Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Sở GD-ĐT Thanh Hóa. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn GDCD. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
15/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
19 Lần thi
Câu 1: Yếu tố nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?
A. Kết cấu hạ tầng sản xuất.
B. Sức lao động.
C. Công cụ lao động.
D. Hệ thống bình chứa.
Câu 2: Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội, đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm đến việc gì?
A. vay vốn ưu đãi.
B. nâng cao năng suất lao động.
C. đào tạo gián điệp kinh tế.
D. sản xuất một loại hàng hóa.
Câu 3: Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm?
A. Pháp luật.
B. Đạo đức.
C. Kinh tế.
D. Chính trị.
Câu 4: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 5: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và ..............
A. giao dịch dân sự.
B. trao đổi hàng hóa.
C. chuyển nhượng tài sản.
D. công vụ nhà nước.
Câu 6: Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là gì?
A. xâm phạm pháp luật.
B. trái pháp luật.
C. vi phạm pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 7: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Thay đổi địa bàn cư trú.
B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.
C. Khai báo y tế phòng dịch.
D. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến.
Câu 8: Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng trong quan hệ nào?
A. trong quan hệ nhân thân.
B. trong quan hệ tài sản.
C. trong quan hệ việc làm.
D. trong quan hệ nhà ở.
Câu 9: Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm là thể hiện nội dung bình đẳng về nội dung nào?
A. quyền tự do lao động.
B. công bằng trong lao động.
C. hợp đồng lao động.
D. thực hiện quyền lao động.
Câu 10: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong nội dung nào?
A. tìm kiếm việc làm.
B. tuyển dụng lao động.
C. lĩnh vực kinh doanh.
D. đào tạo nhân lực.
Câu 11: Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ vốn đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?
A. truyền thông.
B. tín ngưỡng.
C. tôn giáo.
D. kinh tế.
Câu 12: Bịa đặt điều xấu để hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nội dung nào?
A. tính mạng và sức khỏe.
B. tinh thần của công dân.
C. nhân phẩm, danh dự.
D. thể chất của công dân.
Câu 13: Tự tiện khám chỗ ở của người khác là xâm phạm đến quyền cơ bản nào của công dân?
A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm.
Câu 14: Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước là thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây?
A. Quyền ứng cử, bầu cử.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền tố cáo.
Câu 15: Cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Được ủy quyền.
B. Trung gian.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Gián tiếp.
Câu 16: Công dân tham gia xây dựng hương ước làng xã là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào?
A. cơ sở.
B. cả nước.
C. lãnh thổ.
D. quốc gia.
Câu 17: Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của nội dung nào?
A. tố cáo.
B. đền bù thiệt hại.
C. khiếu nại.
D. chấp hành án.
Câu 18: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền nào?
A. học thường xuyên, học suốt đời.
B. học không hạn chế.
C. học bất cứ nơi nào.
D. bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 19: Cá nhân chủ động tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Được phát triển.
B. Khiếu nại.
C. Tố cáo.
D. Quản trị truyền thông.
Câu 20: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về nội dung nào?
A. lao động công vụ.
B. phát triển kinh tế.
C. quan hệ xã hội.
D. bảo vệ môi trường.
Câu 21: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng như thế nào?
A. được xã hội thừa nhận.
B. mua – bán trên thị trường.
C. có giá trị sử dụng.
D. được đưa ra để bán trên thị trường.
Câu 22: Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Cơ sở sản xuất hàng hoá.
B. Triệt tiêu lợi nhuận đầu tư.
C. Nền tảng của sản xuất hàng hoá.
D. Một động lực kinh tế.
Câu 23: Ông T gửi đơn tố cáo cửa hàng X bí mật đưa người lao động từ vùng dịch về làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh mà không khai báo y tế Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24: Công dân phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Không chấp hành quy định phòng dịch.
B. Tổ chức đưa người vượt biên trái phép.
C. Làm giả con dấu để chiếm đoạt tài sản.
D. Đăng nhập tài khoản công trực tuyến.
Câu 25: Nội dung nào dưới đây thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực chính trị?
A. Phát triển văn hóa truyền thống.
B. Mở rộng dịch vụ Homstay.
C. Ứng cử hội đồng nhân dân.
D. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến.
Câu 26: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có ................
A. người đang bị truy nã.
B. phương tiện gây án.
C. bạo lực gia đình.
D. tội phạm đang lẩn trốn.
Câu 27: Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông H để cá độ bóng đá, ông K đã tự ý xông vào nhà ông H để tìm con. Ông K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
Câu 28: Trường hợp nào sau đây công dân không có quyền bầu cử?
A. Người đang đảm nhiệm chức vụ.
B. Người đang chấp hành án treo.
C. Người đang đi công tác xa.
D. Người đang điều trị tại bệnh viện.
Câu 29: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó đang làm gì?
A. tổ chức truy bắt tội phạm.
B. kích động biểu tình trái phép.
C. tham gia hoạt động tôn giáo.
D. bí mật theo dõi nghi can.
Câu 30: Nội dung quyền được phát triển không thể hiện ở việc công dân .............
A. được chăm sóc sức khỏe.
B. tự do kinh doanh ngoại tệ.
C. được cung cấp thông tin.
D. tham gia hoạt động văn hóa.
Câu 31: Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Quy phạm phổ biến.
B. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Quyền lực, bắt buộc chung.
D. Quy phạm pháp luật.
Câu 32: Đoàn thanh tra của cục thuế tỉnh X lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty Y vì đã có hành vi lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. Đoàn thanh tra đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Xây dựng đường lối.
Câu 33: Trong buổi hội diễn văn nghệ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú X, các học sinh đều được khuyến khích mặc trang phục truyền thống, biểu diễn các bài hát và điệu múa đặc sắc của dân tộc mình. Việc làm đó thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào?
A. chính trị.
B. văn hóa.
C. kinh tế.
D. giáo dục.
Câu 34: Cho rằng ông A đi về từ vùng dịch mà không khai báo y tế và cách ly theo quy định. Ông H trưởng thôn đến nhà ông A yêu cầu ông thực hiện cách ly thì bị con ông A bắt giam vào nhà kho 2 ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.
C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.
D. Bất khả xâm phạm về danh tính.
Câu 35: Trong ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì bà K phải thực hiện cách ly y tế tại nhà do đi về từ vùng dịch nên nhân viên tổ bầu cử là anh A đã tự động viết phiếu bầu thay bà K theo ý của anh và bỏ phiếu bầu đó vào hòm phiếu. Anh A đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Bỏ phiếu kín.
B. Đại diện.
C. Trung gian.
D. Được ủy quyền.
Câu 36: Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng bạn A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán Học viện Ngân hàng vì đã từ lâu A mơ ước trở thành kế toán. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong thực hiện quyền học tập của A?
A. Học không hạn chế.
B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Học thường xuyên, học suốt đời.
D. Học bất cứ ngành nghề nào.
Câu 37: Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên hoan. Ăn xong, anh A và B say rượu nên nằm ngủ ngay trên sàn nhà, còn anh C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thử, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xả lũ. Lượng nước lớn, tốc độ xả nhanh đã gây ngập làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản quanh vùng. Hoảng sợ, anh C và D bỏ trốn. Anh A phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Kỷ luật – hành chính.
B. Kỷ luật – dân sự.
C. Hình sự - kỷ luật.
D. Hình sự - hành chính.
Câu 38: Vì con trai là anh S kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị K vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh S sống chung như vợ chồng với chị K là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà G, anh S, chị H và chị K.
B. Bà G, chị K và anh S.
C. Bà G, anh S và chị H.
D. Bà G, anh S, bà T và chị H.
Câu 39: Giám đốc một công ty quảng cáo là anh A yêu cầu nhân viên là anh D khống chế và giữ khách hàng là anh C tại nhà kho do anh C có hành vi gây rối. Sau hai ngày tìm kiếm, vợ anh C là chị H phát hiện anh bị giam ở công ty này nên nhờ anh Q đến giải cứu chồng. Vì anh D không đồng ý thả anh C nên anh Q đã đánh anh D bị gãy chân. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh A, anh D và chị H.
B. Anh A, anh D và anh Q.
C. Anh A và anh D.
D. Anh D và anh Q.
Câu 40: Nghi ngờ anh D biết mình với giám đốc A rút tiền của cơ quan để đầu tư bán hàng đa cấp, chị T đã tạo bằng chứng giả rồi xúi giục ông A đuổi việc anh D. Thấy mình bị sa thải không đúng, lại bị chị T trì hoãn thanh toán các khoản tiền theo đúng quy định, anh D làm đơn phản ánh với ông Q cán bộ cơ quan chức năng, do mang ơn chị T đã giúp mình làm giả chứng chỉ để được bổ nhiệm, ông Q đã không giải quyết đơn khiếu nại cho anhD. Thấy vậy anh D thuê anh K đánh ông Q gãy chân. Những ai dưới đây có thể là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông A, anh D và chị T.
B. Ông A, chị T và anh K.
C. Ông A, anh D và anh K.
D. Ông A, chị T và ông Q.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận