Câu hỏi: Mức hưởng chế độ ốm đau (ngoại trừ trường hợp người mắc bệnh phải điều trị dài hạn nhưng số ngày nghỉ trên 180 ngày):
A. 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
B. Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên
C. Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;
D. Cả a,b,c đều sai
Câu 1: Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau:
A. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa năm ngày trong một năm
B. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa mười lăm ngày trong một năm
C. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa mười ngày trong một năm
D. Cả a,b,c đều sai
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản:
A. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tối đa mười ngày trong một năm.
B. Mức hưởng một ngày bằng 20% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình
C. Bằng 30% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung
D. Cả a,b,c đều sai
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
A. Lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con;
B. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi
C. Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
D. Cả a,b,c đều đúng.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
A. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)
B. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc năm ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)
C. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày (không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần)
D. Cả a,b,c đều sai
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Trường hợp nào sau đây khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn được hưởng chế độ tai nạn lao động:
A. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc
B. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
C. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
D. Cả a,b,c đều đúng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
A. Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
B. Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
C. Tối đa không quá chín mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
D. Cả a,b,c đều sai
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật bảo hiểm - Phần 4
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 24 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận