Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Ôn tập 180 câu trắc nghiệm Xã hội học có đáp án - Phần 5. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Đặc trưng cơ bản của biến đổi phát triển là:
A. Sự chuyển đổi đặc trưng của xã hội sáng hình thức mới
B. Xã hội giữ vững ổn định, đặc biệt là thiết chế chính trị
C. Kinh tế thay đổi hoàn toàn theo một hình thức mới có sự định hướng
D. Biến đổi một cách tự nhiên, không có sự tác động của bất kỳ ai
Câu 2: Lý thuyết tiến hóa cho rằng:
A. Khi xã hội tiến hoá, nhìn chung, nó trở nên có khả năng tốt hơn để đối đầu với các vấn đề của nó
B. Biến đổi xã hội dẫn tới một sự sụp đổ chung của xã hội tư bản
C. Sự tiến hoá tiến triển qua các chu trình khác nhau, các tiến trình này có ảnh hưởng đến mọi xã hội một cách đồng đều
D. Các tiến hoá xã hội là một tiến trình tiếp diễn hoặc một tiến trình tuyến tính đơn giản
Câu 3: Quan niệm “xã hội luôn thúc đẩy và xếp đặt mọi người vào vị trí thích hợp của họ trong một hệ thống phân tầng” được cho là thuộc lý thuyết:
A. Tiến hóa xã hội
B. Chức năng cấu trúc
C. Chức năng về sự phân tầng
D. Xung đột
Câu 5: Theo lý thuyết tương tác biểu tượng, cái tôi là:
A. Sự nhập tâm các khía cạnh của một quá trình giữa cá nhân, hay quá trình xã hội
B. Xu hướng hành động để con người xóa đị hình ảnh hiện hữu về bản thân họ trong cộng đồng
C. Sự tương tác để lại các biểu tượng tượng trưng cho các giá trị xã hội
D. Thứ thể hiện bản thân trong gương
Câu 6: Theo Auguste Comte (1798-1857), xã hội được phát triển qua ba giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên “giai đoạn thần học” là giai đoạn:
A. Con người hiểu biết xã hội theo quan niệm đó là sự phản ánh của các tác động siêu nhiên, thần thánh
B. Xã hội được hiểu theo các tác động trừu tượng, như bản chất con người, tính ích kỷ,...
C. Xã hội giống như thế giới vật lý hoạt động theo các lực và mẫu bên trong
D. Khẳng định khoa học, chứ không phải bất kỳ hiểu biết nào khác về con người, là con đường dẫn đến hiểu biết xã hội
Câu 7: Theo Auguste Comte (1798-1857), xã hội được phát triển qua ba giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên “giai đoạn siêu hình” là giai đoạn:
A. Con người hiểu biết xã hội theo quan niệm đó là sự phản ánh của các tác động siêu nhiên, thần thánh
B. Xã hội được hiểu theo các tác động trừu tượng, như bản chất con người, tính ích kỷ,...
C. Xã hội giống như thế giới vật lý hoạt động theo các lực và mẫu bên trong
D. Khẳng định khoa học, chứ không phải bất kỳ hiểu biết nào khác về con người, là con đường dẫn đến hiểu biết xã hội
Câu 8: Theo Auguste Comte (1798-1857), xã hội được phát triển qua ba giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên “giai đoạn khoa học” là giai đoạn:
A. Con người hiểu biết xã hội theo quan niệm đó là sự phản ánh của các tác động siêu nhiên, thần thánh
B. Xã hội được hiểu theo các tác động trừu tượng, như bản chất con người, tính ích kỷ,...
C. Xã hội giống như thế giới vật lý hoạt động theo các lực và mẫu bên trong. Ông khẳng định khoa học, chứ không phải bất kỳ hiểu biết nào khác về con người, là con đường dẫn đến hiểu biết xã hội
D. Câu b và c đúng
Câu 9: Xã hội học phát triển xuất phát từ:
A. Sự bừng dậy của kinh tế công nghiệp làm phá vỡ cách sống đã hình thành lâu đời từ thời trung cổ
B. Sự phát triển của đô thị nhanh chóng kéo theo các vấn đề về ô nhiễm, tội phạm, nhà ở... dẫn đến sự quan tâm đến xã hội
C. Những thay đổi chính trị xóa bỏ quyền lợi thần thánh của giai cấp quý tộc phong kiến, giải phóng tự do và quyền lợi cá nhân, phát triển tư tưởng chính trị cách mạng
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 10: Trong các lý thuyết xã hội học, quan niệm nào của lý thuyết mô hình “cấu trúc – chức năng” sau đây là đúng nhất?
A. Xã hội như một hệ thống gồm nhiều bộ phận khác nhau cùng tác động để tạo ra tính ổn định tương đối
B. Xã hội do cấu trúc xã hội cấu thành (vi dụ như gia đình, tôn giáo, kinh tế, chính trị), được xác định như những mẫu hành vi xã hội tương đối ổn định
C. Các cấu trúc xã hội có một hay nhiều chức năng quan trọng cần thiết cho xã hội tồn tại ít nhất trong hình thức hiện tại
D. Xã hội được tạo ra giống như cơ thể con người, bao gồm các thành phần tương ứng với mắt, tay, chân, đầu, cổ...
Câu 11: Theo Rober K. Merton, bất kỳ bộ phận nào trong xã hội đều có nhiều chức năng, trong đó có một số dễ thừa nhận hơn số khác. Ông phân biệt “chức năng ẩn” là:
A. Kết quả được con người trong xã hội nhận biết và có dự định
B. Dấu hiệu tình trạng hay những phần con người không nhận biết rõ ràng
C. Tác động không mong muốn đối với hoạt động xã hội
D. Nhấn mạnh hầu như các bộ phận xã hội đều có ích cho một số người và có hại cho số khác
Câu 12: Lý thuyết tương tác biểu trưng quan tâm xã hội ở cấp độ vi mô, nghĩa là:
A. Quan tâm đến các biểu hiện xã hội ở quy mô rộng biểu thị đặc điểm xã hội như một tổng thể
B. Quan tâm các mẫu tương tác xã hội ơ quy mô bối cảnh xã hội cụ thể, thường nhật, hay phản ứng của con người
C. Xem xã hội như một sản phẩm tương tác liên tục, biến đổi của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau
D. Không xem xã hội như một hệ thống trừu tượng
Câu 13: “Một hệ thống các bộ phận tương tác tương đối ổn định dựa trên sự nhất trí phổ biến như đối với vấn đề đáng khao khát về đạo đức, mỗi bộ phận có kết quả chức như hoạt động như một tổng thể....” được xem là hình ảnh xã hội của lý thuyết nào sau đây?
A. Cấu trúc chức năng
B. Xung đột xã hội
C. Tương tác biểu trưng
D. Cả ba đáp án trên
Câu 14: “Một hệ thống biểu thị đặc điểm bằng sự bất công xã hội, bất cứ bộ phận xã hội nào cũng làm lợi cho một số nhóm người hay so với nhóm người khác, bất công xã hội dựa trên mâu thuẫn thúc đẩy thay đổi xã hội...” được xem là hình ảnh xã hội của lý thuyết nào sau đây?
A. Cấu trúc chức năng
B. Xung đột xã hội
C. Tương tác biểu trưng
D. Cả ba đáp án trên
Câu 15: “Quá trình tương tác xã hội đang phát triển liên tục trong các bối cảnh cụ thể dựa trên sự giao tiếp tượng trưng, nhận thức cá nhân về thực tại đang thay đổi và khả biến...” được xem là hình ảnh xã hội của lý thuyết nào sau đây?
A. Cấu trúc chức năng
B. Xung đột xã hội
C. Tương tác biểu trưng
D. Cả ba đáp án trên
Câu 16: Một nhà xã hội học thuộc trường phái cấu trúc chức năng sẽ dùng câu hỏi nào sau đây?
A. Xã hội hội nhập như thế nào?
B. Xã hội chia cắt như thế nào?
C. Xã hội học được điều gì?
D. Làm cách nào để những nhóm người khác không thừa nhận tình trạng hiện tại?
Câu 17: Một nhà xã hội học thuộc trường phái xung đột xã hội sẽ dùng câu hỏi nào sau đây?
A. Những bộ phận chính của xã hội là gì?
B. Những bộ phận của xã hội tương quan với nhau như thế nào?
C. Làm cách nào để một số nhóm người cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình?
D. Làm cách nào để hành vi cá nhân thay đổi từ một tình huống này sang tình huống khác?
Câu 18: Ai là người cho rằng sự phát triển của con người là kết quả của cả hai sự trưởng thành sinh học và gia tăng kinh nghiệm xã hội?
A. George Herbert Mead
B. Jean Piaget
C. Sigmund Freud
D. Charles Horton Cooley
Câu 19: Ai là người khẳng định rằng xã hội hóa bao gồm bốn giai đoạn phát triển chính – vận động cảm giác, tiền hoạt động, hoạt động cụ thể và hoạt động chính thức?
A. George Herbert Mead
B. Jean Piaget
C. Sigmund Freud
D. Charles Horton Cooley
Câu 20: Theo Sigmund Freud, nhân cách con người bao gồm ba bộ phận nhận thức chính, trong đó cái giữ vai trò chủ đạo, góp phần điều khiển hành vi con người là:
A. Bản năng
B. Siêu ngã
C. Bản ngã
D. Cái tôi
Câu 21: Bộ phận xã hội nào giữ vai trò là bối cảnh đầu tiên của xã hội hóa, có tầm quan trọng chủ yếu trong việc định dạng ban đầu thái độ và hành vi của một đứa trẻ?
A. Gia đình
B. Nhà trường
C. Nhóm
D. Xã hội
Câu 22: Vai trò của nhà trường là gì?
A. Giảng dạy các bài học chính thức
B. Phơi bày trước trẻ sự đa dạng xã hội
C. Cung cấp các bài học chính thức cũng như phi chính thức về văn hóa, chủng tộc, giới tính, nuôi dưỡng sự úng hộ dành cho hệ thống chính trị, kinh tế hiện hành
D. Cầu nối giữa gia đình và xã hội
Câu 23: Trong trường hợp nào sau đây trẻ sẽ chịu ít sự giám sát hơn?
A. Nhóm bạn cùng tuổi
B. Gia đình
C. Nhà trường
D. Xã hội
Câu 24: Theo đánh giá của các nhà xã hội học, phương tiện nào sau đây ngày càng có tầm quan trọng trong quá trình xã hội hóa:
A. Truyền đạt mặt đối mặt
B. Dạy dỗ chính thức của gia đình, thầy cô
C. Học tập lẫn nhau từ bạn bè
D. Phương tiện truyền thông như tivi, internet
Câu 25: Điều nhận định nào sau đây là sai đối với giao tiếp không bằng lời?
A. Là sự giao tiếp sử dụng chuyển động của cơ thể, điệu bộ, và nét mặt hơn là lời nói
B. Giao tiếp không bằng lời mang tính văn hóa đặc trưng
C. Giao tiếp không bằng lời thường dễ kiểm soát
D. Giao tiếp không bằng lời cung cấp manh mối cho sự giả dối trong lời nói
Chủ đề: Tuyển tập 180 câu hỏi trắc nghiệm Xã hội học có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận