Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 5

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 83 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 5. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Trong rủi ro hai tầu đâm va nhau cùng có lỗi, chủ hàng đã mua bảo hiểm được người bảo hiểm bồi thường các khoản tiền sau:

A. Khoản tiền tàu có lỗi chưa bồi thường hết

B. Khoản tiền tàu có lỗi chưa bồi thường

C. Khoản tiền phải trả cho chủ tàu chuyên chở

D. Tất cả các khoản trên

Câu 3: Người bảo hiểm không có quyền thay thế máy bay (trong trường hợp máy bay tổn thất toàn bộ) khi hợp đồng bảo hiểm được ký dựa trên:

A. Giá trị bảo hiểm

B. Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm

C. Giá trị thoả thuận

D. Không câu nào đúng

Câu 6: Trong các loại hình bảo hiểm sau, loại hình bảo hiểm nào không phải là bảo hiểm bắt buộc theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt nam?

A. Thân máy bay

B. TNDS đối với người thứ ba

C. TNDS đối với hàng hoá, hành lý, tư trang và hành khách

D. TNDS của chủ sân bay và người điều hành bay

Câu 9: Điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?

A. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

B. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

C. Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 10 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

D. Lao động nữ đang tham gia BHXH.

Câu 13: Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi người bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

A. Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.

B. Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

C. Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 14: Khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động được nghỉ với thời gian là:

A. Đặt vòng tránh thai: 5 ngày; Triệt sản: 10 ngày.

B. Đặt vòng tránh thai: 7 ngày; Triệt sản: 15 ngày.

C. Đặt vòng tránh thai: 10 ngày; Triệt sản: 15 ngày

Câu 15: Điều kiện để người lao động hưởng chế độ ốm đau?

A. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế; Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và phải có xác nhận của cơ sở y tế.

B. Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác.

C. Có con dưới mười tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và phải có xác nhận của cơ sở y tế.

Câu 16: Mức trợ cấp một lần khi nữ CNVC – LĐ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi là bao nhiêu?

A. Một tháng lương đóng bảo hiểm xã hội.

B. Hai tháng lương tối thiểu chung.

C. Hai tháng lương đóng bảo hiểm xã hội.

Câu 18: Khi mua hàng theo điều kiện CIF Incoterms 2000, người có lợi ích bảo hiểm là:

A. Người xuất khẩu

B. Người nhập khẩu

C. Tuỳ từng thời điểm

D. Không câu nào đúng

Câu 19: Trong các loại hình bảo hiểm sau, loại hình bảo hiểm nào không phải là bảo hiểm bắt buộc theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt nam?

A. Thân máy bay

B. TNDS đối với người thứ ba

C. TNDS đối với hàng hoá, hành lý, tư trang và hành khách

D. TNDS của chủ sân bay và người điều hành bay

Câu 20: Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm hàng hoá theo QTC1990 là:

A. 1 năm

B. 2 năm

C. 1 năm có thể thoả thuận kéo dài

D. 2 năm có thể thoả thuận kéo dài

Câu 21: Đối tượng nào được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

A. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên

B. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 15 lao động trở lên

C. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 20 lao động trở lên

D. Tất cả người lao động

Câu 22: Bảo hiểm xã hội:

A. Là loại hình bảo hiểm có tính chất kinh doanh.

B. Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập

C. Là Bảo hiểm đa dạng về loại hình

D. Tất cả đều đúng

Câu 23: Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

A. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí

B. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, tử tuất

C. Hưu trí, tử tuất d. Tất cả đều sai

Câu 24: Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

A. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí

B. Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, tử tuất

C. Hưu trí, tử tuất

D. Tất cả đều sai

Câu 25: Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người lao động:

A. Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

B. Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 6% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%

C. Hằng tháng, người lao động quy định đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

D. Cả a,b,c đều sai

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên