Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Liên trường THPT Nghệ An

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Liên trường THPT Nghệ An

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 988 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Liên trường THPT Nghệ An. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn GDCD. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

15/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

177 Lần thi

Câu 2: Trên cơ sở Luật Giáo dục, học sinh thực hiện quyền học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò gì?

A. cơ sở để bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.

B. phương tiện để thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C. phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

D. điều kiện để thực hiện mọi nhu cầu của bản thân.

Câu 3: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất?

A. kết cấu hạ tầng của sản xuất.

B. công cụ sản xuất.

C. kĩ thuật, công nghệ.

D. hệ thống bình chứa.

Câu 4: Sau cuộc họp trao đổi, thảo luận nhân dân xã P đã biểu quyết thống nhất về xây dựng hương ước của xã. Trong trường hợp này, nhân dân xã P đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Tham gia xây dựng quê hương.

C. Giám sát các hoạt động của chính quyền.

D. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 5: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Vậy tài sản nào dưới đây không phải là tài sản chung?

A. Được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân.

B. Được thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân.

C. Thu nhập hợp pháp của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân.

D. Tài sản của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn.

Câu 6: Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa là thể hiện chức năng nào?

A. phương tiện cất trữ.

B. thước đo giá trị.

C. phương tiện thanh toán.

D. phương tiện lưu thông.

Câu 9: Cá nhân, tổ chức không làm những gì mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

A. thi hành pháp luật.

B. sử dụng pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 10: Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp nào?

A. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.

B. bắt người đang bị truy nã.

C. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.

D. bắt người phạm tội quả tang.

Câu 12: Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, Ủy ban nhân dân thành phố C yêu cầu người dân không được để xe trên hè phố. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò gì?

A. phương tiện để đảm bảo mỹ quan thành phố.

B. phương tiện để xây dựng đô thị hữu hiệu.

C. phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.

D. hình thức cưỡng chế người vi phạm.

Câu 13: Hành vi nào dưới đây thuộc loại vi phạm hình sự?

A. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.

B. Công chức nhà nước thường xuyên tự ý nghỉ việc không có phép.

C. Điều khiển xe máy chở quá số người quy định.

D. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận.

Câu 18: Bạn H lấy trộm mật khẩu Facebook của bạn N cùng lớp để đọc trộm tin nhắn trên mạng. Vậy bạn H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.

Câu 20: Quyền nào dưới đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

C. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 22: Anh A trộm cắp tài sản đã bị Tòa án tuyên án 3 năm tù là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính cưỡng chế, thi hành.

D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng trong lao động?

A. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

B. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

C. Tự do lựa chọn các hình thức tổ chức kinh doanh.

D. Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm.

Câu 27: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền nào?

A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. tự do về thân thể của công dân.

D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 28: Nội dung nào dưới đây là một trong ba điều kiện để một sản phẩm trở thành hàng hóa?

A. Có nguồn gốc từ tự nhiên.

B. Thông qua trao đổi và mua bán.

C. Chất lượng cao và giá cả hợp lý.

D. Thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người.

Câu 30: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nhận quyết định chuyển công tác.

B. Bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

C. Nhận tiền bồi thường chưa thỏa đáng.

D. Khi bị đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.

Câu 33: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?

A. Các dân tộc đều được nhà nước quan tâm phát triển kinh tế.

B. Dân tộc ở vùng sâu, vùng xa luôn được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế.

C. Dân tộc ở vùng thuận lợi mới được quan tâm hơn trong phát triển kinh tế.

D. Các dân tộc đều được tham gia vào các thành phần kinh tế.

Câu 34: Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là nội dung của quyền nào?

A. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự.

B. bất khả xâm phạm đến sức khỏe.

C. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. bất khả xâm phạm đến tính mạng.

Câu 36: Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận khi tự mình làm gì?

A. công khai bí mật quốc gia.

B. bộc lộ mọi tin tức nội bộ.

C. trình bày ý kiến trong cuộc họp.

D. chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng.

Câu 37: Trong trường hợp nào dưới đây thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?

A. Bạn đồng ý thì mình xem hết các tin nhắn khác.

B. Đã là bạn thì có thể tự ý xem.

C. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.

D. Khi người lớn đồng ý thì có quyền xem.

Câu 39: Nghi ngờ H lấy trộm xe máy của mình, T đã bắt trói và nhốt H trong nhà kho. Trong trường hợp này, T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

B. Được đảm bảo an toàn về sức khỏe.

C. Được bảo hộ về tính mạng.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Liên trường THPT Nghệ An
Thông tin thêm
  • 177 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh