Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Sở GD-ĐT Bắc Giang Lần 1. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn GDCD. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
15/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
17 Lần thi
Câu 1: Khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với mức giá cả và thu nhập xác định là gì?
A. thị trường.
B. tiền tệ.
C. cầu.
D. cung
Câu 2: Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản là vi phạm gì?
A. quy chế.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. công vụ.
Câu 3: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Phương tiện cất trữ.
B. Tiền tệ thế giới.
C. Thước đo giá trị.
D. Quản lí sản xuất.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ nào?
A. bảo vệ lợi ích của người lao động.
B. tham gia xây nhà tình nghĩa.
C. tuyển dụng chuyên gia cao cấp.
D. nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền khiếu nại khi nhận được giấy tờ nào dưới đây?
A. Thông tin vu khống của cá nhân.
B. Phiếu thăm dò ý kiến cá nhân.
C. Thông báo tuyển dụng nhân sự.
D. Quyết định thôi việc không rõ lí do.
Câu 6: Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn là bắt người trong trường hợp nào?
A. quả tang.
B. cấp bách.
C. khẩn cấp.
D. truy nã.
Câu 7: Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với tiêu chí nào?
A. năng lực điều chỉnh của nhà đầu tư.
B. khả năng thu hút thông qua quảng cáo.
C. thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. tất cả các hình thức cạnh tranh.
Câu 8: Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội ............
A. theo chiều hướng tiêu cực.
B. đang được hình thành.
C. được pháp luật bảo vệ.
D. mang tính phản diện.
Câu 9: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là bình đ ng giữa vợ và ch ng trong quan hệ nào?
A. nhân thân.
B. tài sản.
C. việc làm.
D. nhà ở.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp động giữa người lao động và người sử dụng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Trung gian.
B. Ủy nhiệm.
C. Đại diện.
D. Trực tiếp.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Theo dõi nạn nhân.
B. Bắt cóc con tin.
C. Đe dọa giết người.
D. Khống chế tội phạm.
Câu 12: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là gì?
A. sửa đổi pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. bổ sung pháp luật.
D. điều chỉnh pháp luật.
Câu 13: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Vây bắt đối tượng bị truy nã.
B. Tố cáo người phạm tội.
C. Đánh người gây thương tích.
D. Truy lùng đối tượng gây án.
Câu 14: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm gì?
A. liên đới.
B. pháp lí.
C. kỷ luật.
D. điều tra.
Câu 15: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền tư do dân chủ.
B. Quyền tự do tôn giáo.
C. Quyền tự do ngôn luận
D. Quyền tự do học tập.
Câu 16: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người đang thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Tổ chức truy bắt tội phạm.
B. Tham gia hoạt động tôn giáo.
C. Bí mật theo dõi nghi can.
D. Kích động biểu tình trái phép.
Câu 17: Trường hợp nào dưới đây là hình thức áp dụng pháp luật?
A. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
B. Đăng kí kết hôn theo luật định.
C. Xử phạt hành chính trong giao thông.
D. Xử lí thông tin liên ngành.
Câu 18: Theo quy định của pháp luật, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đ ng ý trừ trường hợp nào?
A. sử dụng bạo lực.
B. đã được định sẵn.
C. pháp luật cho phép.
D. xảy ra ngẫu nhiên.
Câu 19: Nhằm phát hiện, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân là mục đích của quyền nào sau đây?
A. Tố cáo.
B. Đấu thầu.
C. Khiếu nại.
D. Tư vấn.
Câu 20: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Tìm kiếm việc làm.
B. Đào tạo nhân lực.
C. Tuyển dụng lao động.
D. Lĩnh vực kinh doanh.
Câu 21: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội có nghĩa là quyền của công dân được tham gia thảo luận vào các .....
A. kế hoạch phát triển cá nhân.
B. tổ chức phi chính phủ.
C. sự kiện mang tính đột biến.
D. công việc chung của đất nước.
Câu 22: Công dân bình đẳng về quyền khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Tiếp cận các giá trị văn hóa.
B. Chấp hành quy tắc công cộng.
C. Giữ gìn bí mật quốc gia.
D. Giữ gìn an ninh trật tự.
Câu 23: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là gì?
A. thực hiện pháp luật.
B. tư vấn pháp luật.
C. giáo dục pháp luật.
D. phổ biến pháp luật.
Câu 24: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người là gì?
A. giới tự nhiên.
B. tư liệu lao động.
C. sức lao động.
D. đối tượng lao động.
Câu 26: Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội?
A. Công an.
B. Viện Kiểm sát, Tòa án.
C. Giám đốc công ty.
D. Thủ trưởng cơ quan đơn vị.
Câu 27: Theo quy định của pháp luật, hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào?
A. được đảm bảo về tính mạng.
B. pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
C. tự do đi lại và lao động.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 28: Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp vi phạm quyền bình đ ng trong lao động khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Không lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.
B. Không sử dụng lao động nữ vào làm công việc thợ lặn.
C. Có chế độ ưu đãi với người có trình độ chuyên môn cao.
D. Giao kết hợp đ ng lao động trực tiếp với người lao động.
Câu 29: Cá nhân đăng kí kinh doanh là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 30: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ nào?
A. đại diện.
B. trực tiếp.
C. tập trung.
D. gián tiếp.
Câu 31: Nhận được tin báo nghi chị K đang dụ dỗ để bắt cóc cháu M, ông Chủ tịch phường đang vội đi công tác nên đã giao cho anh T nhân viên dưới quyền tìm hiểu thông tin này. Anh T tiếp cận chị K khai thác thông tin, bị chị K chống đối, anh T đã bắt và nhốt chị tại Ủy ban nhân dân phường. Để ép anh T thả vợ mình, anh H là ch ng chị K đón đường khống chế, đưa bà G mẹ anh T về nhà mình giam giữ. Trong trường hợp này, những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông Q, anh T, chị K và anh H.
B. Anh T và anh H.
C. Ông Q và anh H.
D. Anh T, ông Q và anh H.
Câu 32: Đang thực hiện cách ly xã hội, vì lí do cá nhân anh T muốn đi sang địa phương khác. Khi qua chốt kiểm dịch anh T không được qua do không đủ điều kiện. Anh T đã có hành vi lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ, gây ách tắc giao thông và mất an ninh trật tự trên địa bàn. Được biết trước đó anh T đã bị xử phạt hành chính về tội cố ý gây thương tích. Hành vi của anh T đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Kỷ luật.
Câu 33: Anh T đã cho bà con trong khu dân cư nơi mình ở mượn lâu dài ngôi nhà anh được thừa kế riêng làm điểm sinh hoạt văn hóa dù vợ anh muốn cho thuê ngôi nhà đó để trang trải cuộc sống. Anh T không vi phạm quyền bình đ ng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?
A. Tài sản.
B. Thừa kế.
C. Kinh tế.
D. Nhân thân.
Câu 34: Ông Q viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về việc sử dụng thực phẩm sạch trong chế biến thức ăn. Ông đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Phổ biến pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Tuyên truyền pháp luật.
Câu 35: Biết người yêu mình là anh S nghiện ma túy, chị N cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt và kiên quyết ngăn cản không cho anh S đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn níu kéo tình cảm, anh S đột nhập vào phòng riêng của chị N để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới được chị làm vợ. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Đảm bảo an toàn tính mạng.
C. Đảm bảo bí mật thư tín, điện tín.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 36: Anh N vì không đăng ký kết hôn nên khi đi khai sinh cho con đã mượn giấy đăng ký kết hôn của người bạn trùng tên để làm thủ tục. Hành vi của anh N là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Kỷ luật.
D. Hành chính.
Câu 37: Thấy vợ mình là chị M bị ông T Giám đốc sở X ra quyết định điều chuyển công tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N ch ng chị đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông T sử dụng đi làm việc riêng để đe dọa. Do hoảng sợ, ông T điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh H cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông từ chối đưa tiền nên anh H đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông T không vi phạm. Trong trường hợp này, những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông T, anh H và anh N.
B. Ông T và anh H.
C. Anh H và anh K.
D. Ông T, anh H, anh K và anh N.
Câu 38: Đang học lớp 8, T thường xuyên nghỉ học không có lí do. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết bố mẹ T sản xuất rượu giả để bán kiếm lời và bắt T nghỉ học để cùng tham gia. Hành vi của bố mẹ T đã vi phạm quyền bình đ ng trong những lĩnh vực nào dưới đây?
A. Hình sự, hôn nhân và gia đình.
B. Lao động, hôn nhân và gia đình.
C. Hành chính, hôn nhân và gia đình.
D. Học tập, hôn nhân và gia đình.
Câu 39: Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh P, anh K và ông H.
B. Chỉ anh P.
C. Anh P, anh K, chị S và ông H.
D. Anh P, ông H và chị S.
Câu 40: Bà M kinh doanh dịch vụ ăn uống đã sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ ngu n gốc làm khách hàng bị ngộ độc phải nhập viện. Khi anh G là cán bộ chức năng đến kiểm tra, bà M đã đưa cho anh G 10 triệu đồng nhưng bị anh từ chối và lập biên bản xử phạt. Bực tức, ch ng bà M là ông P đã phun sơn lên xe ô tô của anh G đang đỗ trước nhà. Thấy vậy, anh X là đồng nghiệp của anh G đã khống chế ông P về trụ sở cơ quan chức năng. Trong trường hợp này, những ai sau đây đã vi phạm pháp luật dân sự?
A. Bà M, ông P và anh G.
B. Chỉ bà M.
C. Bà M và ông P.
D. Bà M, ông P và anh X.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận