡng

D. Câu A,B đúng

Câu 19:

Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là

A. Làm tăng biến dị tổ hợp

B. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật

C. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp

D. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình

Câu 20:

Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa gì ?

A. Làm tăng tính đa dạng của sinh giới

B. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp

C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý

D. Cả B và C

Câu 21:

Di truyền liên kết có ý nghĩa gì trong thực tiễn chọn giống ?

A. Hạn chế biến dị tổ hợp xấu

B. Tăng sự di truyền của tổ hợp tính trạng tốt

C. Con người có thể chọn các cá thể mang tổ hợp tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau để làm giống

D. Cả A, B và C

Câu 22:

Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì ?

A. Di truyền liên kết được vận dụng để chọn những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau

B.  Di truyền liên kết được vận dụng trong xây dựng luật Hôn nhân và gia đình

C. Di truyền liên kết được sử dụng để xác định kiểu gen của các cơ thể đem lai

D. Cả A và B

Câu 23:

Ý nghĩa của di truyền  liên kết là

A. Chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền  cùng nhau

B. Tạo nên các biến dị có ý nghĩa quan trọng

C. Xác định được kiểu gen của cá thể lai

D. Bổ sung cho di truyền phân li độc lập

Câu 24:

Trong chọn giống người ta ứng dụng di truyền liên kết để lựa chọn nhóm tính trạng di truyền cùng nhau là

A. Nhóm tính trạng xấu

B. Nhóm tính trạng tốt

C. Nhóm tính trạng trội

D. Nhóm tính trạng lặn

Câu 26:

Khi cho các ruồi giấm F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, Mocgan thu được tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

A. 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn

B. 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn

C. 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài

D. 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài

Câu 30:

Liên kết gen là

A. Nhiều gen nằm trên các nhiễm sắc thể (NST) cùng liên kết và cùng di truyền với nhau

B. Nhiều gen cùng liên kết và cùng hoán vị trong quá trình di truyền

C. Nhiều gen nằm trong cùng một NST cùng trao đổi chỗ cho nhau trong  phân bào

D. Nhiều gen cùng nằm trên một NST cùng phân li trong phân bào và cùng tổ hợp trong thụ tinh

Câu 31:

Di truyền liên kết là hiện tượng

A. Một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau

B. Một nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau

C. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau

D. Một tính trạng không được di truyền

Câu 35:

Ruồi giấm đực có kiểu gen BVbv (di truyền liên kết ) cho mấy loại giao tử

A. 2 loại : BV, bv

B. 4 loại: BV, Bv, bV, bv

C. 2 loại : Bb, Vv

D. Cả b và c

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 13 (có đáp án): Di truyền liên kết
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 40 Phút
  • 36 Câu hỏi
  • Học sinh