Câu hỏi trắc nghiệm quản trị cơ sở dữ liệu có đáp án - Phần 7

Câu hỏi trắc nghiệm quản trị cơ sở dữ liệu có đáp án - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 350 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Câu hỏi trắc nghiệm quản trị cơ sở dữ liệu có đáp án - Phần 7. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Quản trị hệ thống. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

01/09/2021

Thời gian

35 Phút

Tham gia thi

5 Lần thi

Câu 1: Mô hình dữ liệu tốt nhất:

A. Khi thao tác dễ dàng nhất.

B. Không tổn thất thông tin.

C. Phụ thuộc vào yêu cầu truy xuất và khai thác thông tin.

D. Độc lập dữ liệu

Câu 2: Mô hình dữ liệu nào có khả năng hạn chế sự dư thừa dữ liệu tốt hơn.

A. Tất cả các loại mô hình dữ liệu.

B. Mô hình dữ liệu hướng đối tượng.

C. Mô hình cơ sở dữ liệu phân cấp

D. Mô hình cơ sỏ dữ liệu phân tán.

Câu 3: Mô hình dữ liệu nào không chấp nhận mối quan hệ nhiều - nhiều.

A. Mô hình dữ liệu mạng

B. Cơ sở dữ liệu phân cấp.

C. Tất cả các mô hình dữ liệu.

D. Cơ sở dữ liệu phân tán.

Câu 4: Mô hình CSDL phân cấp là mô hình:

A. Dữ liệu được biểu diễn bằng con trỏ.

B. Dữ liệu được biểu diễn bằng cấu trúc cây.

C. Dữ liệu được biểu diễn bằng mối quan hệ thực thể

D. Dữ liệu được biểu diễn bằng bảng

Câu 5: Trong mô hình CSDL phân cấp có thể:

A. Không có bản ghi gốc.

B. Tồn tại các loại cây không chứa gốc và phụ thuộc.

C. Các bản ghi phụ thuộc chỉ tồn tại khi và chỉ khi tồn tại bản ghi gốc.

D. Tồn tại các loại cây chỉ có các bản ghi phụ thuộc.

Câu 6: Điều gì sẽ xẩy ra khi loại bỏ bản ghi gốc duy nhất trong một cây.

A. Mâu thuẫn thông tin.

B. Dư thừa thông tin.

C. Không toàn vẹn dữ liệu.

D. Mất thông tin

Câu 7: Mất thông tin khi xoá bản ghi phụ thuộc trong trường hợp:

A. Xoá bản ghi gốc.

B. Xoá tất cả các bản ghi phụ thuộc

C. Xoá cấu trúc cây phân cấp.

D. Xoá bản ghi phụ thuộc duy nhất.

Câu 8: Tìm kiếm thông tin trong CSDL phân cấp:

A. CSDL phân cấp càng lớn thì tìm kiếm càng phức tạp.

B. Đơn giản, tiện lợi.

C. Dễ thao tác, dễ sử dụng

D. Nhanh chóng, chính xác.

Câu 9: Trong mô hình phân cấp dữ liệu được biểu diễn:

A. Trong mỗi một cây, một bản gốc và bản ghi phụ thuộc.

B. Trong một tệp duy nhất theo cấu trúc cây.

C. Trong nhiều cây

D. Trong nhiều tệp theo cấu trúc cây.

Câu 10: Khi thao tác bằng ngôn ngữ thao tác dữ liệu trên CSDL phân cấp:

A. Có nhiều khả năng xẩy ra di thường thông tin.

B. Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. 

C. Đảm bảo tính độc lập của dữ liệu 

D. Đảm bảo tính ổn định

Câu 11: Đặc trưng cấu trúc của mô hình mạng là:

A. Chứa các liên kết một - một và một - nhiều.

B. Chứa các liên kết một - một, một - nhiều và nhiều - nhiều. 

C. Chứa các liên kết một - một, một - nhiều và nhiều - nhiều. 

D. Chứa các liên kết nhiều - một và một - nhiều.

Câu 12: Biểu diễn dữ liệu trong mô hình CSDL mạng:

A. Bằng các bảng 2 chiều.

B. Các mối nối liên kết giữa các bản ghi, tạo thành một đồ thị có hướng.

C. Bằng các ký hiệu biểu diễn.

D. Các mối nối liên kết giữa các bản ghi theo cấu trúc cây.

Câu 13: Trong CSDL mạng, khi thêm các bản ghi mới:

A. Mâu thuẫn thông tin.

B. Dư thừa thông tin.

C. Đảm bảo được tính nhất quán và tính toàn vẹn của dữ liệu.

D. Không đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn của dữ liệu.

Câu 14: Trong CSDL mạng, khi xoá các bản ghi:

A. Không toàn vẹn dữ liệu.

B. Làm mất thông tin

C. Mâu thuẫn thông tin sẽ xuất hiện

D. Đảm bảo được tính nhất quán và tính toàn vẹn của dữ liệu.

Câu 15: Trong CSDL mạng, khi thực hiện các phép tìm kiếm:

A. Câu hỏi và kết quả các câu hỏi tìm kiếm không đối xứng với nhau.

B. CSDL càng lớn thì tìm kiếm càng phức tạp.

C. Câu hỏi và kết quả các câu hỏi tìm kiếm thường đối xứng với nhau.

D. Không phức tạp.

Câu 16: Cấu trúc dữ liệu trong mô hình CSDL mạng:

A. Quá phức tạp vì quá nhiều liên kết giữa các thực thể

B. Chứa 2 thực thể.

C. Quá phức tạp vì quá nhiều các thực thể.

D. Chứa n thực thể.

Câu 17: Trong mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ:

A. Thứ tự của các cột là quan trọng.

B. Thứ tự của các cột là không quan trọng.

C. Thứ tự của các hàng là không quan trọng.

D. Thứ tự của các hàng là quan trọng.

Câu 18: Cấu trúc dữ liệu quan hệ là:

A. Liên kết giữa các bộ được biểu diễn duy nhất bằng các giá trị trong các cột.

B. Mối liên kết giữa các bộ.

C. Mối liên kết hình xây

D. Mối liên kết giữa các cột.

Câu 19: Dữ liệu trong mô hình quan hệ:

A. Được biểu diễn theo cấu trúc hình cây.

B. Được biểu diễn một cách duy nhất.

C. Được biểu diễn theo cấu trúc mô hình mạng.

D. Được biểu diễn nhiều kiểu khác nhau.

Câu 20: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu :

A. Là các phép toán được xây dựng trên đại số quan hệ.

B. Là các phép chèn thêm, sửa đổi và loại bỏ.

C. Là các phép toán số học

D. Là các phép toán: hợp, giao, trừ...

Câu 21: Khi thực hiện các phép lưu trữ trên quan hệ:

A. Dị thường thông  tin, không bảo đảm được tính toàn vẹn dữ liệu.

B. Không dị thường thông  tin, bảo đảm được tính toàn vẹn dữ liệu.

C. Dị thường thông tin, không bảo đảm được việc thực hiện truy vấn dữ liệu.

D. Không dị thường thông tin, là bảo đảm được tính độc lập dữ liệu

Câu 22: Kết quả của các thao tác dữ liệu là:

A. Một biểu thức.

B. Một File

C. Một quan hệ.

D. Nhiều quan hệ.

Câu 23: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu quan hệ:

A. Không toàn vẹn dữ liệu

B. Đơn giản nhưng không tiện lợi cho người sử dụng.

C. Phức tạp, tổn thất thông tin.

D. Đơn giản và thụân tiện cho người sử dụng.

Câu 24: Mô hình thực thể quan hệ cho phép mô tả:

A. Bộ sưu tập các loại dữ liệu của một tổ chức.

B. Cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu.

C. Hệ thống thông tin quan lý của tổ chức.

D. Lược đồ khái niệm của một tổ chức.

Câu 25: Mô hình thực thể - quan hệ cơ bản bao gồm các lớp đối tượng:

A. Thực thể và thuộc tính.

B. Môi trường và ranh giới môi trường 

C. Thực thể, mối quan hệ và thuộc tính. 

D. Các mối quan hệ.

Câu 26: Thực thể là:

A. Các đối tượng và mối liên kết giữa các đối tượng.

B. Các đối tượng dữ liệu

C. Các mối liên kết giữa các đối tượng.

D. Các quan hệ

Câu 27: Khẳng định nào là phụ thuộc hàm:

A. Họ và tên -> Số chứng minh thư

B. Họ và tên -> Địa chỉ

C. Họ và tên -> Số điện thoại nhà riêng

D. Số chứng minh thư -> Họ và tên

Câu 28: Hệ tiên đề Armstrong cho các phụ thuộc hàm gồm các quy tắc:

A. Phản xạ, hợp và tách.

B. Phản xạ, bắc cầu, hợp và tách.  

C. Phản xạ, gia tăng, hợp và tách.

D. Phản xạ, gia tăng, bắc cầu.

Câu 29: Quy tắc gia tăng trong hệ tiên đề Armstrong

A. Nếu  A -> B => B -> A

B. Nếu  A -> B => A  -> BC       

C. Nếu  A  -> B => BC -> A      

D. Nếu  A -> B => AC  -> B

Câu 30: Quy tắc bắc cầu trong hệ tiên đề Armstrong:  

A. Nếu  A -> B và B -> C => A -> C

B. Nếu  A -> B và B -> C => AC -> B -> C

C. Nếu  A  -> B và  B -> C => AB 

D. Nếu  A -> B và B -> C => AC -> BC.

Câu 31: Giá trị các thành phần của khoá quy định:

A. Có thể nhận giá trị null

B. Không thể nhận giá trị null hay các giá trị không xác định.

C. Có thể nhận giá trị null hay các giá trị không xác định.

D. Không thể nhận giá trị null nhưng có thể nhận các giá trị không xác định

Câu 32: Các thuộc tính khóa là

A. Các thuộc tính không được chứa trong khóa

B. Các thuộc tính khoá

C. Các thuộc tính không khóa.

D. Các phần tử của khóa.

Câu 33: Mục tiêu của cơ sở dữ liệu là gì

A. Tính toàn vẹn của dữ liệu.

B. Phản ánh trung thực thế giới hiện thực dữ liệu

C. Tính độc lập của dữ liệu.

D. Tính phụ thuộc dữ liệu.

Câu 34: Quá trình tách không làm tổn thất thông tin theo nghĩa:

A. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép kết nối tự nhiên

B. Quan hệ gốc được khôi phục chính xác từ các quan hệ chiếu.

C. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép kết nối

D. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép chiếu và chọn

Câu 35: Cần thiết phải chuẩn hoá dữ liệu vì:

A. Giá trị khoá nhận giá trị null hay giá trị không xác định

B. Khi thực hiện các phép lưu trữ trên các quan hệ chưa được chuẩn hoá thường xuất hiện các dị thường thông tin

C. Khi thực hiện các phép tách - kết nối tự nhiiên các quan hệ

D. Khi thực hiện các phép tìm kiếm, xuất hiện các dị thường thông tin.

Câu 36: Dị thường thông tin là nguyên nhân:

A. Gây cản trở cho việc cập nhật, bổ sung thông tin

B. Gây cản trở cho việc tách kết nối tổn thất thông tin 

C. Gây cản trở cho việc tìm kiếm, hỏi đáp thông tin.

D. Gây cản trở cho việc thực hiện các phép lưu trữ

Câu 37: Mục tiêu của chuẩn hoá dữ liệu là:

A. Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu

B. Triệt tiêu mức cao nhất khả năng xuất hiện các dị thường thông tin

C. Đảm bảo tính bảo mật dữ liệu

D. Đảm bảo cho việc lưu trữ dữ liệu

Câu 38: Quá trình chuẩn hoá dữ liệu là quá trình:

A. Tách lược đồ quan hệ hạn chế thấp nhất tổn thất thông tin 

B. Thực hiện các phép tìm kiếm dữ liệu

C. Chuyển đổi biểu diễn thông tin trong các dạng khác nhau

D. Tách lược đồ quan hệ không làm tổn thất thông tin .

Câu 39: Cơ sở để chuẩn hoá dựa trên các khái niệm:

A. Bao đóng các phụ thuộc hàm

B. Phụ thuộc hàm

C. Các thuộc tính, bao đóng các thuộc tính.

D. Khoá và siêu khoá.

Câu 40:  Một mô hình CSDL được xem là mô hình chuẩn hoá tốt, nếu:

A. Không xuất hiện dị thường thông tin.

B. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu.

C. Mỗi một thuộc tính không khoá phụ thuộc hàm vào khoá.

D. Mỗi một thuộc tính được biểu diễn trong dạng duy nhất.

Câu 41:  Quan hệ R được gọi là dạng chuẩn 1NF, khi và chỉ khi:

A. Một thuộc tính có nhiều giá trị khác nhau

B. Các thuộc tính chỉ chứa các giá trị nguyên tố.

C. Một quan hệ có nhiều hàng

D. Một quan hệ có nhiều cột.

Câu 42:  Quan hệ 1NF không thể chấp nhận được trong quá trình tìm kiếm, vì    :

A. Không đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.

B. Khi thao tác các phép lưu trữ thường xuất hiện dị thường thông tin

C. Cấu trúc biểu diễn dữ liệu phức tạp.

D. Có quá nhiều phụ thuộc hàm trong nó

Câu 43: Quan hệ 2NF không thể chấp nhận được trong quá trình tìm kiếm, vì:

A. Không thể thưc hiện được các phép cập nhật

B. Bao đóng phụ thuộc hàm quá lớn.

C. Có thể không thể chèn thêm thông tin

D. Không đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.

Câu 44: Có thể chèn thêm thông tin một loại cáp khi chưa được lắp đặt ?

A. Không thể được. vì dị thường thông tin.

B. Không thể được. vì giá trị khoá không xác định

C. Không thể được. vì mâu thuẫn thông tin.

D. Có thể chèn được.

Câu 45: Trong quan hệ dạng chuẩn 3NF:

A. Không tồn tại các thuộc tính không khoá phụ thuộc vào khoá.

B. Không tồn tại các thuộc tính không khoá phụ thuộc đầy đủ vào khoá và sơ đồ bắc cầu.

C. Tồn tại các thuộc tính không khoá phụ thuộc vào khoá và sơ đồ bắc cầu.

D. Tồn tại các thuộc tính không khoá phụ thuộc vào khoá

Câu 46: Quan hệ 3NF có thể chấp nhận được trong quá trình tìm kiếm, vì:

A. Thưc hiện được các phép cập nhật

B. Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu

C. Bao đóng phụ thuộc hàm quá lớn

D. Không xuất hiện di thường thông tin khi thực hiện các phép lưu trữ

Câu 47:  Quan hệ gồm các thuộc tính mã số, họ tên và địa chỉ ở dạng chuẩn nào ?:

A. Dạng chuẩn 3NF

B. Dạng chuẩn 2NF, không là 3NF 

C. Dạng chuẩn 1NF, không là 2NF

D. Dạng chuẩn 2NF

Câu 48: Một quan hệ dạng chuẩn 1NF có thể chuyển đổi về nhóm các quan hệ 3NF bằng cách:

A. Loại bỏ các phụ thuộc bắc cầu vào khoá.

B. Loại bỏ các phụ thuộc không đầy đủ vào khoá

C. Loại bỏ các phụ thuộc không đầy đủ vào khoá và bắc cầu vào khoá.

D. Loại bỏ các phụ thuộc đầy đủ vào khoá và bắc cầu vào khoá.

Câu 49: Quá trình chuyển quan hệ 1NF về 3NF là quá trình:

A. Loại bỏ dị thường thông tin và không tổn thất thông tin.

B. Loại bỏ dị thường thông tin và tổn thất thông tin.

C. Loại bỏ dị thường thông tin

D. Không tổn thất thông tin.

Câu 50: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là:

A. Một tập các ký hiệu biểu diễn dữ liệu

B. Một tập các quy tắc biểu diễn dữ liệu.

C. Một tập các phép toán dùng để thao tác trên các hệ cơ sở dữ liệu.

D. Một tập các phép toán dùng để cập nhật, bổ sung trên các hệ cơ sở dữ liệu.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm quản trị cơ sở dữ liệu có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm quản trị cơ sở dữ liệu có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 5 Lượt thi
  • 35 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Người đi làm