Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 116 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.1 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

05/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Nước ảnh hưởng đến quang hợp

A. Là nguyên liệu quang hợp

B. Điều tiết khí khổng

C. Ảnh hưởng đến quang phổ

D. Cả A và B

Câu 4:

Thành tựu nào sau đây là của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. Tạo giống dâu tằm tam bội

B. Tạo giống cừu sản xuất protein người.

C. Tạo cừu Đolly.

D. Tạo giống lợn có ưu thế lai cao

Câu 6:

Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Cỏ ven bờ hồ.

B. Cá rô đồng và cá săn sắt trong hồ.

C. Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ.

D. Cây trong vườn.

Câu 7:

Kỉ nào sau đây không thuộc đại cổ sinh:

A. Xilua. 

B. Đêvôn.

C. Than đá.

D. Jura.

Câu 8:

Mối quan hệ giữa gen và các tính trạng được biểu diễn qua sơ đồ:

A. Gen (ADN) → mARN → Protein → Polipeptit → Tính trạng.

B. Gen (ADN) → tARN → Polipeptit → Protein → Tính trạng.

C. Gen (ADN) → rARN → Polipeptit → Protein → Tính trạng.

D. Gen (ADN) → mARN → Polipeptit → Protein → Tính trạng.

Câu 9:

Tần số hoán vị gen được xác đinh bằng

A. Tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.

B. Tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P.

C. Tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P.

D. Tổng tỉ lệ 2 giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị.

Câu 10:

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

B. Mạch pôlinuclêôtit được kéo dài theo chiều 5’ - 3’.

C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình nhân đôi.

D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Câu 11:

Đặc điểm nào không đúng với di truyền qua tế bào chất là?

A. Các tính trạng do gen của nằm trong tế bào chất của quy định.

B. Tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ có vai trò chủ yếu trong di truyền.

C. Vai trò của tế bào sinh dục đực và cái ngang nhau.

D. Các tính trạng di truyền không tuân theo quy luật nhiễn sắc thể

Câu 12:

Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là:
 

A. sự mềm dẻo kiểu hình.

B. sự thích nghi của sinh vật

C. sự mềm dẻo kiểu gen.

D. sự thích nghi kiểu gen.

Câu 14:

Ban ngày tảo ở biển được chiếu sáng, sinh sản tăng dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể tăng. Nhưng khi về đêm số lượng cá thể lại giảm xuống. Ví dụ trên đề cập đến hiện tượng.

A. Nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm.

B. Biến động số lượng theo chu kì mùa.

C. Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.

D. Thường biến.

Câu 15:

Một NST ban đầu có trình tự gen là: ABCD.EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biến này thường gây ra hậu quả gì?

A. Gây chết hoặc giảm sức sống.

B. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng.

C. Làm phát sinh nhiều nòi trong một loài.

D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể mang đột biến.

Câu 16:

Ý nào sau đây để giải thích cho hiện tượng ưu thế lai cao.
 

A. Giả thuyết siêu trội. 

B. Hiện tượng phân ly.

C. Hiện tượng phân ly độc lập.

D. Liên kết gen.

Câu 20:

Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp là:

A. Tăng diện tích lá.

B. Tăng cường độ quang hợp.

C. Tăng hệ số kinh tế

D. Tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế

Câu 21:

Quần xã là:

A. Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian, thời gian nhất định.

B. Tập hợp các cá thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian, thời gian nhất định.

C. Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian, thời gian nhất định, và có khả năng sinh sản.

D. Tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài, cùng sống trong một không gian, thời gian nhất định, và có khả năng sinh sản.

Câu 22:

Năm 1953, S.Milơ thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng tia điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:

A. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên.

B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khi quyển nguyên thuỷ nhờ các nguồn năng lượng sinh học.

C. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.

D. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất.

Câu 24:

Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào?

A. Mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.

B. Mất đoạn đầu mút nhiễm sắc thể.

C. Đảo đoạn giữa nhiễm sắc thể có chứa tâm động.

D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động.

Câu 28:

Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?
(1) Quá trình dịch mã có thể chia thành 2 giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(2) Bộ ba đối mã trên tARN kết hợp với bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc bổ sung từng bộ ba.
(3) Trong nhân tế bào, dưới tác dụng của enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.
(4) Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân, quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
(5) ARN pôlimeraza dịch chuyển trên mạch khuôn ADN theo chiều 3’ – 5’, ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ – 3’.
(6) Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza.
(7) Trước, trong và sau dịch mã hai tiểu phần của ribôxôm liên kết với nhau chặt chẽ hình thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(8) Khởi đầu dịch mã, tiểu phần lớn của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu nằm gần côđon mở đầu 3’ GUA 5’.

(9) Quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa tách khỏi sợi khuôn.
(10) Mỗi lần kết hợp thêm một axit amin vào chuỗi pôlipeptit đang tổng hợp thì ribôxôm lại dịch chuyển đi một côđon trên mARN để tiếp tục nhận thêm tARN mang axit amin đến.

A. 7

B. 5

C. 6

D. 8

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh