Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 11

Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 11

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 428 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm bộ môn Logic học có đáp án - Phần 11. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

3 Lần thi

Câu 1: Trong các khái niệm sau khái niệm nào có nội hàm ít dấu hiệu nhất:

A. Người kinh doanh hàng nhập khẩu

B. Người tiếp thị

C. Giám đốc doanh nghiệp

D. Nhà kinh doanh

Câu 2: Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào: Nhà kinh doanh là những ngươì quan tâm đến lợi nhuận:

A. Định nghĩa không được luẩn quẩn

B. Định nghĩa phải cân đối

C. Định nghĩa không được phủ định

D. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn

Câu 3: Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào: Hàng xuất khẩu là hàng được mang xuất khẩu ra nước ngoài:

A. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn

B. Định nghĩa không được luẩn quẩn

C. Định nghĩa không được phủ định

D.  Định nghĩa phải cân đối

Câu 4: Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào: Hàng nhập khẩu không phải là hàng xuất khẩu:

A. Định nghĩa phải cân đối

B. Định nghĩa không được phủ định

C. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn

D. Định nghĩa không được luẩn quẩn

Câu 5: Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào: Danh tiếng là loài thảo mộc được tưới bằng huyền thoại:

A. Định nghĩa không được phủ định

B. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn

C. Định nghĩa phải cân đối

D. Định nghĩa không được luẩn quẩn

Câu 6: Phép phân chia khái niệm sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào: Hàng hoá gồm hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu, hàng tiêu dùng:

A. Phân chia phải cân đối

B. Phân chia phải cùng một cơ sở

C. Các khái niệm thành phần phải loại trừ nhau

D. Phân chia phải liên tục

Câu 7: Phép phân chia khái niệm sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào: Khái niệm Thị trường hàng hoá được phân thành Thị trường hàng thực phẩm, Thị trường hàng dược phẩm và Thị trường thuốc:

A.  Phân chia phải cùng một cơ sở

B. Phân chia phải liên tục

C. Phân chia phải cân đối

D. Các khái niệm thành phần phải loại trừ nhau

Câu 16: Hãy xác định trường hợp tính chu diên của S và P cùng đúng trong các phán đoán sau:

A. Vải tơ tằm Việt nam là loại vải đẹp. (S+……………………P+)

B. Các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả không bị phá sản. (S+……………….P-)

C. Một số hàng việt nam không phải là hàng xuất khẩu. (S- ………………….P+)

D.  Phần lớn gạo trên thị trường Việt nam là gạo nội địa. (S-…………………P+)

Câu 17: Một chủ cửa hàng xe máy nói: “Tháng trước cửa hàng tôi bán xe máy rất chạy (đắt hàng). Bây giờ cửa hàng tôi bán xe máy ế ẩm quá !” Hỏi: Lời chủ cửa hàng xe máy có vi phạm quy luật không mâu thuẫn lôgic không? Chọn đáp án đúng:

A. Không, vì khẳng định và phủ định về cùng một dấu hiệu của một đối tượng ở hai thời gian khác nhau.

B. Không, vì khẳng định dấu hiệu này và phủ định dấu hiệu khác của một đối tượng trong cùng một thời gian.

C. Có, vì khẳng định và phủ định về cùng một dấu hiệu của hai đối tượng khác nhau trong cùng một thời gian.

D. Có, vì khẳng định và phủ định về cùng một dấu hiệu của một đối tượng trong cùng một thời gian.

Câu 20: Trong các nhận định sau, nhận định nào vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn lôgic?

A. Doanh nghiệp A tháng 1 kinh doanh có lãi nhưng tháng 2 kinh doanh lại thua lỗ

B. Mọi loại xà phòng đều làm khô da bạn, riêng chỉ có xà phòng Lux không làm da bị khô

C. Năm nay ở Hà nội giá vàng ổn định, chỉ có giá thực phẩm là tăng nhẹ

D. Tháng 8 ở Hà nội nhiều mặt hàng không tăng giá, chỉ có giá gạo là tăng giá chút ít

Câu 21: Trong các nhận định sau, nhận định nào vi phạm quy luật lý do đầy đủ:

A. Nếu gà gáy thì trời sáng

B. Các loài vật không có ăn thì chết

C. Nếu tức nước thì vỡ bờ

D. Nếu tổng các chữ số của một số tự nhiên chia hết cho 3 thi số ấy chia hết cho 3

Câu 22: Nhận định sau đây vi phạm quy luật lôgíc nào? Hàng hoá nào chả có giá trị sử dụng, tuy nhiên không phải hàng hoá nào cũng có giá trị sử dụng tốt:

A. Quy luật lý do đầy đủ

B. Quy luật đồng nhất

C. Quy luật cấm mâu thuẫn

D. Không vi phạm quy luật lôgíc nào cả

Câu 23: Nhận định sau đây vi phạm quy luật lôgíc nào? Doanh nghiệp A không kinh doanh có hiệu quả vì lương của công nhân trong doanh nghiệp này rất thấp:

A. Quy luật đồng nhất

B. Quy luật cấm mâu thuẫn

C. Quy luật loại trừ cái thứ ba

D. Quy luật lý do đầy đủ

Câu 24: Lập luận sau đây vi phạm quy luật lôgic nào: “Bởi tất cả hàng hoá đều có giá trị sử dụng, nên có thể khẳng định rằng: mọi vật có giá trị sử dụng thì chắc chắn là hàng hoá”:

A. Vi phạm quy luật loại trừ cái thứ ba

B. Vi phạm quy luật lý do đầy đủ

C. Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn

D. Vi phạm quy luật đồng nhất

Câu 25: Lập luận sau đây vi phạm quy luật lôgic nào: “Vì nước rất cần cho sự sống, nên dễ hiểu vì sao chủ nghĩa yêu nước đã trở thành một đặc trưng văn hoá - truyền thống của dân tộc ta”:

A. Vi phạm quy luật lý do đầy đủ

B. Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn

C. Vi phạm quy luật loại trừ cái thứ ba

D. Vi phạm quy luật đồng nhất

Câu 30: Hãy xác định trường hợp tính chu diên của lớp S và P cùng đúng trong các phán đoán sau:

A. Có những loại hàng hoá là hàng thực phẩm. S-.................P-

B. Có những loại hàng hoá không là hàng thực phẩm. S-.................P-

C. Sinh viên là người có tri thức. S+................P+

D. Không một sinh viên nào không học Triết học. S-.................P+

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 3 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên