Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 4

  • 30/08/2021
  • 24 Câu hỏi
  • 150 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 4. Tài liệu bao gồm 24 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

A. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi tháng lương tối thiểu chung.

B. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung.

C. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng bốn mươi tháng lương tối thiểu chung. 

D. Cả a,b,c đều sai 

Câu 3: Trường nào sao đây không được hưởng chế độ ốm đau:

A. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. 

B. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

C. Nằm viện do tai nạn trong quá trình lao động.

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 4: Thời gian hưởng chế độ ốm đau:

A. Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm.

B. Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 40 nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm.

C. Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng năm mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ ba mươi năm trở lên

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 5: Thời gian hưởng chế độ ốm đau:

A. Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm

B. Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng bảy mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên.

C. Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng sáu mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên.

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 6:  Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

A. Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

B. Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

C. Tối đa không quá chín mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 7:  Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm:

A. Tối đa là ba mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là hai mươi lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.

B. Tối đa là mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là năm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.

C. Tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 8: Mức hưởng chế độ ốm đau (ngoại trừ trường hợp người mắc bệnh phải điều trị dài hạn nhưng số ngày nghỉ trên 180 ngày):

A. 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

B. Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên

C. Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 9:  Trong trường hợp người mắc bệnh phải điều trị dài hạn nhưng số ngày nghỉ trên 180 ngày thì mức hưởng chế độ ốm đau của số ngày vượt là:

A. 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

B. Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ hai mươi năm trở lên

C. Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ ba mươi năm trở lên;

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 10: Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau: 

A. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa năm ngày trong một năm

B. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa mười lăm ngày trong một năm

C. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa mười ngày trong một năm

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 11: Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau:

A. Một ngày bằng 20% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình

B. Một ngày bằng 30% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

C. Một ngày bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 12: Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

A. Lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con;

B. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi

C. Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

D. Cả a,b,c đều đúng.

Câu 13: Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:

A. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày (kể cả ngày nghỉ lể, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)

B. Trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày (không kể ngày nghỉ lể, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)

C. Trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai (không kể ngày nghỉ lể, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 14: Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:

A. Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hai muơi ngày nếu thai dưới một tháng

B. Ba mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng;

C. Bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.

D. Cả a,b,c đều đúng

Câu 15: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

A. Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường

B. Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

C. Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật

D. Cả a,b,c đều đúng

Câu 16: Trường hợp sau khi sinh con, nếu con bị chết thì:

A. Nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh con (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

B. Nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

C. Nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 17: Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:

A. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa 4 tháng.

B. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.

C. Người lao động nhận nuôi con nuôi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.

D. Cả a,b,c đều sai 

Câu 18: Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:

A. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)

B. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc năm ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)

C. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần) 

D. Cả a,b,c đều sai 

Câu 19: Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

A. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng bốn tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

B. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng ba tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

C. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 20: Mức hưởng chế độ thai sản:

A. Người lao động hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

B. Người lao động hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng bằng 100% mức lương tối thiểu chung

C. Người lao động hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng bằng 75% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

D. Cả a,b,c đều sai 

Câu 21: Người phụ nữ sinh con hay nhận con nuôi, muốn hưởng chế độ thai sản thì thời gian đóng BHXH trước khi nghỉ là:

A. Đóng đủ 12 tháng trước khi nghỉ

B. Đóng đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi nghỉ

C. Đóng đủ 3 tháng trước khi nghỉ

D. Đóng đủ 1 tháng trở lên trước khi nghỉ

Câu 22: Khi mang thai, người lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai bao nhiêu lần:

A. 3 lần, mỗi lần 1 ngày

B. 5 lần, mỗi lần 1 ngày

C. 10 lần, mỗi lần 1 ngày

D. 8 lần, mỗi lần 1 ngày

Câu 23: Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản:

A. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa mười ngày trong một năm. 

B. Mức hưởng một ngày bằng 20% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình

C. Bằng 30% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung

D. Cả a,b,c đều sai

Câu 24: Trường hợp nào sau đây khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn được hưởng chế độ tai nạn lao động:

A. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc

B. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

C. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý

D. Cả a,b,c đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 24 Câu hỏi
  • Sinh viên