Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông - Phần 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông - Phần 5

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 215 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông - Phần 5. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Biển báo hiệu đường bộ theo QCVN41-2016 được phân thành mấy nhóm? Các phương án sau phương án nào đúng?

A. Có 3 nhóm biển báo hiệu đường bộ. 

B. Có 4 nhóm biển báo hiệu đường bộ. 

C. Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ. 

D. Có 6 nhóm biển báo hiệu đường bộ

Câu 2: Tại sao vỏ hầm của đường hầm thi công theo phương pháp công nghệ NATM thường có chiều dày không đổi?

A. Nội lực trên các mặt cắt dọc theo chu vi vỏ hầm như nhau. 

B. Vì mục đích để cho đường tim của kết cấu vỏ hầm luôn cùng dạng với đường cong khuôn hầm. 

C. Vì chiều dày vỏ hầm được chọn là nhỏ nhất theo cấu tạo. 

D. Để dễ kiểm soát trong quá trình thi công

Câu 3: Bằng cách nào người ta kiểm soát được thời điểm đưa kết cấu vỏ hầm vào tham gia chịu lực?

A. Căn cứ vào đường cong Fenner-Pacher. 

B. Căn cứ vào tuổi của bê tông cho phép thời diểm dỡ ván khuôn. 

C. Căn cứ vào độ hội tụ của vách hang thông qua kết quả quan trắc liên tục chuyển vị của vách hang. 

D. Căn cứ vào kinh nghiệm thi công của hàng loạt các công trình

Câu 4: Yêu cầu về chiều dài ke ga thiết kế trên tuyến đường sắt đô thị?

A. Phải lớn hơn chiều dài của đoàn tàu lớn nhất chạy trên tuyến đó

B. Phải lớn hơn hoặc bằng chiều dài của đoàn tàu ngắn nhất cộng với 10m 

C. Căn cứ theo số lượng hành khách lớn nhất vào giờ cao điểm 

D. Phụ thuộc vào mật độ chạy tàu trên tuyến

Câu 5: Kết cấu kiến trúc tầng trên đường sắt đô thị bao gồm những loại nào?

A. Kiến trúc tầng trên có đá ba lát 

B. Kiến trúc tầng trên có ray liên kết trực tiếp với tà vẹt đặt trên nền bê tông 

C. Kiến trúc tầng trên dùng tấm bê tông (thay cho lớp đá ba lát) 

D. Cả ba đáp án trên

Câu 6: Đối với tuyến đường sắt khổ lồng 1435 mm và 1000 mm thì siêu cao trên đường cong được đặt theo khổ đường nào?

A. 1000 mm

B. 1435 mm

C. Khổ đường nào thì đặt siêu cao tương ứng của khổ đó 

D. Đặt theo siêu cao của khổ nào có nhiều đoàn tàu khai thác hơn

Câu 7: Những tải trọng theo phương dọc cầu tác dụng lên lên những trụ nằm  trong phạm vi nhịp thông thuyền gồm những loại nào?

A. Lực hãm xe BR, lực ma sát FR, gió WL+WS và lực va tầu CV. 

B. Lực hãm xe BR, lực ma sát , lực gió ( dọc) WL+WS và 50% lực va  tầu CV. 

C. Lực hãm xe BR, lực ma sát FR, gió WL+WS . 

D. Lực hãm xe BR và lực va tầu CV. 

Câu 8: Hãy cho biết nguyên lý xác định vị trí trục trung hòa của mặt cắt dầm BTCT hoặc bê tông ứng suất trước chịu uốn?

A. Xác định theo nguyên lý hình học tìm trọng tâm tiết diện nguyên của bê tông. 

B. Xác định theo nguyên lý hình học tìm trọng tâm tiết diện tính đổi từ cốt thép sang bê tông. 

C. Từ phương trình cân bằng các thành phần lực trong các loại  cốt thép  và hợp lực của khối ứng suất vùng bê tông chịu nén.

D. Dựa vào tỉ lệ giữa chiều cao vùng chịu nén của bê tông và chiều cao có hiệu của tiết diện x/h0 ứng với hàm lượng cốt thép tối đa.

Câu 9: Sức kháng uốn danh định Mn của dầm bê tông ứng suất trước được viết như sau: \({M_n} = A{f_{p{\rm{s}}}}\left( {{d_p} - \frac{{{\beta _1}c}}{2}} \right) + A{f_{sy}}\left( {{d_s} - \frac{{{\beta _1}c}}{2}} \right) - A{f_{{\rm{sy}}}}\left( {{{d'}_s} - \frac{{{\beta _1}c}}{2}} \right)\)

A. Sai, vì thiếu thành phần chịu lực của bê tông chịu nén. 

B. Đúng, vì là tổng các mô men so với trọng tâm của vùng bê tông chịu nén. 

C. Chỉ đúng với trường hợp dầm chữ nhật và dầm chữ T khi vùng chịu nén nằm trong bản cánh. 

D. Sai, thiếu thành phần mô men của khối ứng suất vùng bê tông chịu nén. 

Câu 10: Khi thiết kế mặt đường cho đường phố và đường ít quan trọng ở đô thị thì dùng tải trọng trục nào để tính toán trong các phương án sau?

A. Tải trọng trục 12.000 daN 

B. Tải trọng trục 10.000 daN 

C. Tải trọng trục 9.500 daN 

D. Tải trọng trục  8.000 daN

Câu 11: Khi thiết kế mặt đường cho đường trục chính đô thị thì dùng tải trọng nào để tính toán trong các phương án sau?

A. Tải trọng truc 12.000 daN 

B. Tải trọng trục 10.000 daN 

C. Tải trọng trục 9.500 daN 

D. Tải trọng trục  8.000 daN

Câu 13: Mục đích của việc đặt ray ngắn trên đường cong?

A. Để tạo độ cong cho đường ray dễ dàng 

B. Để đảm bảo mối nối được đối xứng 

C. Để có thể cơ giới hóa trong thi công lắp đặt ray trên đường cong

D. Cả ba phương án trên

Câu 18: Các cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia được phân theo nhóm:

A. Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng 

B. Đường sắt cao tốc, đường sắt thường và đường sắt đô thị

C. Đường sắt khổ 1000 mm, đường sắt khổ 1435 mm và đường sắt lồng 

D. Cả ba đáp án trên

Câu 19: Đường sắt khổ 1000 mm và đường sắt khổ 1435 mm được phân thành mấy cấp kỹ thuật?

A. Khổ 1000 mm không phân cấp và khổ 1435 mm là 2 cấp 

B. Khổ 1000 mm là 2 cấp và khổ 1435 mm là 3 cấp 

C. Khổ 1000 mm là 3 cấp và khổ 1435 mm là 3 cấp 

D. Khổ 1000 mm là 3 cấp và khổ 1435 mm là 5 cấp

Câu 20: Với năng lực chuyên chở là 25000 người/giờ/hướng thì tuyến đường sắt đô thị thuộc cấp kỹ thuật nào sau đây?

A. Đường sắt đô thị chuyên chở khối lượng lớn 

B. Đường sắt đô thị chuyên chở khối lượng trung bình 

C. Các loại đường sắt đô thị khác 

D. Không thuộc cấp nào trong ba cấp kỹ thuật trên

Câu 21: Sự phân chia thành các cấp kỹ thuật đường sắt là dựa trên yếu tố nào?

A. Năng lực vận chuyển của tuyến đường 

B. Vận tốc thiết kế của tuyến đường 

C. Cả đáp án a và đáp án b 

D. Đáp án a hoặc đáp án b

Câu 22: Hệ số kiên cố theo Prô-tô-đia- cô- nốp fkp được sử dụng trong ngành xây dựng đường hầm như thế nào?

A. Chỉ sử dụng trong phương pháp mỏ truyền thống. 

B. Sử dụng để chọn vị trí cửa hầm và khoảng cách giữa hai hầm đơn song song. 

C. Chỉ sử dụng trong Tiêu chuẩn thiết kế TCVN4527-88. 

D. Khi phương pháp NATM trở thành phổ biến không nên quan tâm đến khái niệm này nữa.

Câu 23: Vì sao các tính toán trong thiết kế đường hầm thi công theo công nghệ NATM lại dựa trên phương pháp phân loại địa chất RMR? 

A. Phương pháp RMR cung cấp biểu đồ Bienniawcki quan hệ giữa RMR và thời gian tự đứng vững. 

B. Do thông qua chỉ số RMR có thể tính được áp lực pa tác dụng lên kết cấu chống đỡ. 

C. Phương pháp RMR chỉ dẫn cách chọn chiều dày lớp bê tông phun và khoảng cách neo. 

D. Phương pháp RMR cung cấp cách chọn sơ bộ chiều dày lớp bê tông vỏ hầm.

Câu 24: Công cụ dùng để biểu diễn hệ thống khe nứt của khối đá trong báo cáo khảo sát địa chất công trình khu vực đường hầm là gì?

A. Đồ thị hoa hồng 

B. Đồ thị Xavarenxki 

C. Đồ thị vòng tròn lớn 

D. Một trong ba loại trên

Câu 25: Vì sao nói chỉ số RQD được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu địa chất của khối đá?

A. Vì RQD đặc trưng cho tính chất nứt nẻ của khối đá. 

B. Vì thông qua RQD để đánh giá độ bền của khối đá. 

C. Vì sử dụng RQD để phân loại địa chất khối đá.

D. Vì người ta sử dụng chỉ số này trong hầu hết các phương pháp phân loại địa chất khối đá.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thiết kế cầu đường hầm giao thông có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên