Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Long An

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Long An

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 108 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Long An. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

05/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở

A. đại Tân sinh.

B. đại Trung sinh.

C. đại Cổ sinh. 

D. đại Nguyên sinh.

Câu 2:

Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.

B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.

C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.

D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

Câu 4:

Để phân biệt 2 quần thể giao phối đã phân hoá trở thành 2 loài khác nhau hay chưa, sử dụng tiêu chuẩn nào dưới đây là chính xác nhất?

A. Tiêu chuẩn cách li sinh thái.

B. Tiêu chuẩn cách li địa lí.

C. Các đặc điểm hình thái.

D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.

Câu 5:

Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hoá?

A. Giao phối không ngẫu nhiên.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Giao phối ngẫu nhiên. 

D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 7:

Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.

B. Có thể phát hiện ra bệnh phêninketo niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

C. Bệnh phêninketo niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.

D. Bệnh phêninketo niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

Câu 10:

Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này

A. có kiểu gen giống nhau.

B. có kiều hình giống hệt nhau cho dù được nuôi trong các môi trường khác nhau.

C. khi lớn lên có thể giao phối với nhau sinh ra đời con.

D. không thể sinh sản hữu tính.

Câu 13:

Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò

A. tháo xoắn phân tử ADN.

B. nối các đoạn Okazaki với nhau.

C. tách hai mạch đơn của phân tử ADN. 

D. Tổng hợp và kéo dài mạch mới.

Câu 14:

Phương pháp tạo giống nào sau đây thường áp dụng cho cả vật nuôi và cây trồng

A. Dung hợp tế bào trần.

B. Cấy truyền phôi.

C. Dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. 

D. Gây đột biến.

Câu 17:

Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng

A. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B. tăng tỉ lệ thể dị hợp và giảm tỉ lệ thể đồng hợp.

C. duy trì tỉ lệ hầu hết số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.

D. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.

Câu 21:

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

B. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

D. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 22:

Quần thể ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
 

A. 0,49AA : 0,50Aa : 0,01aa.

B. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa.

C. 0,36AA : 0,16Aa : 0,48aa. 

D. 0,25AA : 0,59Aa : 0,16aa.

Câu 24:

Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây:

A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

D. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 29:

Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho P dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 có 4% số cá thể đồng hợp lặn về 2 cặp gen. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu ở cả hai giới đều có hoán vị gen thì tần số hoán vị là như nhau. Cho 1 cây P lai phân tích, thu được Fa. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở Fa, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội có thể chiếm tỉ lệ 20%.

B. Ở Fa, loại kiểu hình lặn về 2 tính trạng có thể chiếm tỉ lệ 50%.

C. Ở Fa, tổng cá thể mang kiểu hình có 1 tính trạng trội có thể chiếm tỉ lệ 84%.

D. Nếu 2 cây P có kiểu gen khác nhau thì chứng tỏ tần số hoán vị gen là 20%.

Câu 38:

Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3 và alen A4; alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3 và alen A4; Alen A3 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% con cánh đen; 20% con cánh xám; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Ở trong quần thể này, số cá thể cánh xám thuần chủng nhiều hơn số cá thể cánh vàng thuần chủng.
(2). Nếu chỉ có các cá thể cánh đen giao phối ngẫu nhiên, các cá thể còn lại không sinh sản thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/64.
(3). Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh trắng, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời còn có số cá thể cánh đen thuần chủng chiếm tỉ lệ là 25/144.
(4). Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 0,1%.

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Long An
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh