Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 20

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 20

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 87 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền - Phần 20. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1: Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì làm:

A. thể dị hợp không thay đổi

B. sức sống của sinh vật có giảm sút

C. xuất hiện các thể đồng hợp

D. xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại

Câu 2: Phép lai nào sau đây là lai gần?

A. Tự thụ phấn ở thực vật

B. Giao phối cận huyết ở động vật

C. Cho lai giữa các cá thể bất kì

D. A và B đúng

Câu 3: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là:

A. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao

B. tạo ra sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng

C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng trong chọn giống

D. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất mới

Câu 4: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?

A. Ung thư máu

B. Đao

C. Claiphentơ

D. Thiếu máu hình liềm

Câu 5: Biến dị di truyền trong chọn giống là:

A. biến dị tổ hợp

B. biến dị đột biến

C. ADN tái tổ hợp

D. cả A, B và C.

Câu 6: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:

A. đột biến gen trội nằm ở NST thường

B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường

C.  đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X

D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y

Câu 7: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:

A. đột biến gen trội nằm ở NST thường

B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường

C.  đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X

D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y

Câu 8: Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do:

A. các đột biến gen

B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

C. tế bào bị đột biến xôma

D. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào

Câu 10: Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là gì?

A. Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư

B. Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể

C. Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư

D. Tất cả các giải pháp nêu trên

Câu 11: Bệnh nào sau đây được xác định bằng phương pháp di truyền học phân tử?

A. Bệnh hồng cầu hình liềm

B. Bệnh bạch tạng

C. Bệnh máu khó đông

D. Bệnh mù màu đỏ-lục

Câu 12: Ở người, ung thư di căn là hiện tượng:

A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể

B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể

C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u

D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào

Câu 14: Người mắc hội chứng Đao tế bào có:

A. NST số 21 bị mất đoạn

B. 3 NST số 21

C. 3 NST số 13

D. 3 NST số 18

Câu 15: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây?

A. Hội chứng Đao

B. Hội chứng Tơcnơ

C. Hội chứng Claiphentơ

D. Bệnh phêninkêtô niệu

Câu 17: Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do:

A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin

B. đột biến nhiễm sắc thể

C. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi B-hêmôglôbin

D. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu

Câu 18: Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới:

A. dễ mẫm cảm với bệnh

B. chỉ mang 1 NST giới tính X

C. chỉ mang 1 NST giới tính Y

D. dễ xảy ra đột biến

Câu 19: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra:

A. tính chất của nước ối

B. tế bào tử cung của ngưới mẹ

C. tế bào phôi bong ra trong nước ối

D. nhóm máu của thai nhi

Câu 22: Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là:

A. bệnh di truyền phân tử

B. bệnh di truyền tế bào

C. bệnh di truyền miễn dịch

D. hội chứng

Câu 23: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?

A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử

B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử

C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử

D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên

Câu 24: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các:

A. đột biến NST

B. đột biến gen

C. biến dị tổ hợp

D. biến dị di truyền

Câu 26: Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp:

A. nghiên cứu tế bào học

B. nghiên cứu di truyền phân tử

C. nghiên cứu phả hệ

D. nghiên cứu di truyền quần thể

Câu 27: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là:

A. liệu pháp gen

B. sửa chữa sai hỏng di truyền

C. phục hồi gen

D. gây hồi biến

Câu 28: Điều nào không đúng trong phương pháp nghiên cứu phả hệ?

A. Phát hiện gen nằm trên NST thường

B. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính X

C. Phát hiện gen nằm trên NST giới tính Y

D. Phát hiện đột biến cấu trúc NST

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên