Câu hỏi:
Tính trạng màu mắt ở cá kiếm do 1 gen có 2 alen quy định. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả ở bảng sau:
Thế hệ | Phép lai thuận | Phép lai nghịch |
P | ♀Cá mắt đen x ♂Cá mắt đỏ | ♀Cá mắt đỏ x ♂Cá mắt đen |
F1 | 100% cá♀,♂mắt đen | 100% cá♀,♂mắt đen |
F2 | 75% cá♀♂, mắt đen : 25% cá ♀♂,mắt đỏ | 75% cá ♀♂,mắt đen: 25% cá ♀♂,mắt đỏ |
Trong các kết luận sau đây mà nhóm học sinh rút ra từ kết quả thí nghiệm trên, kết luận nào sai?
A. Alen quy định mắt đen trội hoàn toàn so với alen quy định mắt đỏ.
B. Gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường.
C. Trong tổng số cá mắt đen ở F2, có 50% số cá có kiểu gen dị hợp.
D. F2 có tỉ lệ kiểu gen là 1 : 2 : 1.
Câu 1: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.
C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
A. 9/256.
B. 27/128.
C. 9/64.
D. 9/128.
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Ở cây hoa cẩm tú cầu, mặc dù có cùng kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào
A. nhiệt độ môi trường.
B. hàm lượng phân bón.
C. cường độ ánh sáng.
D. độ pH của đất.
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây:
A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
D. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Phương pháp tạo giống nào sau đây thường áp dụng cho cả vật nuôi và cây trồng
A. Dung hợp tế bào trần.
B. Cấy truyền phôi.
C. Dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
D. Gây đột biến.
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, crômatit có đường kính
A. 30 nm.
B. 11 mm.
C. 700 nm.
D. 300 nm.
05/11/2021 0 Lượt xem

- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.2K
- 150
- 40
-
23 người đang thi
- 976
- 40
- 40
-
15 người đang thi
- 772
- 22
- 40
-
65 người đang thi
- 687
- 5
- 40
-
77 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận