Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý bán hàng - Phần 2

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý bán hàng - Phần 2

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 758 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý bán hàng - Phần 2. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Quản trị marketing. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

27/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

76 Lần thi

Câu 1: Các tiêu chuẩn đối với Giám đốc bán hàng cần được phổ biến rộng rãi trong lực lượng bán hàng. Điều này sẽ:

A. Tạo được sự chú ý từ các nhân viên

B. Kích thích, động viên cho các nhân viên bán hàng phấn đấu và khi vị trí trống thì doanh nghiệp dễ dàng xác định được các ứng viên

C. Thu hút được nhiều ứng viên từ bên ngoài

D. Tạo điều kiện cho công ty xem xét được khả năng của nhiều ứng viên

Câu 2: Đâu không phải là phẩm chất và khả năng của một Giám Đốc bán hàng:

A. Hoài bão trở thành Giám đốc bán hàng

B. Khả năng giao tiếp, tạo mối quan hệ

C. Làm mọi cách để kinh doanh có lợi

D. Tinh thần tổ chức và kỷ luật trong công việc

Câu 3: Để thành công trong quá trình chuyển tiếp thường được xem là khó khăn nhất, Giám đốc bán hàng mới cần:

A. Trang bị các kỹ năng, năng lực

B. Có thái độ học hỏi: sẵn sàng học hỏi, thay đổi, thích nghi, tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần

C. Có kinh nghiệm bán hàng

D. Có khả năng lãnh đạo

Câu 4: Nhiệm vụ quan trọng của Giám đốc bán hàng với nhân viên bán hàng:

A. Động viên, khuyến khích , tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên bán hàng

B. Chỉ ra khuyết điểm và phải tạo áp lực để nhân viên bán hàng bán được nhiều sản phẩm của công ty

C. Tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên bán hàng

D. Bán được thật nhiều sản phẩm cho công ty tăng doanh số không cần xem trọng quá nhiều đến nhân viên

Câu 5: Giám đốc bán hàng hiệu quả là khi:

A. Làm tăng doanh số và lợi nhuận, xây dựng được đội ngũ chào hàng

B. Làm tăng doanh số và lợi nhuận, xây dựng được đội ngũ chào hàng, lãnh đạo tốt và quản lý đội ngũ chào hàng hiệu quả

C. Lãnh đạo tốt và quản lý đội ngũ chào hàng hiệu quả

D. Làm tăng doanh số, lãnh đạo tốt và quản lý đội ngũ chào hàng hiệu quả

Câu 6: Vấn đề đạo đức của giám đốc bán hàng và công ty:

A. Giám đốc bán hàng đối diện với những áp lực của việc hoàn thành các mục tiêu bán hàng, có thể vi phạm một cách vô tình hay cố ý những quy định của công ty, ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, cổ đông

B. Giám đốc bán hàng vì quyền lợi công ty có thể đưa đến những bất lợi cho một nhân viên bán hàng nào đó

C. Trong nhiều trường hợp, các quyết định của Giám đốc bán hàng có thể dẫn đến các vấn đề đạo đức trong kinh doanh

D. Khác với các vấn đề đạo đức với công ty, nhân viên bán hàng, các vấn đề liên quan đến đối thủ cạnh tranh, khách hàng có thể gần với ranh giới pháp luật

Câu 7: Kiến thức cần thiết của Giám Đốc bán hàng chuyên nghiệp:

A. Kiến thức chuyên môn về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, chiến lược giá cả và chính sách bán hàng thì phải am hiểu những kiến thức về lịch sử, địa lý và văn học

B. Bán hàng, đàm phán thương lượng, lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu, phân tích báo cáo, giám sát, kiểm tra, tuyển dụng, huấn luyện và giao tiếp một cách xuất sắc

C. Có niềm đam mê, vì đây là một vị trí nhiều áp lực và sự đào thải rất cao

D. Giải quyết xung đột, mâu thuẫn, làm việc nhóm nhằm liên kết với các giám đốc của các bộ phận khác cũng như khách hàng và cấp dưới của mình

Câu 8: “Đại diện các phòng ban lập thành một nhóm để thảo luận và lập ra dự báo bán hàng” là phương pháp dự báo:

A. Theo nguyên nhân

B. Kỳ vọng người tiêu dùng

C. Theo thời gian

D. Tham khảo ý kiến của chuyên gia

Câu 9: “Đặt câu hỏi trực tiếp với người tiêu dùng về kế hoạch mua của họ” là phương pháp dự báo:

A. Tham khảo ý kiến của chuyên gia

B. Theo nguyên nhân

C. Kỳ vọng người tiêu dùng

D. Theo thời gian

Câu 10: Hạn ngạch được hiểu là:

A. Là một bản liệt kê các yếu tố chi phí theo chức năng có liên quan đến bán hàng cá nhân ở một vùng lãnh thổ hoặc vùng hoạt động

B. Một phần hoăc tỷ lệ trong tổng số chỉ tiêu bán hàng của công ty được phân bổ cho một khu vực, nhóm bán hàng, một nhân viên bán hàng... phải thực hiện trong một giai đoạn

C. Là khối lượng hàng bán thực sự của một ngành nhất định ở thị trường cụ thể trong một giai đoạn nhất định

D. Là doanh số, khối lượng cao nhất mà công ty có thể đạt được trong một giai đoạn nhất định

Câu 11: Đâu không phải là mục đích của việc đề ra hạn ngạch:

A. Kiểm soát

B. Khuyến khích

C. Huấn luyện

D. Đánh giá

Câu 15: Xây dựng các định mức bán hàng thông thường phảicao hơn dự báo tiêu thụ của doanh nghiệp nhằm kích thích ai nỗ lực tối đa?

A. Nhà quản lý bán hàng

B. Nhân viên bán hàng

C. Nhà quản lý bánhàng và nhân viên bán hàng

D. Nhà kinh doanh và nhân viên

Câu 16: Để đánh giá nhân viên bán hàng, nhà quản lý sẽ làm gì với thành tích bán hàng của các nhân viên bán hàng khác nhau?

A. So sánh, xếp hạng

B. Phân tích, tổng hợp

C. Phân tích, xếp hạng

D. So sánh, tổng hợp

Câu 18: Triết lý của Giai đoạn chú trọng bán hàng:

A. Tập trung vào lòng trung thành của khách hàng. Xây dựng mối quan hệ lâu dài

B. Thỏa mãn càng nhiều nhu cầu khách hàng thì càng bán được hàng

C. Chỉ cần cung cấp đủ số lượng cho khách hàng với mức giá vừa phải

D. Bằng mọi cách bán được càng nhiều hàng càng tốt, kể cả dùng tiểu sảo

Câu 19: Triết lý của Giai đoạn chú trọng khách hàng:

A. Thỏa mãn càng nhiều nhu cầu khách hàng thì càng bán được hàng

B. Tập trung vào lòng trung thành của khách hàng. Xây dựng mối quan hệ lâu dài

C. Chỉ cần cung cấp đủ số lượng cho khách hàng với mức giá vừa phải

D. Bằng mọi cách bán được càng nhiều hàng càng tốt, kể cả dùng tiểu sảo

Câu 20: Triết lý của Giai đoạn chú trọng mối quan hệ:

A. Thỏa mãn càng nhiều nhu cầu khách hàng thì càng bán được hàng

B. Chỉ cần cung cấp đủ số lượng cho khách hàng với mức giá vừa phải

C. Tập trung vào lòng trung thành của khách hàng. Xây dựng mối quan hệ lâu dài

D. Bằng mọi cách bán được càng nhiều hàng càng tốt, kể cả dùng tiểu sảo

Câu 21: Vai trò của người bán hàng trong giai đoạn chú trọng sản phẩm là?

A. Người cung cấp

B. Người thuyết phục

C. Người giải quyết vấn đề

D. Người sáng tạo giá trị

Câu 22: Vai trò của người bán hàng trong giai đoạn chú trọng bán hàng là?

A. Người cung cấp

B. Người thuyết phục

C. Người giải quyết vấn đề

D. Người sáng tạo giá trị

Câu 23: Người sử dụng trong hành vi mua sắm của tổ chức là:

A. Người có quyền hạn trong việc lựa chọn nhà cung cấp

B. Người khởi đầu quá trình mua

C. Người thực tế cử dụng sản phẩm

D. Người có quyền hạn dàn xếp trong hợp đồng

Câu 24: Người khởi xướng trong hành vi mua sắm của tổ chức là:

A. Người có quyền hạn trong việc lựa chọn nhà cung cấp

B. Người khởi đầu quá trình mua

C. Người thực tế sử dụng sản phẩm

D. Người có quyền hạn dàn xếp trong hợp đồng

Câu 25: Người quyết định trong hành vi mua sắm của tổ chức là:

A. Người có quyền hạn trong việc lựa chọn nhà cung cấp

B. Người khởi đầu quá trình mua

C. Người thực tế cử dụng sản phẩm

D. Người có quyền hạn dàn xếp trong hợp đồng

Câu 26: Người mua trong hành vi mua sắm của tổ chức là:

A. Người có quyền hạn trong việc lựa chọn nhà cung cấp

B. Người khởi đầu quá trình mua

C. Người thực tế cử dụng sản phẩm

D. Người có quyền hạn dàn xếp trong hợp đồng

Câu 27: Kỹ năng nào dưới đây thuộc về kỹ năng hỗ trợ cho kỹ năng bán hàng?

A. Kỹ năng trưng bày hàng hóa

B. Kỹ năng xử lý khách hàng khó tính

C. Kỹ năng đàm phán

D. Kỹ năng thiết kế thư chào hàng hiệu quả

Câu 28: Nhân viên bán hàng cần phải am hiểu về đối thủ cạnh tranh để giúp đỡ:

A. Khách hàng mua được sản phẩm tốt

B. Duy trì mối quan hệ đối với khách hàng

C. Nói rõ điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cho khách hàng biết

D. Tìm ra lý lẽ để thuyết phục khách hàng

Câu 29: Nhân viên bán hàng cần phải hiểu rõ doanh nghiệp mình đang phục vụ vì trong lúc bán hàng:

A. Nếu có tình huống khó quyết định thì nhân viên bán hàng biết rõ phải chuyển sự việc cho ai để giải quyết.

B. Nhân viên bán hàng nói cho khách hàng biết trách nhiệm và nhiệm vụ của mình tới đâu để khách hàng hiểu và thông cảm.

C. Nhân viên bán hàng có thêm những thông tin về doanh nghiệp để cung cấp cho khách hàng.

D. Khách hàng luôn xem nhân viên bán hàng là đại diện cho doanh nghiệp, nên nhân viên bán hàng sẽ ý thức rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với khách hàng.

Câu 30: Chọn ra câu đúng trong các câu dưới đây:

A. Việc tìm hiểu rõ doanh nghiệp mình đang phục vụ giúp cho nhân viên bán hàng hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với khách hàng.

B. Việc tìm hiểu rõ doanh nghiệp mình đang phục vụ giúp cho nhân viên bán hàng hiểu rõ vị trí, vai trò của doanh nghiệp trong xã hội.

C. Việc tìm hiểu rõ doanh nghiệp mình đang phục vụ giúp cho nhân viên bán hàng nhận được sự tin tưởng của khách hàng dành cho bản thân.

D. Việc tìm hiểu rõ doanh nghiệp mình đang phục vụ giúp cho nhân viên bán hàng lường trước được các tình huống khó mà khách hàng có thể tạo ra.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý bán hàng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý bán hàng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 76 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên