Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23 (có đáp án): Cơ cấu dân số

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23 (có đáp án): Cơ cấu dân số

  • 30/11/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 215 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23 (có đáp án): Cơ cấu dân số. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 5: Địa lí dân cư. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

19 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là

A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.

B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.

C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.

D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.

Câu 2:

Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa

A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.

C. Số trẻ em nam so với tổng số dân.

D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.

Câu 3:

Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới

A. Phân bố sản xuất.

B. Tổ chức đời sống xã hội.

C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Câu 4:

Cơ cấu dân số thể hiện được tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia là

 

A. Cơ cấu dân số theo lao động.

B. Cơ cấu dân số theo giới.

C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.

D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 5:

Thông thường, nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi được gọi là nhóm

A. trong độ tuổi lao động.

B. trên độ tuổi lao động.

C. dưới độ tuổi lao động.

D. độ tuổi chưa thể lao động.

Câu 6:

Thông thường, nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) được gọi là nhóm

A. trong độ tuổi lao động.

B. trên độ tuổi lao động.

C. dưới độ tuổi lao động.

D. hết độ tuổi lao động.

Câu 7:

Thông thường, nhóm tuổi từ 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên được gọi là nhóm

A. trong độ tuổi lao động.

B. trên độ tuổi lao động.

C. dưới độ tuổi lao động.

D. không còn khả năng lao động.

Câu 10:

Sự khác biệt giữa tháp mở rộng với tháp thu hẹp là

A. đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.

B. đáy hẹp, đỉnh phình to.

C. đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra.

D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 11:

Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là

A. đáy rộng, đỉnh nhọn, ở giữa thu hẹp.

B. đáy hẹp, đỉnh phình to.

C. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.

D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 12:

Kiểu tháp ổn định (Nhật) có đặc điểm nào sau đây?

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.

B. Đáy hẹp, đỉnh phình to.

C. Ở giữa tháp thu hẹp, phình to ở phía hai đầu.

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 13:

Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là

A. nguồn lao động.

B. lao động đang hoạt động kinh tế.

C. lao động có việc làm.

D. những người có nhu cầu về việc làm.

Câu 14:

Nguồn lao động được phân làm hai nhóm

A. nhóm có việc làm ổn định và nhóm chưa có việc làm.

B. nhóm có việc làm tạm thời và nhóm chưa có việc làm.

C. nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

D. nhóm tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động.

Câu 15:

Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế?

A. Nội trợ.

B. Những người tàn tật.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Câu 16:

Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?

A. Những người đang làm việc trong các nhà máy.

B. Những người nông dân đang làm việc trên ruộng đồng.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Câu 17:

Cho biểu đồ:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA ẤN ĐỘ, BRA – XIN VÀ ANH NĂM 2013 (%)

Dựa vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đay là đúng?

A. Ở Ấn Độ, gần 50% lao động làm việc ở khu vực 2.

B. Ở Anh, có tới gần 80% lao động làm việc ở khu vực 1.

C. Ở Bra – xin, tỉ lệ lao động ở khu vực 2 thấp hơn ở Ấn Độ nhưng cao hơn so với ở Anh.

D. Những nước phát triển có tỉ lệ lao động trong khu vực 1 thấp.

E. Giải thích: Dựa vào biểu đồ, rút ra nhận xét sau:

Câu 19:

Nhìn vào cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ta có thể biết được

A. Pháp là nước phát triển.

B. Mê-hi-cô là nước phát triển.

C. Việt Nam là nước phát triển.

D. Cả ba nước đều là nước phát triển.

Câu 21:

Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa cần dựa vào

A. A. tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế.

B. B. tỉ lệ giới nam so với nữ hoặc so với tổng số dân.

C. C. tỉ lệ người không tham gia hoạt động kinh tế so với số người trong độ tuổi lao động.

D. D. tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên.

Câu 22:

Hiện nay, tỉ lệ người mù chữ tập trung cao nhất ở các khu vực nào sau đây?

A. A. Tây Nam Á, châu Đại Dương.

B. B. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Âu.

C. C. Châu Đại Dương, châu Mỹ Latinh.

D. D. Châu Phi, Nam Á, các nước Ả rập.

Câu 23:

Cho bảng số liệu sau:

Tỉ lệ biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đến trường (từ 25 tuổi trở lên) trên thế giới năm 2000

 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ lệ biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đến trường (từ 25 tuổi trở lên) trên thế giới năm 2000?

A. Các nước phát triển có tỉ lệ người biết chữ rất cao và số năm đi học khá cao.

B. Các nước đang phát triển có tỉ lệ người biết chữ khá cao, số năm đi học còn thấp.

C. Các nước kém phát triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học còn rất thấp.

D. Các nước phát triển có tỉ lệ người biết chữ cao hơn khoảng 2 lần và số năm đi học thấp hơn khoảng 6 lần so với các nước kém phát triển.

Câu 25:

Việt Nam thuộc 5 quốc gia có xu hướng già hóa dân số nhanh nhất thế giới hiện nay không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. A. Chính sách kế hoạch hóa gia đình.

B. B. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao.

C. C. Y tế, chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển.

D. D. Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23 (có đáp án): Cơ cấu dân số
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 19 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Học sinh