Câu hỏi:

Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen quy định hai cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho P dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1 có 4% số cá thể đồng hợp lặn về 2 cặp gen. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu ở cả hai giới đều có hoán vị gen thì tần số hoán vị là như nhau. Cho 1 cây P lai phân tích, thu được Fa. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

105 Lượt xem
05/11/2021
3.8 6 Đánh giá

A. Ở Fa, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội có thể chiếm tỉ lệ 20%.

B. Ở Fa, loại kiểu hình lặn về 2 tính trạng có thể chiếm tỉ lệ 50%.

C. Ở Fa, tổng cá thể mang kiểu hình có 1 tính trạng trội có thể chiếm tỉ lệ 84%.

D. Nếu 2 cây P có kiểu gen khác nhau thì chứng tỏ tần số hoán vị gen là 20%.

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1:

Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này

A. có kiểu gen giống nhau.

B. có kiều hình giống hệt nhau cho dù được nuôi trong các môi trường khác nhau.

C. khi lớn lên có thể giao phối với nhau sinh ra đời con.

D. không thể sinh sản hữu tính.

Xem đáp án

05/11/2021 0 Lượt xem

Câu 6:

Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3 và alen A4; alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3 và alen A4; Alen A3 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% con cánh đen; 20% con cánh xám; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Ở trong quần thể này, số cá thể cánh xám thuần chủng nhiều hơn số cá thể cánh vàng thuần chủng.
(2). Nếu chỉ có các cá thể cánh đen giao phối ngẫu nhiên, các cá thể còn lại không sinh sản thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/64.
(3). Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh trắng, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời còn có số cá thể cánh đen thuần chủng chiếm tỉ lệ là 25/144.
(4). Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 0,1%.

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Xem đáp án

05/11/2021 0 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Long An
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh