Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa Lí 10 Chương 5 (có đáp án): Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa. Tài liệu bao gồm 23 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 5: Địa lí dân cư. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
40 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Tiêu chí nào sau đây được dùng để thể hiện tình hình phân bố dân cư trên một lãnh thổ?
A. A. Tỉ suất sinh.
B. B. Tỉ suất tử.
C. C. Tỉ suất xuất cư.
D. D. Mật độ dân số.
Câu 2: Mật độ dân số ở khu vực thành thị được xác định bằng
A. A. dân số nông thôn/Diện tích nông thôn (người/km2).
B. B. dân số thành thị/Diện tích cả nước (người/km2).
C. C. dân số thành thị/Diện tích thành thị (người/km2).
D. D. tổng số dân cả nước/Tổng diện tích cả nước (người/km2).
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng về mật độ dân số?
A. A. Là đại lượng chính xác về sự phân bố thực tế của dân cư trên một lãnh thổ nào đó.
B. B. Được xác định bằng dân số thành thị/diện tích thành thị.
C. C. Đơn vị tính là triệu người/km2.
D. D. Việc tính toán mật độ dân số trên một lãnh thổ càng nhỏ càng đảm bảo tính chính xác và gần thực tế hơn.
Câu 4: Năm 2006, dân số Việt Nam là 84.156.000 người, diện tích nước ta là 331.212 km2. Mật độ dân số nước ta thời điểm này là
A. A. 245 người/km2.
B. B. 254 người/km2.
C. C. 452 người/km2.
D. D. 524 người/km2.
Câu 5: Năm khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất thế giới?
A. A. Nam Âu, Trung - Nam Á, Trung Phi, Bắc Mỹ, Tây Á.
B. B. Tây Âu, Caribê, Trung - Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.
C. C. Nam Âu, Trung - Nam Á, châu Đại Dương, Trung Phi, Nam Mỹ.
D. D. Tây Âu, Nam Âu, Trung - Nam Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương.
Câu 6: Ba khu vực nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất thế giới?
A. A. Caribê, Tây Phi, Bắc Mỹ.
B. B. Trung Mỹ, Bắc Âu, Đông Á.
C. C. Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Đông Phi.
D. D. Châu Đại Dương, Trung Phi, Bắc Mỹ.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
Diện tích, dân số thế giới và các châu lục, thời kì 1995 – 2005
Để thể hiện sự thay đổi mật độ dân số giữa hai năm 1995 và 2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. A. Tròn.
B. B. Miền.
C. C. Cột.
D. D. Đường.
Câu 8: Vùng nào sau đây của nước ta có mật độ dân số cao nhất cả nước, đạt 1225 người/km2 vào năm 2006?
A. A. Đồng bằng sông Hồng.
B. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. C. Đông Nam Bộ.
D. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9: Vùng nào sau đây của nước ta có mật độ dân số thấp nhất cả nước, đạt 69 người/km2 vào năm 2006?
A. A. Tây Bắc.
B. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. C. Tây Nguyên.
D. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. A. Điều kiện tự nhiên.
B. B. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
C. C. Tính chất của nền kinh tế.
D. D. Trình độ lực lượng sản xuất.
Câu 11: Châu lục nào sau đây chiếm tỉ trọng dân số cao nhất thế giới?
A. A. Châu Á.
B. B. Châu Phi.
C. C. Châu Mỹ.
D. D. Châu Âu.
Câu 12: Thời kì 1650 - 2005, các châu lục nào sau đây có tỉ trọng dân cư tăng lên?
A. A. Châu Á, châu Âu, châu Phi.
B. B. Châu Á, châu Mỹ, châu Âu.
C. C. Châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương.
D. D. Châu Đại Dương, châu Mỹ, châu Á.
Câu 13: Thời kì 1650 - 2005, các châu lục nào sau đây có tỉ trọng dân cư giảm xuống?
A. A. Châu Á, châu Mỹ.
B. B. Châu Á, châu Âu.
C. C. Châu Phi, châu Âu.
D. D. Châu Đại Dương, châu Mỹ.
Câu 14: Châu Á có số dân đông nhất trên thế giới không phải do nguyên nhân nào sau đây?
A. A. Tốc độ gia tăng tự nhiên cao.
B. B. Ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.
C. C. Là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
D. D. Kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ.
Câu 15: Tổng số dân ở châu Mỹ tăng lên đáng kể do nguyên nhân nào sau đây?
A. A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. C. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
D. D. Dân nhập cư từ châu Âu, châu Phi.
Câu 16: Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phân bố dân cư?
A. A. Chuyển cư, tính chất nền kinh tế.
B. B. Lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư.
C. C. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
D. D. Trình độ của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.
Câu 17: Ở các nước đang phát triển, dân cư có xu hướng tập trung ở các thành phố lớn không phải do nguyên nhân nào sau đây?
A. A. Công nghiệp hóa, đô thị hóa.
B. B. Tập trung phần lớn tài nguyên thiên nhiên.
C. C. Các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa phát triển cao.
D. D. Mức sống dân cư cao, cơ hội tìm kiếm việc làm cao.
Câu 18: Ba thành phố nào sau đây của nước ta có quy mô dân số trên 1 triệu người?
A. A. Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng.
B. B. Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ.
C. C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
D. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
Câu 19: Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây có tỉ lệ dân thành thị đạt 100%?
A. A. Thái Lan.
B. B. Philíppin.
C. C. Singapo.
D. D. Inđônêxia.
Câu 20: Thời kì 2000 - 2005, dân thành thị nước ta có tỉ lệ nào sau đây?
A. A. < 25%.
B. B. 25 - 50%.
C. C. 51 - 70%.
D. D. > 70%.
Câu 21: Vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị thấp nhất nhưng lại có số dân đô thị cao nhất cả nước?
A. A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. B. Bắc Trung Bộ.
C. C. Tây Nguyên.
D. D. Đông Nam Bộ.
Câu 22: Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kì 1900 – 2005 (Đơn vị: %)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kì 1900 – 2005?
A. A. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.
B. B. Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng giảm.
C. C. Dân nông thôn luôn chiếm tỉ trọng cao hơn dân thành thị.
D. D. Năm 2005, dân nông thôn cao hơn dân thành thị gấp 2 lần.
Câu 23: Quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển có đặc trưng nào sau đây?
A. A. Trình độ đô thị hóa cao.
B. B. Tỉ lệ dân thành thị khoảng 40%.
C. C. Diễn ra muộn, tốc độ nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa.
D. D. Nhịp gia tăng dân số đô thị ngày càng tăng nhanh.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận