Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 690 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn GDCD. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

15/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

87 Lần thi

Câu 2: Câu “tấc đất, tấc vàng". Muốn nói đến yếu tố nào sau đây của quá trình sản xuất?

A. Tư liệu lao động.

B. Đối tượng lao động.

C. Sức lao động.

D. Công cụ lao động.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật.

B. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

C. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề.

D. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.

Câu 4: Hoàn thành nội dung sau: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành ..........

A. nhiều quy định của pháp luật.

B. một quy phạm pháp luật.

C. nhiều quy phạm pháp luật.

D. một số quy định của pháp lụật.

Câu 6: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. Vây bắt đối tượng bị truy nã.

B. Đánh người gây thương tích.

C. Truy lùng đối tượng gây án.

D. Tố cáo người phạm tội.

Câu 7: Ông A bị gãy chân đang nằm viện. Trong thời gian này lại diễn ra bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Để đảm bảo quyền bầu cử của mình, ông A được quyền làm gì?

A. hàng xóm bỏ phiếu thay.

B. cán bộ thôn giúp đỡ mình bỏ phiếu.

C. vợ mình đi bầu.

D. tổ bầu cử mang thùng phiếu đến bệnh viện để ông A tự bỏ phiếu bầu.

Câu 8: Anh A vay tiền của anh B. Đến hẹn trả mà anh A vẫn không trả. Anh B nhờ người bắt nhốt anh A đòi gia đình  đem tiền trả thì mới thả anh A. Hành vi này của anh B xâm phạm tới.

A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 10: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ nào?

A. sở hữu và lao động.

B. nhân thân và tài sản.

C. kinh tế và xã hội.

D. lao động và văn hóa.

Câu 11: Khi công dân vi phạm với tính chất và mức độ như nhau thì sẽ phải chịu trách nhiệm?

A. hình sự khác nhau.

B. pháp lí như nhau.

C. hành chính như nhau.

D. pháp luật ngang nhau.

Câu 12: UBND xã A đã đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí tại trung tâm xã nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí và tham gia vào đời sống văn hóa cộng đồng của nhân dân. Điều này góp phần?

A. phát triển đời sống vật chất cho công dân.

B. phát triển đời sống tinh thần cho công dân.

C. chăm sóc sức khỏe cho công dân.

D. tạo điều kiện cho công dân thể hiện năng khiếu.

Câu 13: Pháp luật quy định, người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu?

A. dưới 16 tuổi.

B. dưới 14 tuổi.

C. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

D. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Câu 14: Hiện nay các tỉnh đã hình thành nhiều khu công nghiệp ở nông thôn. Mục đích quan trọng nhất mà Nhà nước ta hướng đến đó là gì?

A. giải quyết việc làm cho người lao động

B. tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh phát triển

C. giúp kinh tế xã hội các tỉnh năng động hơn.

D. sản xuất và cung cấp hàng hóa thuận lợi

Câu 16: Dựa trên quy định của của pháp luật về quyền sáng tạo, công dân có thể tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong lĩnh vực

A. khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

B. khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật.

C. khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.

D. khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật.

Câu 18: Chủ doanh nghiệp A kí hợp đồng nhận chị B làm việc tại vị trí có nhiều khí thải độc hại. Nếu em cũng là lao động trong doanh nghiệp đó, em sẽ lựa chọn cách cư xử nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Lơ đi coi như không biết vì đó là quyền của ông chủ.

B. Xui chị B lôi kéo thêm người để biểu tình phản đối.

C. Đề nghị chủ doanh nghiệp xem xét lại vị trí việc làm cho chị B.

D. Bêu rếu, nói xấu doanh nghiệp với các lao động khác vì đã đối xử bất công với lao động nữ.

Câu 22: Hoạt động tưởng niệm người có công với đất nước là hoạt động gì?

A. hoạt động vi phạm pháp luật.

B. hoạt động mê tín dị đoan.

C. hoạt động tín ngưỡng.

D. hoạt động tôn giáo.

Câu 23: Công dân thuộc các dân tộc khác nhau không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng về dân tộc, tôn giáo.

C. Bình đẳng trước pháp luật.

D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Câu 24: Nguyên tắc thể hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là gì?

A. tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

B. công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau.

C. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

D. chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau.

Câu 26: Cơ sở thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ đâu?

A. nhu cầu hợp tác để phát triển kinh tế của các dân tộc.

B. sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc.

C. sự khác biệt trình độ phát triển giữa các dân tộc.

D. quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Câu 30: Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?

A. Cá nhân, tổ chức kinh doanh nộp thuế theo quy định của pháp luật.

B. Cơ sở kinh doanh không sản xuất hàng giả và hàng kém chất lượng.

C. Cơ sở kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt theo quy định của cơ quan thuế.

D. Công dân đăng kí kinh doanh phù hợp với điều kiện, khả năng của mình.

Câu 31: Sau khi mua xe ô tô, anh A đến cơ quan chức năng làm thủ tục đăng kí xe là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 34: Anh B tự ý vào phòng chị N, hành vi này xâm phạm đến quyền?

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 37: Nơi cứ trú của vợ chồng là do ai quyết định?

A. vợ chồng bàn bạc và quyết định.

B. chồng quyết định vì thuyền theo lái gái theo chồng.

C. cha mẹ của gia đình chồng quyết định.

D. cha mẹ hai bên của vợ chồng quyết định.

Câu 39: Hành vi không nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là hành vi vi phạm?

A. pháp luật hình sự.

B. chuẩn mực đạo đức.

C. pháp luật dân sự.

D. pháp luật hành chính.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
Thông tin thêm
  • 87 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh