Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông - Phần 6. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Chiều cao ke khách (từ mặt ray đến mặt ke) loại cao được quy định là bao nhiêu?
A. 1050 mm đối với cả đường khổ 1000 mm và khổ 1435 mm
B. 1100 mm đối với cả đường khổ 1000 mm và khổ 1435 mm
C. 1100 mm cho khổ đường 1000 mm và 1050 mm cho khổ đường 1435 mm
D. 1050 mm cho khổ đường 1000 mm và 1100 mm cho khổ đường 1435 mm
Câu 2: Điểm phân giới của đường sắt bao gồm những loại nào sau đây?
A. Trạm hành khách, trạm hàng hóa
B. Ga, trạm đóng đường
C. Cột tín hiệu đèn màu thông qua của khu gian đóng đường tự động
D. Cả đáp án b và đáp án c
Câu 3: Đường đón gửi tàu và đường dồn thuộc loại nào trong các loại nào sau đây?
A. Đường chính
B. Đường ga
C. Đường đặc biệt
D. Cả đáp án b và đáp án c
Câu 4: Khi thiết kế đường cao tốc ở vùng đồng bằng. Trong các phương án sau chọn phương án nào là đúng với quy đinh tiêu chuẩn.
A. Tốc độ thiết kế 120- 130 km/h
B. Tốc độ thiết kế 100- 120 km/h
C. Tốc độ thiết kế 80- 100 km/h
D. Tốc độ thiết kế 60- 80 km/h
Câu 5: Khi thiết kế đường ô tô cao tốc để đảm bảo an toàn chay xe, người ta quy định chiều dài tối đa các đoạn thẳng. Các phương án sau phương án nào đúng?
A. Chiều dài tối đa 10 km.
B. Chiều dài tối đa 6 km.
C. Chiều dài tối đa 4 km
D. Chiều dài tối đa 2 km
Câu 6: Hãy cho biết sơ đồ được áp dụng để phân tích nội lực hộp dầm cầu bê tông thi công phân đoạn làm việc theo phương ngang cầu.
A. Tính theo sơ đồ bản kê hai cạnh.
B. Tính theo sơ đồ dầm liên tục.
C. Tính theo sơ đồ khung kín.
D. Tính theo sơ đồ bản kê bốn cạnh.
Câu 7: Về mặt cấu tạo nút giao thông cùng mức ngoài đô thị, theo TCVN 405 - 2005 chia làm mấy loại?
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại
Câu 8: Trong các đường cong bằng bán kính nhỏ phải bố trí siêu cao, độ dốc siêu cao phụ thuộc vào vận tốc thiết kế và bán kính đường cong. Tiêu chuẩn thiết kế quy định độ dốc tối đa và độ dốc tối thiểu. Các phương án sau phương án nào đúng với quy định?
A. Đội dốc siêu cao tối đa 10%, tối thiểu 2%
B. Đội dốc siêu cao tối đa 8%, tối thiểu 2%
C. Đội dốc siêu cao tối đa 6%, tối thiểu 2%
D. Đội dốc siêu cao tối đa 4%, tối thiểu 2%
Câu 9: Hệ số làn xe m không được dùng cho những trường hợp nào?
A. Trạng thái giới hạn mỏi.
B. Khi số làn chất tải là 2.
C. Trạng thái mỏi và khi sử dụng hệ số phân bố ngang tính theo các công thức lập sẵn trong Tiêu chuẩn 22TCN 272-05.
D. Khi sử dụng các phương pháp phân tích chính xác.
Câu 10: Bản bê tông mặt cầu của cầu dầm thép liên hợp bản BTCT có chiều dày bằng 1/12 khoảng cách s giữa hai dầm chủ, khẩu độ tính toán L= 10s. Hãy cho biết chiều rộng hữu hiệu bản bê tông của dầm nằm bên trong kết cấu nhịp nhận giá trị nào trong trong số những đại lượng sau?
A. 12 lần chiều dày của bản cộng với ½ chiều rộng bản cánh dầm thép.
B. Bằng khoảng cách giữa các dầm.
C. Bằng 1/4L
D. 12 lần chiều dày bản cộng với chiều rộng bản cánh dầm thép
Câu 11: Hãy giải thích bậc dưới của ta luy mái dốc cửa hầm như hình vẽ dưới đây là đắp mà không phải là ta luy đào?
A. Nó đúng là ta luy đào không phải giải thích.
B. Nó là ta luy đào nhưng do trong quá trình thi công chân dốc bị sạt lở nên đắp bù.
C. Vì khi đào bạt tạo gương để đào hang mặt gương quá dốc nên phải đắp.
D. Do vỏ hầm nhô ra phía trước quá lớn đắp để bảo vệ
Câu 12: Chiều cao của khổ giới hạn trong hầm đường bộ là bao nhiêu?
A. 4750 mm
B. 4800mm
C. 4900mm
D. 5000mm
Câu 13: Cao của khổ giới hạn trong hầm đường sắt khổ đường tiêu chuẩn 1435mm đầu máy Diezel là bao nhiêu?
A. 5000mm
B. 5500mm
C. 6500mm
D. 6550mm
Câu 14: Ứng suất kéo khống chế tại các mối nối giữa các đốt đúc trong giai đoạn thi công đúc hẫng là giá trị nào sâu đây?
A. Không cho xuất hiện ứng suất kéo.
B. \(0,63\sqrt {{{f'}_c}}\)
C. \(0,5\sqrt {{{f'}_c}}\)
D. \(0,25\sqrt {{{f'}_c}}\)
Câu 15: Bến dạng trụ va neo cập hay được xây dựng cho các bến chuyên dụng dầu khí vì:
A. Dễ phòng chống cháy nổ
B. Thuận lợi trong quá trình khai thác
C. Dễ neo cập
D. Công nghệ hút rót
Câu 17: Đường thủy nội địa được phân cấp theo:
A. Kích thước sông/kênh
B. Kích thước tầu
C. Lượng hàng
D. Tầm quan trọng
Câu 18: Chiều sâu chạy tầu trên luồng được tính từ:
A. Mực nước 0 hải đồ đến cao độ đáy nạo vét
B. Mực nước 0 hải đồ đến cao độ đáy chạy tầu
C. Mực nước chạy tầu đến cao độ đáy nạo vét
D. Mực nước chạy tầu đến cao độ đáy chạy tầu.
Câu 19: Khoảng dừng của tầu có thể xác định sơ bộ từ
A. Chiều dài tầu thiết kế
B. Vận tốc tầu chạy trên luồng
C. Trọng tải tầu thiết kế
D. Công suất của máy tầu
Câu 20: Công trình luồng hàng hải được phân thành:
A. 4 cấp và một cấp đặc biệt
B. 3 cấp và một cấp đặc biệt
C. 4 cấp
D. 3 cấp
Câu 21: Trong điều kiện thông thường đối với tuyến đường sắt đô thị, trên đường cong có bố trí hoãn hòa thì yêu cầu chiều dài đường cong tròn còn lại tối thiểu có bắt buộc hay không?
A. Bắt buộc
B. Không bắt buộc
C. Tùy theo bán kính đường cong
D. Tùy theo góc chuyển hướng của đường cong
Câu 22: Trong điều kiện thông thường trên tuyến đường sắt đô thị, có cần thiết phải bố trí đoạn thẳng đệm giữa các đường cong liên tiếp hay không?
A. Không cần thiết
B. Cần thiết
C. Cần thiết khi 2 đường cong cùng chiều và không cần thiết khi 2 đường cong trái chiều
D. Tùy theo sự chênh lệch bán kính của 2 đường cong
Câu 23: Chiều cao mặt ke ga đường sắt đô thị được thiết kế như thế nào?
A. Chiều cao ke ga cao hơn từ cao độ mặt ray 1100mm
B. Mặt sàn tàu có thể cao hơn mặt ke ga từ 50mm
C. Mặt sàn tàu có thể thấp hơn mặt ke ga tối đa là 20mm
D. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng một trong ba đáp án trên
Câu 24: Trên các tuyến đường có bố trí các tuyến xe buýt, để đảm bảo an toàn tiêu chuẩn thiết kế quy đinh có thể sử dụng loại chỗ dừng đơn giản hoặc chỗ dừng cách ly. Với các phương án sau, phương án nào đúng?
A. Trên đường Vtk ≥ 40 km/h, nhất thiết phải thiết kế chỗ dừng cách ly.
B. Trên đường Vtk ≥ 60 km/h, nhất thiết phải thiết kế chỗ dừng cách ly.
C. Trên đường Vtk ≥ 80 km/h, nhất thiết phải thiết kế chỗ dừng cách ly
D. Trên đường Vtk ≥ 100 km/h, nhất thiết phải thiết kế chỗ dừng cách ly
Câu 25: Khi thiết kế một tuyến đường ô tô, tiêu chuẩn quy định chiều dài tối thiểu thống nhất theo một cấp để đảm bảo an toàn. Đường từ cấp IV trở lên chiều dài tối thiêu quy định là bao nhiêu trong các phương án sau?
A. Chiều dài tối thiểu 5 km.
B. Chiều dài tối thiểu 10 km.
C. Chiều dài tối thiểu 15 km.
D. Chiều dài tối thiểu 20 km
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận