Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án - Phần 4. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Mục đích của việc soạn giáo án là gì?
A. Quản lý thời gian của giờ dạy - học trên lớp
B. Nâng cao chất lượng giờ dạy - học trên lớp
C. Thực hiện tốt mục tiêu bài học
D. Nâng cao chất lượng giờ dạy - học trên lớp và thực hiện tốt mục tiêu bài học
Câu 2: Một giáo án tốt thể hiện được đầy đủ nội dung bài học và giúp đảm bảo .....................của thông tin:
A. Trật tự khoa học
B. Tính chính xác
C. Trình tự
D. Tính logic
Câu 4: Bước 1"Xác định mục tiêu" trong thiết kế giáo án có ý nghĩa như thế nào?
A. Dẫn dắt trẻ tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng có trong giờ học
B. Giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm
C. Giúp GV vạch ra rõ ràng các đơn vị bài học cần được chú trọng
D. Giúp GV đánh giá kết quả quá trình dạy học
Câu 6: Hãy lựa chọn thứ tự sắp xếp đúng của 03 cấp độ trong việc đọc Chương trình, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án:
A. Đọc lướt để tìm nội dung chính; đọc để tìm những thông tin quan tâm; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng
B. Đọc để tìm những thông tin quan tâm; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng;đọc lướt để tìm nội dung chính
C. Đọc lướt để tìm nội dung chính; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức; đọc để tìm những thông tin quan tâm
D. Đọc để tìm các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng;đọc lướt để tìm nội dung chính
Câu 8: Tại sao khi soạn giáo án, giáo viên phải dự kiến những khó khăn, tình huống có thể xảy ra?
A. Để lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của trẻ
B. Để có cơ sở cải tiến hình thức và phương pháp dạy học phù hợp
C. Để tránh lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của trẻ với những biểu hiện rất đa dạng
D. Để lựa chọn phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp
Câu 9: Vì sao trong thiết kế 01 giáo án, GV phải thực hiện bước 4 "lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp trẻ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo":
A. Để phát huy tính tích cực tự giác, chủ động của trẻ
B. Để rèn luyện thói quen và khả năng tự học của trẻ
C. Để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho trẻ
D. Để đảm bảo giờ học được tổ chức theo định hướng đổi mới, đảm bảo việc phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, rèn luyện thói quen và khả năng tự học của trẻ cũng như đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho trẻ
Câu 10: Mục tiêu bài học nêu rõ yêu cầu cần đạt của trẻ về kiến thức, kỹ năng, thái độ và được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được:
A. Động từ
B. Danh từ
C. Danh từ Tính từ
D. Giới từ
Câu 11: "Hướng dẫn trẻ chuẩn bị bài học" nằm ở phần nào trong cấu trúc tổng thể của 01 giáo án?
A. Phần 1. Mục tiêu bài học
B. Phần 2. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học
C. Phần 3. Tiến hành hoạt động học tập
D. Phần 4. Đánh giá tổ chức hoạt động học
Câu 12: Trong phần 3 "Tổ chức các hoạt động dạy học", GV cần trình bày (những) nội dung gì?
A. Chỉ rõ tên, cách tiến hành, thời lượng để thực hiện hoạt động
B. Trình bày cách hướng dẫn trẻ khắc sâu kiến thức đã học, tổ chức khám phá nội dung kiến thức mới
C. Trình bày cách tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập để giúp trẻ củng cố kiến thức
D. Trình bày rõ cách thức triển khai và đánh giá các hoạt động dạy - học cụ thể
Câu 13: Khi hướng dẫn các hoạt động tiếp nối, GV cần: Xác định những việc trẻ cần phải ……….. sau giờ học để ghi nhớ, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới:
A. Chuẩn bị
B. Củng cố
C. Tiếp tục thực hiện
D. Ôn tập
Câu 14: Một giờ học được thực hiện theo các bước cơ bản: Ổn định tổ chức, tổ chức dạy và học bài mới, …….., kết thúc hoạt động:
A. Luyện tập
B. Thực hành
C. Tổ chức chơi
D. Hoạt động chuyển tiếp
Câu 15: Trong các bước thực hiện giờ dạy học, hoạt động nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng vừa tiếp thu, trải nghiệm của trẻ thông qua việc sử dụng trò chơi, đặt câu hỏi, nhận định… có tính chất tổng kết các nội dung cốt lõi của hoạt động được gọi tên là hoạt động gì?
A. Củng cố
B. Kết thúc
C. Ổn định
D. Ôn tập
Câu 16: Dấu hiệu nào không phải là biểu hiện của tính tích cực nhận thức trong học tập:
A. Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viê
B. Chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới.
C. Thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra
D. Không tập trung chú ý vào vấn đề đang học.
Câu 17: Lựa chọn thứ tự đúng các cấp độ thể hiện tính tích cực nhận thức:
A. Tìm tòi; Sáng tạo; Bắt chước
B. Tìm tòi; Bắt chước; Sáng tạo
C. Bắt chước; Tìm tòi; Sáng tạo
D. Bắt chước; Sáng tạo; Tìm tòi
Câu 18: Học tích cực trong GDMN gồm 05 thành phần: - Các vật liệu được sử dụng theo nhiều cách - Trẻ tìm hiểu, thao tác, kết hợp, làm biến đổi các vật liệu một cách tự do - Trẻ ......................... những gì trẻ muốn làm. - Trẻ mô tả những gì trẻ đang làm bằng chính ngôn ngữ của trẻ (ngôn ngữ). - Người lớn khuyến khích trẻ nêu vấn đề, giải quyết các tình huống:
A. Được định hướng
B. Tự lựa chọn
C. Được khuyến khích
D. Được thực hiện
Câu 19: Từ "Tích cực" trong PPDH được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với …………..
A. Tiêu cực
B. Năng động
C. Thụ động
D. Linh hoạt
Câu 20: PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa; tích cực hóa hoạt động nhận thức của ……………
A. Giáo viên
B. Người học
C. Giáo viên và người học
D. Quá trình dạy và học
Câu 21: PPDH tích cực………... vai trò của GV trong quá trình dạy học:
A. Nhấn mạnh
B. Đề cao
C. Coi nhẹ
D. Không làm giảm sút
Câu 22: Trong giáo dục mầm non, phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa là…... các phương pháp truyền thống, mà là ……...các phương pháp dạy học truyền thống:
A. Gạt bỏ/ sử dụng hợp lý và có hiệu quả
B. Nhấn mạnh/ tích hợp
C. Coi nhẹ/ kết hợp
D. Kế thừa/bỏ qua
Câu 23: Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non được hiểu như thế nào?
A. Là một phương pháp hoàn toàn mới
B. Là sự kế thừa và phát huy tối đa những ưu điểm và khả năng có sẵn của các phương pháp truyền thống
C. Là sự kế thừa và phát huy tối đa những ưu điểm và khả năng có sẵn của các phương pháp truyền thống, đồng thời phối hợp các phương pháp đó trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ một cách hợp lý, nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ
D. Là sự phối hợp các phương pháp truyền thống trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ một cách hợp lý
Câu 24: Tính chất nào không phải là bản chất của PPDH tích cực?
A. Trẻ học chính qua chơi, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm với sự tham gia của các giác quan
B. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động, nhằm phát huy hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và mặt mạnh của mỗi trẻ
C. Giáo viên xác định chủ đề, lên kế hoạch lồng ghép các hoạt động cho trẻ tự trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá, nhận thức phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ
D. Trẻ được chọn góc chơi, thảo luận với bạn, được vẽ, nặn, xây dựng hoặc cắt, dán làm ra sản phẩm do chúng sáng tạo chứ không phải do giáo viên làm hộ
Câu 25: Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, khi áp dụng PPDH tích cực trong GDMN, GV không nên thực hiện nội dung nào?
A. Phối hợp hợp lý các phương pháp khi tổ chức các hoạt động của trẻ
B. Phối hợp hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm
C. Chỉ sử dụng đánh giá thường xuyên của cô giáo
D. Áp dụng PPDH tích cực trong GDMN cần thiết có các điều kiện thực hiện hợp lý
Câu 26: Khi trình bày đồ dùng trực quan, GV phải làm mẫu và giải thích ngắn gọn, hợp lý; kết hợp với hệ thống câu hỏi với lời chỉ dẫn có định hướng cụ thể:
A. Làm mẫu và giải thích ngắn gọn, hợp lý
B. Lựa chọn số lượng phù hợp
C. Đưa ra hệ thống câu hỏi với lời chỉ dẫn có định hướng cụ thể.
D. Làm mẫu và giải thích ngắn gọn, hợp lý; kết hợp với hệ thống câu hỏi với lời chỉ dẫn có định hướng cụ thể
Câu 27: Phương pháp giúp cho trẻ trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó là phương pháp gì?
A. Phương pháp động não
B. Phương pháp luyện tập
C. Phương pháp khám phá
D. Phương pháp thử nghiệm
Câu 29: Nội dung dạy trẻ hoạt động nhóm:
A. Dạy trẻ: biết nói lên suy nghĩ của mình, cách thức giải quyết vấn đề, biết cách phân nhóm
B. Dạy trẻ: biết cùng chơi với bạn; biết thống nhất với bạn, không giành việc với bạn.
C. Dạy trẻ: biết phát biểu ý kiến, biết không được bác bỏ ý kiến của bạn, biết phân công công việc, biết cùng làm việc với nhau
D. Dạy trẻ: biết phát biểu ý kiến của mình; biết tôn trọng ý kiến của bạn; biết phân chia công việc, biết hợp tác với bạn; biết cách diễn đạt ý tưởng của cả nhóm
Câu 30: Phương pháp dạy học khám phá: Trong dạy học khám phá trẻ đóng vai trò là người ……. còn giáo viên đóng vai trò là …….. cho trẻ hoạt động:
A. Chủ động / trọng tài
B. Điều khiển / người khuyến khích
C. Phát hiện / chuyên gia tổ chức
D. Khởi xướng / người hướng dẫn
Chủ đề: Trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận