Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Gia Viễn. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG môn Vật lý. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
6 Lần thi
Câu 1: Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Cơ năng của vật
A. bằng động năng của vật khi vật qua vị trí cân bằng.
B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng \(\frac{T}{2}.\)
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng T
D. tăng hai lần khi biên độ dao động của vật tăng hai lần.
Câu 2: Trên sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 6 cm. Khoảng cách giữa hai điểm bụng liên tiếp là
A. 6 cm.
B. 3 cm.
C. 4 cm.
D. 5 cm.
Câu 3: Một mạch dao động LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tụ là \({{2.10}^{-6}}C,\) cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \(0,1\pi \left( A \right).\) Chu kì dao động điện từ tự do của mạch là
A. \({{4.10}^{-5}}s.\)
B. \(\frac{{{10}^{-3}}}{3}s\)
C. \(\frac{{{10}^{-6}}}{3}s.\)
D. \({{4.10}^{-7}}s\)
Câu 4: Cho một dòng điện chạy trong một mạch kín (C) có độ tự cảm L. Trong khoảng thời gian \(\Delta t,\) độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch và của từ thông qua (C) lần lượt là \(\Delta i\) và \(\Delta \Phi .\) Suất điện động tự cảm trong mạch là
A. \(-L\frac{\Delta i}{\Delta t}\)
B. \(-L\frac{\Delta \Phi }{\Delta t}\)
C. \(-L\frac{\Delta t}{\Delta i}\)
D. \(-L\frac{\Delta B}{\Delta t}\)
Câu 7: Dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch là \(i={{I}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi \right)\left( {{I}_{0}}>0 \right).\) Đại lượng \({{I}_{0}}\) được gọi là
A. cường độ dòng điện hiệu dụng.
B. cường độ dòng điện cực đại.
C. tần số góc của dòng điện.
D. pha ban đầu của dòng điện.
Câu 8: Sóng điện từ lan truyền trong không gian, tại một điểm dao động của điện trường và từ trường luôn
A. lệch pha \(\frac{\pi }{4}.\)
B. lệch pha \(\frac{\pi }{2}.\)
C. cùng pha.
D. ngược pha.
Câu 9: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Trong chân không, các phôtôn có tốc độ \(c={{3.10}^{8}}\) m/s.
B. Phân tử, nguyên tử phát xạ ánh sáng là phát xạ phôtôn.
C. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
D. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng như nhau.
Câu 10: Một vật có khối lượng m dao động điều hòa theo phương trình: \(x=A\cos \left( \omega t+\varphi \right).\) Mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của vật được tính bằng công thức
A. \(\text{W}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}.\)
B. \(\text{W}=\frac{1}{2}m\omega {{A}^{2}}\)
C. \(\text{W}=\frac{1}{2}{{m}^{2}}\omega A\)
D. \(\text{W}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}A\)
Câu 11: Một kim loại có công thoát electron là A. Biết hằng số lăng là \(h\) và tốc độ ánh sáng truyền trong chân không là c. Giới hạn quang điện của kim loại là
A. \({{\lambda }_{0}}=\frac{hc}{A}\)
B. \({{\lambda }_{0}}=\frac{A}{hc}\)
C. \({{\lambda }_{0}}=\frac{c}{hA}\)
D. \({{\lambda }_{0}}=\frac{hA}{c}\)
Câu 12: Một vật dao động điều hòa có chu kì là T. Tại thời điểm t = 0, vật qua vị trí cân bằng. Thời điểm đầu tiên vận tốc của vật bằng không là
A. \(t=\frac{T}{2}\)
B. \(t=\frac{T}{8}\)
C. \(t=\frac{T}{4}\)
D. \(t=\frac{T}{6}\)
Câu 13: Một nhà máy phát điện xoay chiều có công suất phát điện là P và điện áp hiệu dụng ở hai cực của máy phát là U. Điện năng phát ra từ nhà máy được truyền đến nơi tiêu thụ bằng đường dây có điện trở tổng cộng là r. Coi cường độ dòng điện cùng pha với điện áp. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là
A. \(\frac{P}{U}{{r}^{2}}\)
B. \(\frac{P}{{{U}^{2}}}r\)
C. \(\frac{{{P}^{2}}}{U}r\)
D. \(\frac{{{P}^{2}}}{{{U}^{2}}}r\)
Câu 14: Tia nào sau đây được dùng để nghiên cứu thành phần và cấu trúc của các vật rắn?
A. Tia X.
B. Tia laze.
C. Tia tử ngoại.
D. Tia hồng ngoại.
Câu 15: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các
A. phân tử.
B. nơtron.
C. điện tích.
D. nguyên tử.
Câu 16: Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có \(p\) cặp cực, quay với tốc độ n vòng/phút. Dòng điện do máy phát ra có tần số là
A. \(f=\frac{np}{60}\)
B. \(f=\frac{n}{60p}\)
C. \(f=np\)
D. \(f=60np\)
Câu 17: Bước sóng là khoảng cách giữa hai phần tử sóng
A. dao động ngược pha trên cùng một phương truyền sóng.
B. gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
C. dao động cùng pha trên phương truyền sóng.
D. gần nhau nhất dao động cùng pha.
Câu 18: Một chất phóng xạ có khối lượng ban đầu là 100g và chu kì bán rã là 7 ngày đêm. Sau 28 ngày đêm khối lượng chất phóng xạ đó còn lại là
A. 87,5 g
B. 12,5 g.
C. 6,25 g.
D. 93,75 g.
Câu 19: Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường.
B. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường.
C. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường.
D. tốc độ lan truyền dao động cơ trong môi trường.
Câu 20: Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\left( U>0 \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Biết tụ điện có dung kháng là \({{Z}_{C}}.\) Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
A. \(U.{{Z}_{C}}\)
B. \(\frac{U\sqrt{2}}{{{Z}_{C}}}\)
C. \(\frac{U}{{{Z}_{C}}}\)
D. \(U+{{Z}_{C}}\)
Câu 21: Dao động được ứng dụng trong thiết bị giảm xóc của ô tô là
A. dao động tắt dần.
B. dao động cưỡng bức.
C. dao động điều hòa.
D. dao động duy trì.
Câu 22: Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng năng lượng \({{E}_{n}}=-1,5eV\) sang trạng thái dừng có năng lượng \({{E}_{m}}=-3,43eV.\) Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hiđrô phát ra là
A. \(0,{{654.10}^{-5}}m\)
B. \(0,{{654.10}^{-6}}m\)
C. \(0,{{654.10}^{-4}}m\)
D. \(0,{{654.10}^{-7}}m\)
Câu 23: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết \({{R}_{0}}=30\Omega ,\) cuộn cảm thuần có cảm kháng \(20\Omega \) và tụ điện có dung kháng \(60\Omega .\) Hệ số công suất của mạch là
A. \(\frac{3}{4}\)
B. \(\frac{2}{5}\)
C. \(\frac{1}{2}\)
D. \(\frac{3}{5}\)
Câu 24: Một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc là đỏ, vàng và tím. Chiếu chùm sáng này từ không khí theo phương xiên góc tới mặt nước. Gọi \({{r}_{d}},{{r}_{v}},{{r}_{t}}\) lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu vàng và tia màu tím. Hệ thức đúng là
A. \({{r}_{t}}<{{r}_{d}}<{{r}_{v}}\)
B. \({{r}_{t}}<{{r}_{v}}<{{r}_{d}}\)
C. \({{r}_{d}}={{r}_{v}}={{r}_{t}}\)
D. \({{r}_{d}}<{{r}_{v}}<{{r}_{t}}\)
Câu 25: Khi một sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. chu kì sóng tăng.
B. bước sóng không đổi.
C. tần số sóng không đổi.
D. bước sóng giảm.
Câu 26: Ở một đường sức của một điện trường đều có hai điểm M và N cách nhau 40 cm. Hiệu điện thế giữa M và N là 80V. Cường độ điện trường có độ lớn là
A. 2000 V/m.
B. 2 V/m.
C. 200 V/m.
D. 20 V/m.
Câu 27: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân?
A. Số hạt nuclôn.
B. Năng lượng liên kết riêng.
C. Số hạt prôtôn.
D. Năng lượng liên kết.
Câu 29: Chiếu một chùm sáng đi qua một máy quang phổ lăng kính, chùm sáng lần lượt đi qua
A. ống chuẩn trực, buồng tối, hệ tán sắc.
B. hệ tán sắc, ống chuẩn trực, buồng tối.
C. hệ tán sắc, buồng tối, ống chuẩn trực.
D. ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối.
Câu 30: Trong nguyên tắc của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, để trộn dao động âm tần với dao động cao tần ta dùng
A. mạch tách sóng.
B. mạch biến điệu.
C. mạch chọn sóng.
D. mạch khuếch đại.
Câu 31: Một vật khối lượng 100g thực hiện dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là \({{x}_{1}}=5\cos \left( 10t+\pi \right)\) và \({{x}_{2}}=10\cos \left( 10t-\frac{\pi }{3} \right)({{x}_{1}},{{x}_{2}}\) tính bằng cm, t tính bằng s). Cơ năng của vật là
A. 37,5 J.
B. 75 J.
C. 75 mJ.
D. 37,5 mJ.
Câu 32: Một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng đặt tại điểm O trong môi trường đồng tính, không hấp thụ và không phản xạ âm. A, B là hai điểm nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Biết mức cường độ âm tại A và B lần lượt là 60 dB và 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là
A. 34 dB.
B. 26 dB.
C. 40 dB.
D. 17 dB.
Câu 33: Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn dao động cùng pha theo phương vuông góc với mặt chất lỏng phát ra hai sóng kết hợp với bước sóng \(\lambda .\) Gọi C, D là hai điểm ở mặt chất lỏng sao cho ABCD là hình vuông. I là trung điểm của AB. M là một điểm nằm trong hình vuông ABCD xa I nhất mà phần tử chất lỏng tại đó dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn. Biết \(AB=6,6\lambda .\) Độ dài đoạn thẳng MI gần nhất giá trị nào sau đây?
A. \(6,75\lambda \)
B. \(6,17\lambda \)
C. \(6,25\lambda \)
D. \(6,49\lambda \)
Câu 35: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m = 250 g và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức theo phương trùng với trục của lò xo dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn \(F={{F}_{0}}\cos \omega t\left( N \right)\). Khi thay đổi \(\omega \) thì biên độ dao động của viên bi thay đổi. Khi \(\omega \) lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thì biên độ dao động của viên bi tương ứng là A1 và A2. So sánh A1 và A2.
A. \({{A}_{1}}=1,5{{A}_{2}}\)
B. \({{A}_{1}}={{A}_{2}}\)
C. \({{A}_{1}}<{{A}_{2}}\)
D. \({{A}_{1}}>{{A}_{2}}\)
Câu 36: Đặt điện áp xoay chiều \(u=200\sqrt{2}\cos 100\pi t\left( V \right)\) vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần \(100\Omega ,\) cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điện áp ở hai đầu tụ điện là \({{u}_{c}}=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)V.\) Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch là
A. 400 W.
B. 200 W.
C. 300 W.
D. 100 W.
Câu 37: Đặt điện áp xoay chiều \(u=50\sqrt{10}\cos \left( 100\pi t \right)\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở \(R=100\Omega ,\) tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm có giá trị cực đại thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là 200V. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch khi đó là
A. \(i=\cos \left( 100\pi t-0,464 \right)\left( A \right)\)
B. \(i=\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( A \right)\)
C. \(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-0,464 \right)\left( A \right)\)
D. \(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( A \right)\)
Câu 39: Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng cách khảo sát sự phụ thuộc của chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn vào chiều dài của con lắc. Từ kết quả thí nghiệm, học sinh này vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của \({{T}^{2}}\) vào chiều dài của con lắc như hình vẽ. Học sinh này xác định được góc \(\alpha ={{76}^{0}}.\) Lấy \(\pi \approx 3,14.\) Theo kết quả thí nghiệm thì gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm là
A. \(9,76m/{{s}^{2}}\)
B. \(9,83m/{{s}^{2}}\)
C. \(9,8m/{{s}^{2}}\)
D. \(9,78m/{{s}^{2}}\)
Câu 40: Đặt hiệu điện thế xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos (100\pi t+\varphi )\)(V) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo đúng thứ tự gồm \({{R}_{1}},{{R}_{2}}({{R}_{1}}=2{{\text{R}}_{2}})\) và cuộn thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L cho đến khi hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu đoạn mạch chứa R2 và L lệch pha cực đại so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch. Xác định góc lệch pha cực đại đó.
A. \(0,2\pi .\)
B. \(0,1\pi .\)
C. \(0,5\pi .\)
D. \(0,25\pi .\)
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận