Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 7

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 128 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 7. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

16/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Trung tâm, trạm Y tế có chức năng, nhiệm vụ gì khi tham gia với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ?

A. Khám sức khỏe của trẻ, của giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ.

B. Khám sức khỏe của trẻ, hỗ trợ các nhóm lớp có biện pháp phòng tránh và đảm bảo an toàn sức khỏe khi có dịch bệnh xảy ra.

C. Khám sức khỏe của trẻ, của giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ và của các cô nuôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

D. Khám sức khỏe của trẻ, của giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ, trực tiếp phòng chống dịch bệnh cho trẻ theo mùa.

Câu 2: Nhà trường cần phối hợp với Hội phụ nữ về các nội dung gì để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ?

A. Hỗ trợ nhà trường về ngày công lao động.

B. Quyên góp, ủng hộ đồ dùng, làm đồ chơi cho trẻ.

C. Nấu ăn cho trẻ, chăm sóc trẻ ngủ trưa tại nhóm lớp.

D. Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Nhóm phương pháp nào sau đây được vận dụng để huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ?

A. Nhóm phương pháp tuyên truyền vận động, thuyết phục.

B. Nhóm phương pháp hành chính tổ chức.

C. Nhóm phương pháp trao đổi, tọa đàm, giải thích.

D. Nhóm phương pháp tâm lý, xã hội, tuyên truyền, thuyết phục.

Câu 6: Sử dụng nhóm phương pháp kinh tế để làm gì trong việc huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ?

A. Để biết khả năng kinh tế của từng cá nhân, doanh nghiệp.

B. Tạo sự qua lại về các lợi ích kinh tế.

C. Tạo ra động lực, khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, mỗi tổ chức cộng đồng.

D. Tạo ra động lực, tạo sự qua lại về các lợi ích kinh tế.

Câu 8: Các hình thức nào sau đây được dùng để tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ?

A. Tờ rơi, áp phích quảng cáo.

B. Hệ thống phương tiện thông tin đại chúng.

C. Viết bài, vẽ trang tuyên truyền về chăm sóc, giáo dục trẻ.

D. Cả 03 đáp trên đều đúng.

Câu 9: Phương pháp trao đổi, tọa đàm, giải thích để vận động cộng đồng tham gia vào chăm sóc giáo dục trẻ thường được thực hiện vào những lúc nào?

A. thực hiện trong các cuộc họp.

B. thực hiện trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, trao đổi giữa giáo viên mầm non ở các nhóm lớp, cha mẹ trẻ, cộng đồng.

C. thực hiện trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, trao đổi giữa giao viên mầm non ở các nhóm lớp.

D. thực hiện trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, các buổi họp thôn.

Câu 11: Hình thức nào sau đây được cho là hình thức huy động trực tiếp?

A. Trao đổi với cha mẹ trẻ, đại diện cộng đồng vào giờ đón trả trẻ; Tổ chức họp phụ huynh, cộng đồng.

B. Trao đổi với cha mẹ trẻ; Phát thanh trên loa truyền thanh của địa phương.

C. Tổ chức họp phụ huynh, cộng đồng; Giới thiệu qua bảng tuyên truyền của nhóm lớp.

D. Trao đổi với cha mẹ trẻ mọi lúc mọi nơi và tuyên truyền qua đài truyền hình của địa phương.

Câu 12: Khi trao đổi với cha mẹ trẻ, đại diện cộng đồng trong việc huy động chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên cần tập trung trao đổi về những nội dung gì?

A. Trao đổi về các khoản đóng góp; Các thói quen tiêu cực, tích cực của trẻ.

B. Trao đổi về các bữa ăn của cháu ở lớp.

C. Trao đổi về tình hình sức khỏe; Thói quen, các hành vi tiêu cực tích cực; Những diễn biến tâm lý cần quan tâm.

D. Trao đổi về tình hình học tập, các hành vi tiêu cực của trẻ.

Câu 13: Tổ chức họp phụ huynh, cộng đồng thường diễn ra vào những thời điểm nào?

A. Hội thi của trẻ, đầu năm học, cuối năm học.

B. Đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.

C. Đầu năm học, cuối năm học.

D. Đầu năm, giữa năm, cuối năm và trước khi chuẩn bị các hội thi, lễ hội của cô và trẻ.

Câu 15: Để việc thảo luận tại các cuộc họp lớp tốt, giáo viên cần lưu ý những đặc điểm nào?

A. mọi người đều được tham gia thảo luận

B. mọi người thoải mái chia sẻ kinh nghiệm với nhau

C. tất cả đều hướng đến việc đạt được mục đích chung

D. tất cả các ý trên đều đúng

Câu 16: Tại sao phải tổ chức cho cha mẹ trẻ, cộng đồng tham quan và dự các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non?

A. Để tránh tình trạng khiếu kiện, thắc mắc của phụ huynh, cộng đồng.

B. Để cha mẹ trẻ, cộng đồng cảm thấy thoải mái, hiểu rõ hơn về việc chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên.

C. Vì đây là hoạt động cần thiết để phụ huynh thấy thoải mái khi gửi con.

D. Để khẳng định thương hiệu của nhà trường và thu hút sự quan tâm của phụ huynh cộng đồng với nhà trường.

Câu 18: Hình thức huy động nào sau đây được cho là hình thức huy động trực tiếp?

A. Vận động phụ huynh, cộng đồng cùng tham gia hoạt động lễ hội.

B. Hoạt động tuyên truyền đến phụ huynh, cộng đồng.

C. Tổ chức cho phụ huynh và cộng đồng cùng giao lưu vối nhà trường trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

D. Tổ chức chuyên đề với cộng đồng, đến thăm trẻ tại gia đình.

Câu 19: Khi nào thì giáo viên cần đến thăm trẻ tại gia đình?

A. Trẻ nghỉ học nhiều ngày; Trẻ ốm đau dài ngày; Gia đình trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cần quan tâm.

B. Gia đình trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cần quan tâm như: Cha mẹ trẻ li hôn, có việc buồn.

C. Trẻ có những bất thường trong hoạt động vui chơi.

D. Trẻ nghỉ học nhiều ngày; Trẻ ốm đau dài ngày.

Câu 21: Hình thức nào sau đây được cho là hình thức huy động gián tiếp?

A. Tổ chức ngày hội, ngày lễ để gặp cha mẹ và cộng đồng qua đó trao đổi.

B. Xây dựng góc tuyên truyền kiến thức cho cha, mẹ, cộng đồng tại nhóm lớp cho toàn trường.

C. Xây dựng hòm thư cha mẹ đồng thời thăm gia đình trẻ.

D. Tuyên truyền, vận động, tổ chức cho cha mẹ trẻ tham gia vào các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng.

Câu 22: Nhà trường cần phối hợp với Hội Nông dân về các nội dung gì để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ?

A. Hỗ trợ thực phẩm sạch cho trẻ dùng; Hướng dẫn giáo viên cách trồng trọt.

B. Hỗ trợ nhà trường xây dựng, thiết kế vườn rau của bé.

C. Trò chuyện giáo dục trẻ về công việc của người nông dân, công việc sản phẩm của nghề truyền thống.

D. Kể về quy trình trồng trọt để tạo ra sản phẩm của người nông dân cho trẻ nghe.

Câu 23: Nhà trường cần phối hợp với Hội Khuyến học các nội dung gì để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ?

A. Vận động xây dựng quỹ hỗ trợ, tuyên dương trẻ chăm ngoan, ủng hộ kinh tế cho gia đình khó khăn.

B. Tham gia cùng nhóm lớp trong hoạt động đọc sách, hỗ trợ trong công tác chiêu sinh.

C. Ủng hộ kinh tế cho gia đình khó khăn, hỗ trợ học bổng cho trẻ chăm ngoan.

D. Vận động xây dựng quỹ hỗ trợ, tuyên dương trẻ chăm ngoan; Hỗ trợ tài liệu chăm sóc giáo dục trẻ.

Câu 24: Nhà trường cần phối hợp với Hội Cựu chiến binh các nội dung gì để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ?

A. Giáo dục trẻ về truyền thống yêu nước.

B. Giới thiệu cho trẻ biết về các di tích lịch sử.

C. Giới thiệu cho trẻ biết về danh lam thắng cảnh ở địa phương.

D. Cả 03 đáp trên đều đúng.

Câu 26: Nhà trường cần tham mưu với chính quyền trong việc huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc giáo dục trẻ mầm non về những nội dung gì?

A. Xây dựng các cơ chế chính sách tại địa phương; Chính sách ưu đãi phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn; Công tác truyền thông,vận động cộng đồng thực hiện quyền trẻ em.

B. Phát triển mạng lưới trường lớp; Hỗ trợ đời sống giáo viên; Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp.

C. Phát triển mạng lưới trường lớp; Hỗ trợ đời sống giáo viên; Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, công tác thu chi tài chính.

D. Phát triển mạng lưới trường lớp; Hỗ trợ đời sống giáo viên; Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp; Xây dựng các cơ chế chính sách tại địa phương.

Câu 27: Tại sao phải sử dụng nhóm phương pháp tâm lý-xã hội trong việc huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc giáo dục trẻ?

A. Đây là phương pháp bắt buộc phải thực hiện trong quá trình huy động.

B. Để khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của các tổ chức cộng đồng, tình cảm, nhận thức của cá nhân trong cộng đồng.

C. Đây là phương pháp duy nhất nhắm tác động trực tiếp đến nhận thức của các tổ chức cộng đồng.

D. Đây là phương pháp duy nhất nhắm tác động trực tiếp đến nhận thức, tình cảm của các tổ chức cộng đồng.

Câu 28: Để vận dụng biện pháp tham mưu lãnh đạo chính quyền địa phương trong việc huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên phải làm gì?

A. Lập kế hoạch cụ thể về nội dung cần huy động cộng đồng tham gia.

B. Chuẩn bị nội dung tham mưu rõ ràng, ngắn gọn.

C. Chủ động có kế hoạch gặp lãnh đạo chính quyền địa phương để trao đổi về kế hoạch huy động cộng đồng tham gia vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

D. Cả 03 đáp trên đều đúng.

Câu 29: Xây dựng góc tuyên truyền kiến thức cho cha mẹ trẻ tại nhóm lớp và cho toàn trường như thế nào để đảm bảo hiệu quả?

A. Không nên thay đổi nội dung tuyên truyền nhiều để phụ huynh cộng đồng có thời gian theo dõi.

B. Huy động phụ huynh và cộng đồng tự chọn và cung cấp nội dung tuyên truyền.

C. Cần đưa nhiều nội dung tuyên truyền để phụ huynh và cộng đồng tiện theo dõi.

D. Huy động cộng đồng tham gia sưu tầm, chọn lọc nội dung tuyên truyền, có kế hoạch thay đổi, luân chuyển nội dung tuyên truyền.

Câu 30: Để huy động Y tế phường xã tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non về phòng chống các dịch bệnh mùa hè giáo viên nên sử dụng nhóm phương pháp huy động nào sau đây?

A. Nhóm phương pháp hành chính - tổ chức.

B. Nhóm phương pháp tâm lý xã hội.

C. Nhóm Phương pháp hành chính tổ chức kết hợp nhóm phương pháp tâm lý xã hội.

D. Nhóm phương pháp tâm lý xã hội kết hợp nhóm phương pháp kinh tế.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án

Chủ đề: Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Người đi làm