Câu hỏi:
Một vật có khối lượng m dao động điều hòa theo phương trình: \(x=A\cos \left( \omega t+\varphi \right).\) Mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của vật được tính bằng công thức
A. \(\text{W}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}.\)
B. \(\text{W}=\frac{1}{2}m\omega {{A}^{2}}\)
C. \(\text{W}=\frac{1}{2}{{m}^{2}}\omega A\)
D. \(\text{W}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}A\)
Câu 1: Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn dao động cùng pha theo phương vuông góc với mặt chất lỏng phát ra hai sóng kết hợp với bước sóng \(\lambda .\) Gọi C, D là hai điểm ở mặt chất lỏng sao cho ABCD là hình vuông. I là trung điểm của AB. M là một điểm nằm trong hình vuông ABCD xa I nhất mà phần tử chất lỏng tại đó dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn. Biết \(AB=6,6\lambda .\) Độ dài đoạn thẳng MI gần nhất giá trị nào sau đây?
A. \(6,75\lambda \)
B. \(6,17\lambda \)
C. \(6,25\lambda \)
D. \(6,49\lambda \)
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 2: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm. Khoảng cách giữa 2 vẫn sáng liên tiếp trên màn là
A. 0,36 mm.
B. 0,72 mm.
C. 0,3 mm.
D. 0,6 mm.
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 3: Tia nào sau đây được dùng để nghiên cứu thành phần và cấu trúc của các vật rắn?
A. Tia X.
B. Tia laze.
C. Tia tử ngoại.
D. Tia hồng ngoại.
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 4: Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng năng lượng \({{E}_{n}}=-1,5eV\) sang trạng thái dừng có năng lượng \({{E}_{m}}=-3,43eV.\) Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hiđrô phát ra là
A. \(0,{{654.10}^{-5}}m\)
B. \(0,{{654.10}^{-6}}m\)
C. \(0,{{654.10}^{-4}}m\)
D. \(0,{{654.10}^{-7}}m\)
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 5: Sóng điện từ lan truyền trong không gian, tại một điểm dao động của điện trường và từ trường luôn
A. lệch pha \(\frac{\pi }{4}.\)
B. lệch pha \(\frac{\pi }{2}.\)
C. cùng pha.
D. ngược pha.
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 6: Đặt điện áp xoay chiều \(u=50\sqrt{10}\cos \left( 100\pi t \right)\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở \(R=100\Omega ,\) tụ điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm có giá trị cực đại thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là 200V. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch khi đó là
A. \(i=\cos \left( 100\pi t-0,464 \right)\left( A \right)\)
B. \(i=\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( A \right)\)
C. \(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-0,464 \right)\left( A \right)\)
D. \(i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( A \right)\)
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Gia Viễn
- 6 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận