Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 7

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 88 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 7. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Mức hưởng trợ cấp một lần đối với lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?

A. Một tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

B. Một tháng lương cơ sở

C. Hai lần mức lương cơ sở cho mỗi con tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi

D. Ba tháng lương cơ sở

Câu 2: Theo quy định của Luật BHXH 2014 trường hợp nào dưới đây lao động nữ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không được hưởng chế độ thai sản?

A. Lao động nữ khám thai

B. Lao động nữ nhận nuôi con nuôi trên 06 tháng tuổi

C. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản

D. Lao động nữ xảy thai, thai chết lưu

Câu 3: Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường như thế nào?

A. 30 ngày làm việc

B. 40 ngày làm việc

C. 50 ngày làm việc

D. 30 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày làm việc nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày làm việc nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên 

Câu 4: Luật BHXH 2014 quy định trường hợp nào dưới đây người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không được hưởng chế độ ốm đau?

A. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế

B. Có con trên bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế

C. Mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành

D. Phải nghỉ việc để điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế quy định

Câu 5: Theo quy định của Luật BHXH 2014 bảo hiểm xã hội tự nguyện có những chế độ nào?

A. Chế độ ốm đau; thai sản

B. Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ tử tuất

C. Chế độ ốm đau; chế độ thai sản và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

D. Chế độ hưu trí; chế độ tử tuất

Câu 6: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cơ quan bảo hiểm xã hội có những quyền gì?

A. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật

B. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

C. Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có những trách nhiệm gì khi tham gia BHXH?

A. Bảo quản sổ BHXH

B. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ BHXH

C. Đóng BHXH theo quy định

D. Tất cả các trách nhiệm nêu tại A,B,C trên

Câu 8: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội gồm những cơ quan nào?

A. 1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. 2- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. 3- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. 4- BHXH Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. 5- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

B. Hội Nông dân Việt Nam

C. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

D. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Câu 9: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc có những chế độ nào?

A. Chế độ ốm đau và thai sản

B. Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí, chế độ tử tuất

C. Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ

D. Chế độ hưu trí; chế độ tử tuất

Câu 10: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định có những loại hình bảo hiểm xã hội nào?

A. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

C. Bảo hiểm hưu trí bổ sung

D. Đáp án A và đáp án B

Câu 11: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam nào thuộc đối tượng tham gia tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được hưởng cả 5 chế độ?

A. Cán bộ, công chức, viên chức

B. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

C. Hạ sĩ quan, chiến sỹ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH tự nguyện cho mỗi năm đóng từ năm 2014 trở đi như thế nào?

A. 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

B. 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

C. 03 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

D. 04 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH 

Câu 13: Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?

A. 40 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày làm việc nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày làm việc nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên

B. 40 ngày làm việc

C. 50 ngày làm việc

D. 30 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày làm việc nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày làm việc nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên

Câu 14: Quyền của người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc được quy định như thế nào trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014?

A. Đ­ược cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình trong thời gian tham gia BHXH

B. Ủy quyền cho ngư­ời khác nhận lư­ơng h­ưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

C. Yêu cầu ngư­ời sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội

D. Tất cả các quyền nêu tại A, B, C trên

Câu 16: Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức hưởng chế độ ốm đau bằng bao nhiêu % mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị ốm đau?

A. Bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

B. Bằng 80% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

C. Bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

D. Bằng 60% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Câu 18: Tỷ lệ % mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con được quy định như thế nào trong luật BHXH 2014?

A. 70% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc

B. 80% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc

C. 90% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc

D. 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Câu 19: Tuổi nghỉ hưu được quy định như thế nào đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (không bao gồm lao động thuộc lực lượng vũ trang) có  từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường?

A. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi

B. Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi

C. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi

D. Nam đủ sáu mươi lăm tuổi, nữ đủ sáu mươi tuổi

Câu 22: Tỷ lệ ( % ) tối đa hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?

A. 65% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

B. 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

C. 85% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

D. 95% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Câu 23: Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% khi nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017 được quy định như thế nào trong Luật BHXH 2014?

A. Nam có thời gian đóng BHXH trên 30 năm, Nữ có thời gian đóng BHXH trên 25 năm

B. Nam có thời gian đóng BHXH trên 31 năm, Nữ có thời gian đóng BHXH trên 30 năm

C. Nam có thời gian đóng BHXH trên 32 năm, Nữ có thời gian đóng BHXH trên 30 năm

D. Nam có thời gian đóng BHXH trên 33 năm, Nữ có thời gian đóng BHXH trên 30 năm

Câu 24: Điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện được quy định trong Luật BHXH 2014 như thế nào?

A. Nam đủ 50 tuổi, Nữ đủ 45 tuổi; Đủ 15 năm đóng BHXH trở lên

B. Nam đủ 55 tuổi, Nữ đủ 50 tuổi; Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên

C. Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi; Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên

D. Nam đủ 60 tuổi, Nữ đủ 55 tuổi; Đủ 10 năm đóng BHXH trở lên

Câu 25: Tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng đối với người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH 2014 tối đa là bao nhiêu?

A. 65% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

B. 75% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

C. 85% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

D. 95% mức bình quân tiền thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên